EU siết chặt các biện pháp kiểm soát khí thải ô tô
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, phát ngôn viên EC Vanessa Mock cho biết Liên minh châu Âu (EU) hoan nghênh những nỗ lực của Chính phủ Đức và ngành công nghiệp ô tô nước này trong việc khôi phục lòng tin của người tiêu dùng và cải thiện sức khỏe cộng đồng sau vụ bê bối khí thải ôtô.
Tuy nhiên, phát ngôn viên EC cũng nêu rõ sẽ tiến hành xem xét liệu bản cập nhật phần mềm được đề xuất có đủ để làm giảm phát thải oxit nitơ (NO2) dưới ngưỡng hiện tại hay không.
Bà Vanessa Mock nhấn mạnh các nhà sản xuất sai phạm cần phải đền bù cho người tiêu dùng chi phí bổ sung và những ảnh hưởng bất lợi khác có liên quan đến tiêu thụ nhiên liệu và tuổi thọ xe.
Trước đó, ngày 2/8, một diễn đàn quốc gia về diesel đã được tổ chức tại thủ đô Berlin, Đức nhằm đưa ra các giải pháp hỗ trợ những nhà sản xuất ô tô. Các hãng sản xuất ô tô của Đức như Volkswagen cùng các thương hiệu Audi và Porsche, Daimler (Mercedes-Benz), BMW và Opel, và cả Ford từ Mỹ đã tham dự sự kiện này.
Các nhà sản xuất cam kết sẽ cập nhật phần mềm cho 5,3 triệu xe lắp động diesel ở Đức vào cuối năm 2018, với mục tiêu giảm 30% lượng phát thải NO2. Diễn đàn được tổ chức trong bối cảnh các nhà sản xuất đang đối mặt với nguy cơ bị cấm động cơ diesel tại những thành phố lớn như Stuttgart hay Munich của Đức.
Các quốc gia khác như Anh, Pháp hay Na Uy cũng đã đề xuất cấm các động cơ diesel và xăng trong những thập kỷ tới để chuyển sang động cơ chạy điện.
Trong một diễn biến liên quan, cùng ngày, các công tố viên Mỹ đã quyết định hủy bỏ một cáo buộc đối với ông Oliver Schmidt, cựu giám đốc phụ trách việc tuân thủ tiêu chuẩn khí thải của Volkswagen tại Mỹ, sau khi vị lãnh đạo này thừa nhận trách nhiệm trong vụ bê bối gian lận kiểm tra khí thải "dieselgate".
Quyết định được đưa ra 1 ngày trước khi ông Schmidt có mặt tại phiên tòa ở Detroit để biện hộ. Theo đó, các công tố viên đã hủy bỏ cáo buộc liên quan đến tội danh gian lận, một cáo buộc khiến ông Schmidt có thể phải nhận mức án tối đa lên đến 20 năm tù.
Tuy nhiên, các công tố viên vẫn giữ một cáo buộc liên quan đến âm mưu gian lận và việc vi phạm Đạo luật không khí sạch của Mỹ (Clean Air Act), với mức án có thể lên đến 7 năm tù giam.
Năm 2015, VW đã thừa nhận việc sử dụng thiết bị điều chỉnh thông số thải khí cho 11 triệu xe trên toàn thế giới, trong đó có khoảng 600.000 chiếc ở Mỹ.
Vụ bê bối cho đến nay đã buộc hãng phải chi hơn 22 tỷ euro (24,4 tỷ USD) để nộp phạt và đền bù. Tuy nhiên, theo các chuyên gia mức tiền phạt và đền bù mà hãng trên phải gánh chịu có thể còn nhiều hơn thế./.
>>> Các nhà sản xuất ô tô Đức đồng ý cập nhật phần mềm cắt giảm khí thải cho 5,3 triệu xe
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Các hãng chế tạo ô tô của Đức bí mật hợp tác để gian lận khí thải?
17:41' - 22/07/2017
Theo tạp chí Der Spiegel, từ những năm 1990, các hãng chế tạo ô tô Đức đã bí mật bắt tay hợp tác trong nhiều vấn đề, trong đó có gian lận khí thải đối với dòng xe chạy động cơ diesel.
-
Doanh nghiệp
Daimler thu hồi 3 triệu xe diesel do liên quan khí thải
18:48' - 19/07/2017
Daimler - nhà sản xuất ô tô hạng sang của Đức - ngày 18/7 thông báo sẽ thu hồi hơn 3 triệu chiếc xe Mercedes-Benz lắp động cơ diesel tại thị trường châu Âu để khắc phục vấn đề liên quan tới khí thải.
-
Doanh nghiệp
Mercedes-Benz bị tình nghi gắn kèm thiết bị gian lận khí thải
12:48' - 14/07/2017
Bộ Môi trường Hàn Quốc đã tiến hành điều tra một số mẫu xe Mercedes-Benz nhập khẩu trong bối cảnh công ty mẹ của hãng này là Daimler đang bị bủa vây bởi hàng loạt báo cáo về gian lận khí thải.
-
Kinh tế Thế giới
Đức bắt giữ cựu quản lý hãng xe Audi liên quan gian lận khí thải
19:20' - 07/07/2017
Các công tố viên Đức đã bắt giữ một cựu quản lý hãng xe Audi thuộc tập đoàn Volkswagen (VW) liên quan đến vụ bê bối gian lận khí thải qui mô lớn của tập đoàn này hồi năm 2015.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36'
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26'
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24'
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.