EU nhất trí giảm 15% lượng khí đốt tiêu thụ trong mùa Đông
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, mặc dù Hungary là quốc gia duy nhất phản đối, nhưng kế hoạch trên vẫn được các Bộ trưởng Năng lượng EU thông qua với đa số phiếu. Hội đồng EU đã hoan nghênh kế hoạch này như sự đoàn kết thống nhất của EU.
Trong tuyên bố, Hội đồng EU viết: “Trong nỗ lực nhằm tăng cường an ninh nguồn cung năng lượng nội khối, các nước thành viên đã thông qua một thỏa thuận mang tính chính trị về việc tự nguyện giảm 15% nhu cầu tiêu thụ khí đốt trong mùa Đông này”.
Tuyên bố nêu rõ: “Hội đồng EU cũng dự báo khả năng kích hoạt ‘cảnh báo của EU’ về an ninh nguồn cung, trong trường hợp việc giảm nhu cầu khí đốt sẽ trở thành quy định bắt buộc”. Theo EU, mục đích của việc giảm nhu cầu khí đốt là để tiết kiệm trước mùa Đông nhằm chuẩn bị cho việc nguồn cung khí đốt có thể bị gián đoạn từ Nga, quốc gia đang liên tục sử dụng nguồn cung năng lượng như "vũ khí". Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck thừa nhận nền kinh tế lớn nhất EU, vốn phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung khí đốt của Nga trong nhiều năm qua, hiện đang phải tìm các nguồn thay thế. Trong khi đó, Pháp cho biết việc thể hiện tình đoàn kết với Đức sẽ giúp bảo vệ toàn bộ châu Âu, mặc dù Đức chiếm thị phần chính trong 40% lượng khí đốt nhập khẩu của Nga vào EU trong năm 2021. Bộ trưởng phụ trách chuyển đổi năng lượng của Pháp, Agnes Pannier-Runacher, cho biết: “Các chuỗi công nghiệp của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc lẫn nhau. Nếu ngành công nghiệp hóa chất ở Đức gặp vấn đề, toàn bộ ngành công nghiệp châu Âu có thể dừng hoạt động”. Theo kế hoạch vừa thông qua, các quốc gia thành viên tự nguyện giảm 15% lượng khí đốt tiêu thụ, dựa trên mức trung bình 5 năm trong các tháng mùa Đông, thường bắt đầu từ tháng Chín cho tới tháng Ba năm sau. Bộ trưởng Công nghiệp Czech Jozef Sikela, quốc gia đang giữ chức Chủ tịch luân phiên EU, cho biết kế hoạch này cũng chính là “câu trả lời mạnh mẽ” trước quyết định của Tập đoàn khí đốt Nga Gazprom cắt giảm lượng khí đốt đến châu Âu. Kể từ ngày 27/7, Gazprom thông báo sẽ giảm việc lưu lượng khí đốt hàng ngày xuống còn khoảng 20% công suất với lý do họ đang tạm dừng hoạt động của một trong hai tua bin cuối cùng do tình trạng kỹ thuật động cơ. Trước đó, nhằm đối phó với tình trạng thiếu khí đốt và năng lượng có thể xảy ra trong mùa Thu và mùa Đông tới, Chính phủ liên bang Đức đã công bố gói biện pháp đảm bảo an ninh năng lượng mới, trong đó quy định rõ việc tăng mức tích trữ đối với các cơ sở dự trữ khí đốt của Đức.Cụ thể, các kho dự trữ khí đốt phải được lấp đầy 75% vào ngày 1/9, tăng lên 85% vào ngày 1/10 và lên 95% vào ngày 1/11. Mức quy định lấp đầy cho tới nay chỉ là 80% tới ngày 1/10 và 90% tới ngày 1/11.
Ngoài nguồn dự trữ than cứng cho các nhà máy điện than đã được kích hoạt, việc dự trữ than non cũng sẽ được kích hoạt trở lại kể từ ngày 1/10. Việc vận chuyển than và dầu sẽ được ưu tiên trong ngành vận tải đường sắt, và sẽ được quy định cụ thể./.>>>Nga sẽ cung cấp cho châu Âu nhiều khí đốt nhất có thể
- Từ khóa :
- EU
- khí đốt
- khí đốt mùa Đông
- giá khí đốt
- khí đốt của nga
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Giá khí đốt châu Âu chạm "đỉnh" kể từ đầu tháng 3/2022
18:30' - 27/07/2022
Tại Trung tâm TTF của Hà Lan, giá khí đốt kỳ hạn giao tháng 8/2022 đã tăng lên mức 2.307 USD/1.000 m3, tương đương 220 euro/MWh.
-
Hàng hoá
Lượng khí đốt qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 tiếp tục giảm
17:13' - 27/07/2022
Số liệu trên website của Nord Stream AG cho thấy lượng khí đốt được chỉ định giảm gần một nửa từ 8h sáng và đứng ở mức 14.423.764 kwh/h, so với các mức trên 27.000.000 kwh/h trước đó.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Trung Quốc cân nhắc dừng áp thuế 125% đối với một số hàng nhập khẩu từ Mỹ
18:27' - 25/04/2025
Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc tạm dừng áp mức thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Công suất điện gió, điện Mặt Trời của Trung Quốc lần đầu vượt nhiệt điện
18:11' - 25/04/2025
Công suất lắp đặt năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời của nước này lần đầu tiên vượt tổng công suất nhiệt điện vốn được chuyển hóa chủ yếu từ nguồn than đá.
-
Kinh tế Thế giới
Tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn
15:47' - 25/04/2025
Ngày 25/4, Bộ Nội vụ Nhật Bản công bố dữ liệu cho thấy tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn so với tháng trước, đạt mức nhanh nhất trong hai năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Không chỉ Thủ tướng Ishiba, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến
15:31' - 25/04/2025
Chủ tịch Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam, bà Obuchi Yuko cho biết, không phải chỉ là Thủ tướng Ishiba chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tiên, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến.
-
Kinh tế Thế giới
Đức hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống 0
14:47' - 25/04/2025
Chính phủ Đức ngày 24/4 đã hạ mạnh triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống bằng 0 do các tác động tiêu cực từ cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế quan tạo "cú hích ảo" cho ngành vận tải Mỹ
13:47' - 25/04/2025
Ngành vận tải đường bộ Mỹ đang chứng kiến khối lượng vận chuyển hàng hóa kỷ lục, đặc biệt là các mặt hàng như phụ tùng ô tô, thiết bị gia dụng và giày thể thao.
-
Kinh tế Thế giới
WB và IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á - TBD năm 2025
13:15' - 25/04/2025
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2025, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang,
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp
12:31' - 25/04/2025
Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cho phép đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu
10:58' - 25/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp mới, mở đường cho việc đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu.