Bất đồng về quyền đấu thầu các hợp đồng quốc phòng hậu Brexit
Theo tờ Điện Tín, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã khiến các đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tức giận khi Chính phủ Pháp tìm cách ngăn cản các công ty của Anh tham gia đấu thầu các hợp đồng quốc phòng béo bở tại Liên minh châu Âu (EU) sau khi nước Anh rời khỏi EU (còn gọi là Brexit).
Tổng thống Macron đang dẫn đầu nỗ lực ngăn chặn một số nước trong EU, bao gồm Anh và các nước không phải là thành viên NATO, được quyền tham gia đấu thầu một số hợp đồng trong khuôn khổ sáng kiến Hợp tác Cấu trúc Thường trực Quốc phòng (Pesco).Các quan chức quốc phòng Mỹ và các nhà ngoại giao EU đã lên tiếng cảnh báo rằng lập trường cứng rắn của Pháp có nguy cơ gây chia rẽ trong nội bộ các nước thành viên NATO, bất chấp một số ý kiến phản đối từ Brussels cho rằng đây là chương trình quân sự của EU và điều này không ảnh hưởng đến NATO.
Trong thư gửi Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và đối ngoại của EU, Federica Mogherini, các quan chức quốc phòng Mỹ cáo buộc EU cản trở các nước đồng minh NATO không phải là thành viên EU tham gia đấu thầu, cho rằng điều này sẽ hủy hoại mối quan hệ trên tinh thần xây dựng giữa NATO và EU.Mặc dù không thuộc Pesco, nhưng tới thời điểm này, nước Anh vẫn là một thành viên của EU. Người đứng đầu nhóm nghị sĩ bảo thủ tại Nghị viện châu Âu Ashley Fox cho rằng, việc EU muốn đóng cửa không cho các đồng minh lâu đời của NATO tham gia các hợp đồng cung cấp trang thiết bị quốc phòng là điều vô lý.Các công ty quốc phòng Anh có những chuyên gia hàng đầu thế giới và các lực lượng vũ trang của EU sẽ phải tiếp tục làm việc chặt chẽ với nhau theo khuôn khổ NATO thời hậu Brexit. Ông Fox cho rằng, vấn đề này cần được đưa ra thảo luận như một phần trong các đàm phán tương lai về quan hệ Anh-EU thời hậu Brexit.
Tờ Điện Tín cho rằng, Chính phủ Anh rất ủng hộ Pesco vì tổ chức này kết hợp chặt chẽ với các mục tiêu của NATO và luôn sẵn sàng mở cửa cho cả những nước ngoài EU tham gia. Những người ủng hộ Pesco lập luận rằng Pesco là khuôn khổ hợp tác nhằm đáp ứng những yêu cầu tăng chi tiêu quốc phòng từ các nước NATO đồng thời là thành viên EU.Một nhà ngoại giao EU giấu tên nói với tờ Điện Tín rằng, Mỹ lo ngại Pháp và Tây Ban Nha đang cố gắng ngăn cản bất cứ sự tham gia nào từ bên ngoài đến từ các nước Canada, Mỹ, Na Uy, và cả nước Anh hậu Brexit. Điều này có thể ảnh hưởng đến hợp tác của NATO trong khi 25 trong tổng số 34 dự án thuộc khuôn khổ Pesco đều gắn chặt với các mục tiêu của NATO./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
EU đưa ra quan điểm rõ ràng về Brexit
08:02' - 21/05/2019
EU cảnh báo rằng với bất cứ thay đổi chính trị nào ở Anh, các phương án của họ bị giới hạn và không thay đổi - đó là đạt được thỏa thuận, không thỏa thuận hoặc không có Brexit.
-
Kinh tế Thế giới
EU thông qua cơ chế trừng phạt những đối tượng tấn công mạng
20:35' - 17/05/2019
Tuyên bố của Hội đồng châu Âu có đoạn: "Hội đồng đã thiết lập một khuôn khổ cho phép EU áp đặt các biện pháp hạn chế mục tiêu để ngăn chặn và đáp trả các cuộc tấn công mạng".
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Đức sẽ không tham gia vào công việc EU sau khi hết nhiệm kỳ
10:36' - 17/05/2019
Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ không đảm nhiệm bất kỳ chức vụ cấp cao nào tại EU sau khi nhiệm kỳ thủ tướng Đức lần thứ 4 liên tiếp và cũng là cuối cùng của bà, kết thúc vào năm 2021.
-
Tài chính
Eurozone thất bại trong giải quyết bất đồng về ngân sách
08:21' - 17/05/2019
Ngày 16/5, nhóm Bộ trưởng Tài chính các nước sử dụng đồng Euro (Eurogroup) đã thất bại trong việc giải quyết bất đồng về ngân sách tương lai cho 19 quốc gia sử dụng đồng Euro.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.