EU: Sẽ mất vài tháng để đảm bảo đủ nguồn cung vaccine
Theo phóng viên TTXVN tại Liên minh châu Âu (EU), tối 25/2, các nhà lãnh đạo EU đã cảnh báo rằng các hạn chế chặt chẽ trong đi lại vẫn phải duy trì trong bối cảnh khối này đang nỗ lực để đưa chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 vào đúng quỹ đạo.
Sau ngày làm việc đầu tiên của Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến, khi mối đe dọa về các biến thể virus mới lây lan nhanh gây ra cho chiến lược này, các lãnh đạo EU nói rằng sẽ mất vài tháng chứ không phải vài tuần, để đảm bảo đủ nguồn cung vaccine.
Trong một tuyên bố đưa ra, các nhà lãnh đạo của 27 nước EU cho biết tình hình dịch tễ vẫn nghiêm trọng và sự xuất hiện của các biến thể mới đặt ra những thách thức chưa từng có. Do đó, EU phải duy trì các biện pháp hạn chế chặt chẽ, cùng lúc tăng cường những nỗ lực để thúc đẩy việc cung cấp vaccine.
Người đứng đầu Hội đồng châu Âu Charles Michel cảnh báo vài tuần tới tình hình sẽ tiếp tục khó khăn trong việc triển khai tiêm chủng. Tuy nhiên ông lạc quan đánh giá EU sở hữu các phương tiện, nguồn lực và có khả năng thành công trong vài tháng tới.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen, từng là bác sĩ y khoa trước khi chuyển sang làm chính trị, cho biết biến thể B117 của virus ở Anh hiện đã có mặt ở tất cả 27 quốc gia thành viên EU, trong khi biến thể Nam Phi được ghi nhận ở 14 quốc gia thành viên và biến thể ở Brazil xuất hiện tại 7 quốc gia.
Đây là những biến chủng có khả năng lây nhiễm cao khiến các quan chức y tế cộng đồng lo lắng. Vì vậy, rất nhiều thách thức đang được đặt ra ở phía trước.
Sự thiếu hụt về số lượng vaccine dự tính được chuyển giao trong quý đầu tiên của năm - sau khi tập đoàn dược phẩm khổng lồ AstraZeneca của Anh-Thụy Điển giảm đáng kể mức độ cam kết - đã khiến chiến lược tiêm chủng của Brussels suy yếu.
Các Giám đốc điều hành dược phẩm, trong đó có ông Pascal Soriot của AstraZeneca, đã hứa tại một phiên làm việc với Nghị viện châu Âu là sẽ làm tốt hơn để các thuốc mới và vaccine mới được đưa ra thị trường.
Trong lúc này, các nước châu Âu đang chịu áp lực dỡ bỏ một số lệnh cấm và hạn chế về đi lại đã thực hiện.
Một số nhà lãnh đạo mong muốn châu Âu phát triển một hình thức được gọi là "hộ chiếu xanh" để cho phép những người đã tiêm chủng có thể lấy lại cuộc sống bình thường.
Thủ tướng Áo Sebastian Kurz cho biết ý tưởng này đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi. Nhưng Chủ tịch EC von der Leyen và Thủ tướng Đức Angela Merkel cảnh báo rằng sẽ cần ít nhất là 3 tháng để có thể triển khai kế hoạch trên.
Bà Merkel nói rằng trong thời gian đó, nhiều quốc gia thành viên có thể cấp thẻ vaccine quốc gia và những thẻ này sẽ phải tương thích "thông qua một cổng ở cấp độ châu Âu" để có thể đi du lịch với nhiều thông tin hơn.
Nhưng bà cảnh báo rằng điều này không có nghĩa là những người không có hộ chiếu vaccine sẽ không được phép đi du lịch.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết nếu tất cả người dân đều chưa được tiếp cận với vaccine, một chứng nhận như vậy sẽ không mang lại cho những người được tiêm chủng các quyền đặc biệt.
Ông Macron chỉ ra rằng vaccine trước hết dành cho người già và dễ bị tổn thương, đồng thời nhấn mạnh rằng ông sẽ không để giới trẻ bị phân biệt đối xử khi đi du lịch. Ông cho biết sẽ không bao giờ cho phép một người có thể đến quốc gia này hay quốc gia khác mà chỉ phụ thuộc vào một hay một số loại chứng chỉ.
Bất chấp những lo ngại dai dẳng rằng một số quốc gia đang thiếu hàng triệu liều vaccine trong quá trình tiêm, Chủ tịch von der Leyen vẫn trung thành với mục tiêu là có 70% người trưởng thành ở EU được tiêm chủng đầy đủ vào giữa tháng 9.
Bà chia sẻ các số liệu được công bố trong Hội nghị thượng đỉnh cho thấy từ nay đến cuối tháng 6, EU sẽ nhận được tổng cộng gần 600 triệu liều vaccine. Điều này sẽ đủ để tiêm hai mũi cho 255 triệu người trưởng thành của EU, nếu lịch trình giao hàng đã hứa được thực hiện nghiêm túc.
