EU muốn giảm 15% lượng tiêu thụ khí đốt từ đầu tháng 8
Các nguồn tin ngoại giao ngày 19/7 cho hay, Liên minh châu Âu (EU) sẽ đề xuất cắt giảm 15% lượng sử dụng khí đốt tự nhiên của các quốc gia thành viên bắt đầu từ tháng tới do lo ngại Nga có thể ngừng cung cấp nhiên liệu cho khối này.
Mục tiêu trên sẽ được đưa vào một quy định đi kèm với kế hoạch cắt giảm nhu cầu. Ủy ban châu Âu dự kiến sẽ công bố kế hoạch có tên "Tiết kiệm khí đốt cho một mùa Đông an toàn" này vào thứ Tư (20/7 theo giờ địa phương) để đối phó với khả năng Nga hoàn toàn cắt nguồn cung cho khối. Dự kiến, Ủy ban sẽ đề xuất các bước bao gồm cắt giảm hoạt động sưởi ấm và làm mát, bên cạnh các biện pháp khác dựa trên diễn biến thị trường. Theo ba nhà ngoại giao EU không công khai danh tính, kế hoạch cũng sẽ bao gồm một điều kiện kích hoạt bắt buộc nếu tình hình xấu đi và các biện pháp tự nguyện không đủ mạnh. Dự thảo sẽ cấp cho Ủy ban quyền tuyên bố cảnh báo toàn khối khi có nguy cơ đáng kể về sự thiếu hụt nguồn cung trầm trọng, hoặc nhu cầu tăng đột biến. Kế hoạch dự thảo này vẫn sẽ cần sự chấp thuận của các quốc gia thành viên. Nhiều khả năng Ủy ban sẽ tìm kiếm sự đồng thuận của khối ngay trong tuần tới, tại cuộc họp khẩn cấp của các Bộ trưởng Năng lượng. Các nhà ngoại giao cho biết nhiều nước đã phản đối việc cắt giảm bắt buộc nhu cầu tiêu thụ khí đốt, cho rằng chính phủ các quốc gia đã có kế hoạch khẩn cấp và sẽ giảm nhu cầu bất kể EU có bắt buộc họ hay không. Thách thức lớn nhất của EU trong mùa Đông này là đảm bảo cung cấp đủ khí đốt cho các lò đốt nhiên liệu và máy phát điện. Theo ước tính sơ bộ của hãng tin Bloomberg, khoảng 1,5% trong Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sẽ gặp rủi ro trong trường hợp xảy ra mùa Đông khắc nghiệt. Ủy viên phụ trách vấn đề ngân sách Johannes Hahn cho biết Ủy ban đang làm việc với giả định rằng Nga sẽ không nối lại hoàn toàn nguồn cung khí đốt được vận chuyển qua hệ thống đường ống Nord Stream 1. Đường ống này đã bị đóng cửa từ đầu tháng Bảy để sửa chữa. Nhưng kể từ trước khi giai đoạn tạm đóng, công suất qua Nord Stream 1 chỉ tương đương khoảng 40% công suất trước đó. Việc nguồn cung khí đốt từ Nga giảm sút đã ảnh hưởng đến 12 quốc gia thành viên EU, khiến Đức phải nâng cảnh báo rủi ro khí đốt lên mức cao thứ hai vào tháng trước. Theo tài liệu, tổng dòng chảy khí đốt từ Nga trong tháng 6/2022 thấp hơn 30% so với mức trung bình cùng kỳ trong giai đoạn từ 2016 - 2021./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nga nối lại hoạt động xuất khẩu khí đốt vào ngày 21/7
07:50' - 20/07/2022
Hai nguồn thạo tin ngày 19/7 cho biết dòng khí đốt Nga cung cấp qua tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 sẽ được nối lại đúng lịch trình vào ngày 21/7.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF: Cấm vận khí đốt Nga sẽ dân tới suy thoái nghiêm trọng ở châu Âu
20:23' - 19/07/2022
Ngày 19/7, IMF cảnh báo lệnh cấm vận khí đốt Nga sẽ dẫn đến tình trạng suy thoái nghiêm trọng ở Đông Âu và Italy nếu các nước trên thế giới tích trữ nguồn cung khan hiếm của riêng mình.
-
Thị trường
EU tăng gấp đôi lượng khí đốt nhập khẩu từ Azerbaijan
08:07' - 19/07/2022
Liên minh châu Âu (EU) và Azerbaijan ngày 18/7 đã ký thỏa thuận tăng gấp đôi lượng khí đốt nhập khẩu từ quốc gia giàu năng lượng khu vực Caspi vào châu Âu.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Nhân rộng các mô hình chuỗi cung ứng nông, lâm, thủy sản an toàn
14:30'
Việc áp dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ bền vững và đẩy mạnh quảng bá thương hiệu là những yếu tố then chốt để đưa nông sản Khánh Hòa vươn xa
-
Thị trường
Giá dầu thế giới tăng vọt
08:34'
Thị trường năng lượng chứng kiến tuần tăng điểm ấn tượng khi tất cả các mặt hàng đều khởi sắc, trong đó dầu thô là điểm nhấn chính với mức tăng 6%,.
-
Thị trường
TH true JUICE milk MISTORI - lựa chọn yêu thích của bé
10:09' - 24/11/2024
Với hương vị thơm ngon, cung cấp năng lượng từ thiên nhiên, TH true JUICE milk MISTORI giúp mẹ an tâm hơn khi để bé tự lựa chọn thức uống theo sở thích.
-
Thị trường
Nông sản Việt nhiều cơ hội thâm nhập thị trường Halal
09:06' - 24/11/2024
Thị trường các quốc gia Hồi giáo (Halal) hiện đang là thị trường tiềm năng của các ngành hàng xuất khẩu, đặc biệt là các ngành hàng thực phẩm và nông nghiệp.
-
Thị trường
Lo ngại nguy cơ căng thẳng nguồn cung, giá dầu thô tăng mạnh
09:00' - 22/11/2024
Toàn bộ 5 mặt hàng nhóm năng lượng đồng loạt tăng giá trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị thêm nhiều diễn biến phức tạp.
-
Thị trường
Giá cà phê tăng nhờ lo ngại nguồn cung
08:44' - 22/11/2024
Hai mặt hàng cà phê vẫn ghi nhận diễn biến tích cực khi mở cửa với mức gapup, phản ánh những lo ngại về nguồn cung tại các thị trường xuất khẩu chính.
-
Thị trường
250 gian hàng tại Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024
22:16' - 21/11/2024
Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam năm nay diễn ra từ ngày 20 đến 24/11, với quy mô 250 gian hàng, thu hút hơn 200 đơn vị đến từ 63 tỉnh thành tham gia.
-
Thị trường
Đề nghị các tập đoàn, doanh nghiệp chủ động kế hoạch sản xuất, cung ứng hàng hóa Tết
19:14' - 21/11/2024
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký ban hành Chỉ thị số 12/CT-BCT ngày 20/11/2024 về việc thực hiện giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
-
Thị trường
TH lan tỏa “Vị Hạnh Phúc – Xuân Sung Túc” với bộ sản phẩm đồ uống Tết Ất Tỵ 2025
16:40' - 21/11/2024
Với thông điệp “Vị Hạnh Phúc - Xuân Sung Túc”, TH mong muốn mang đến cho khách hàng nguồn năng lượng tích cực từ những sản phẩm tốt cho sức khỏe.