Bà von der Leyen còn cho biết rằng cho đến nay, khoảng 6,4% trên tổng số 450 triệu người dân EU đã nhận được ít nhất một mũi tiêm. Nếu ngoại trừ trẻ em và thanh thiếu niên, thì con số đó tương đương với 8% dân số trưởng thành của EU.
Brussels cũng lo ngại trước sự xuất hiện của các biến thể và tình trạng trên có thể đòi hỏi các mũi tiêm nhắc lại, điều đó cũng đồng nghĩa với việc giấy chứng nhận vaccine sẽ phải được cập nhật liên tục.
Một cuộc tranh cãi cũng đang diễn ra xung quanh những hạn chế chặt chẽ về biên giới do một số quốc gia EU đưa ra nhằm ngăn chặn đà lây lan của virus, điều mà EC coi là không cân xứng.
EC đã viết thư cảnh báo cho Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan, Đức, Hungary và Thụy Điển về các biện pháp siết chặt biên giới mà các quốc gia này đang áp dụng và gia hạn cho họ thời gian trả lời đến cuối tuần tới./.
>>WHO kêu gọi tìm hiểu những hậu quả lâu dài của bệnh nhân COVID-19
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Thế giới ghi nhận hơn 110 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19
08:40' - 18/02/2021
Tính đến 8h ngày 18/2 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 110.404.793 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiệm vụ cấp thiết của Tân Tổng Giám đốc WTO
21:56' - 17/02/2021
Theo giới quan sát, giữa một cuộc khủng hoảng toàn cầu, bà Okonjo-Iweala sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức khi bắt đầu nhiệm sở tại Geneva (Thụy Sỹ) vào ngày 1/3 tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
"Đại gia" bán lẻ Mỹ tạo ra cơn sốt mua sắm dịp cuối năm
16:14'
Hàng dài người xếp hàng chờ đợi trong tiết trời buốt giá để sở hữu các sản phẩm liên quan đến series sản phẩm “Eras Tour” của nữ ca sĩ nổi tiếng.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn nhất ASEAN sẽ tăng lương tối thiểu năm 2025
16:13'
Chính phủ nước này đã quyết định tăng lương tối thiểu thêm 6,5% vào năm 2025 để đảm bảo cuộc sống cho người lao động.
-
Kinh tế Thế giới
Hoạt động mua sắm trực tuyến khởi sắc trong lễ Tạ ơn
15:58'
Người tiêu dùng toàn cầu đã chi 33,6 tỷ USD cho mua sắm trực tuyến, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2023.
-
Kinh tế Thế giới
Botswana trở thành trung tâm chứng nhận kim cương để xuất khẩu sang G7
15:13'
Botswana đã được cấp phép thành lập một trung tâm xác minh sau các cuộc thảo luận "chuyên sâu" với Nhóm kỹ thuật kim cương G7.
-
Kinh tế Thế giới
Thụy Sĩ đặt mục tiêu về FTA mở rộng với Trung Quốc
14:20'
Nghị sĩ Thomas Aeschi, Chủ tịch phái đoàn EU-EFTA, ngày 29/11 cho biết thỏa thuận thương mại tự do mở rộng giữa Thụy Sĩ và Trung Quốc sẽ sớm được đưa vào triển khai.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Thái Lan khởi sắc trong tháng 10/2024
18:49' - 29/11/2024
Sản xuất công nghiệp Thái Lan tăng theo nhu cầu trong nước và xuất khẩu, ngoại trừ ô tô. Thặng dư tài khoản vãng lai là 0,7 tỷ USD vào tháng 10, tăng nhẹ so với mức 0,6 tỷ USD của tháng 9.
-
Kinh tế Thế giới
Những lo ngại xung quanh ngân sách bổ sung hơn 90 tỷ USD của Nhật Bản
18:45' - 29/11/2024
Chính phủ Nhật Bản hôm 29/11 thông qua khoản ngân sách bổ sung, trị giá 13.900 tỷ yen (92,6 tỷ USD), hỗ trợ gói kinh tế mới nhằm giảm bớt áp lực tài chính do lạm phát gây ra cho các hộ gia đình.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia hạn miễn trừ thuế một số hàng hóa của Mỹ
15:50' - 29/11/2024
Ủy ban Thuế quan Quốc vụ viện Trung Quốc hôm nay ra thông báo cho biết sẽ tiếp tục miễn trừ một số mặt hàng của Mỹ không bị áp thuế bổ sung cho đến cuối tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Canada chọn địa điểm lưu trữ nhiên liệu hạt nhân vĩnh viễn dưới lòng đất
11:15' - 29/11/2024
Tổ chức Quản lý Chất thải Hạt nhân Canada (NWMO) ngày 28/11 cho biết, nước này đã quyết định chọn một địa điểm ở phía Bắc tỉnh Ontario để làm kho lưu trữ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.