EU tiếp tục đau đầu với cuộc khủng hoảng người nhập cư
Theo bài viết, rất nhiều điều đã xảy ra trong cuộc khủng hoảng người nhập cư ở châu Âu. Đáng chú ý nhất là cuộc tranh luận chính trị giữa các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) để tìm ra cách xử lý tốt nhất cho cuộc khủng hoảng đang ngày càng tồi tệ này.
Cụ thể, nhóm Visegrad, bao gồm Ba Lan, Hungary, Slovakia và Cộng hòa Czech, đã phản đối hệ thống hạn ngạch của Brussels về việc chấp nhận người tị nạn từ các khu vực bị chiến tranh tàn phá.
Các nước Visegrad, hay còn gọi là V4, chỉ trích rằng hệ thống này không hợp lý và thay vì tập trung vào các nỗ lực phân bổ hàng nghìn người di cư, Brussels lẽ ra phải tập trung vào việc giúp giải quyết cuộc khủng hoảng để mọi người không buộc phải thực hiện cuộc hành trình đến châu Âu.
Thứ nhất, không có gì đảm bảo rằng tất cả người di cư tìm kiếm nơi trú ẩn ở châu Âu thực sự đến từ các khu vực bị chiến tranh tàn phá ở Syria và Iraq và điều này được nhấn mạnh bằng việc chưa có tài liệu thống kê đầy đủ nào về cuộc khủng hoảng người di cư hiện nay.
Các quốc gia có thể xây dựng hệ thống kiểm tra nhưng hiệu quả sẽ không cao do người nhập cư không có giấy tờ hoặc có giấy tờ nhưng bị giả mạo. Rõ ràng là không quốc gia nào muốn tiếp nhận dòng người không xác định được danh tính.
Thứ hai và quan trọng nhất là các nước V4 đã đúng khi quyết định dựa trên cơ sở đảm bảo an toàn và an ninh cho công dân của họ. Cuộc khủng hoảng người nhập cư ở châu Âu có liên quan đến một làn sóng tội phạm lớn.
Đức là quốc gia đã chấp nhận số lượng người di cư lớn nhất, con số này đã tăng hơn 50% so với năm ngoái. Minh chứng cho luận điểm này là trong vụ tấn công vào đêm giao thừa ở Cologne, hầu hết các thủ phạm đều là người di cư.
Song song với đó, châu Âu đã phải hứng chịu những vụ tấn công khủng bố tồi tệ nhất kể từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu.
Hầu hết các vụ tấn công này được thực hiện bởi chính công dân của họ hoặc những người đã từng chiến đấu hoặc hỗ trợ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, ngoài ra một số cuộc tấn công khác có sự tham gia của người nước ngoài bằng cách lợi dụng cuộc khủng hoảng người nhập cư vào châu Âu.
Hai trong số những kẻ khủng bố trong các cuộc tấn công Paris hồi tháng 11/2015 đã nhập cư vào châu Âu bằng cách giả mạo hộ chiếu người Syria. Một năm sau, 1 người Tunisia đã giết chết 1 lái xe người Ba Lan và lái chiếc xe tải tấn công chợ Giáng sinh ở Berlin, dẫn tới 1 cuộc tấn công khủng bố tồi tệ nhất ở Đức kể từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu.
Sau những sự kiện này, các nước V4 đã miễn cưỡng chấp nhận người di cư. Jaroslaw Kaczynski, người đứng đầu Đảng Pháp luật và Công lý cầm quyền tại Ba Lan, khẳng định rằng những sự cân nhắc về an ninh là lý do khiến Ba Lan giữ vững lập trường. Những sự kiện gần đây đã cho thấy điều ông nói là đúng.
Thứ ba, cuộc tranh luận kéo dài giữa Brussels và V4 nhấn mạnh lập luận - đáng chú ý nhất là tuyên bố của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron - rằng nếu các nước EU như Ba Lan được hưởng lợi từ các thành viên khác của EU thì họ cũng phải tuân thủ hệ thống hạn ngạch.
Lập luận này không tính đến việc những quốc gia này sẵn sàng chung tay để giảm nhẹ cuộc khủng hoảng theo những cách khác như hỗ trợ tài chính. Thật vậy, Ba Lan đã nhiều lần đề nghị tăng nguồn tài trợ cho các khu vực đang là nguồn gốc của cuộc khủng hoảng hiện nay như Syria.
Không đồng tình với các quan điểm của nhóm V4, Brussels vẫn tiếp tục nhắc nhở nhóm này vì họ không tham gia vào việc chấp nhận người tị nạn và Brussels vẫn không thừa nhận thực tế là những nỗ lực hiện tại để giải quyết cuộc khủng hoảng đã không giúp ích gì và dường như về lâu dài cũng không đem lại kết quả gì.
Theo tác giả Jain, các nước thành viên EU không thể giúp đỡ những người tị nạn ở châu Âu vì đã bị hạn chế bởi dòng người nhập cư do kinh tế, áp lực trong nước và các mối đe dọa về an ninh.
Nếu cuộc khủng hoảng người di cư có thể dừng lại bằng cách tăng nguồn tài trợ một cách hợp lý thì có thể làm tăng tốc độ khôi phục các khu vực bị chiến tranh tàn phá.
Thay vì đổ lỗi cho Ba Lan và các nước V4 khác vì không chấp nhận người tị nạn, Brussels nên liên kết với họ để xây dựng kế hoạch tài chính và tài trợ có hiệu quả để ngăn chặn cuộc xung đột ở Syria và giúp tạo ra một môi trường ổn định và an toàn cho người Syria và người Iraq ở quê nhà./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ công bố dự luật nhập cư mới
07:10' - 03/08/2017
Ngày 2/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố một dự luật mới nhằm cắt giảm lượng người nhập cư hợp pháp vào Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Sẽ nhận thêm người nhập cư dù đã vượt hạn mức
15:15' - 13/07/2017
Mặc dù hạn mức nhập cư của tài khóa 2017 đã hết nhưng chính quyền của Tổng thống Trump sẽ nhận thêm người nhập cư trong vài tháng tới.
-
Kinh tế Thế giới
Pháp cưỡng chế di dời hàng nghìn người nhập cư
16:14' - 07/07/2017
Cảnh sát thủ đô Paris của Pháp ngày 7/7 đã cưỡng chế di dời 2.500 người nhập cư đang sống tạm trong điều kiện tồi tàn ở phía Bắc thành phố.
-
Kinh tế Thế giới
Sắc lệnh hạn chế nhập cư của Tổng thống Mỹ chính thức có hiệu lực
07:49' - 30/06/2017
Sắc lệnh hạn chế nhập cảnh đối với công dân 6 quốc gia Hồi giáo của Tổng thống Donal Trump chính thức có hiệu lực từ ngày 30/6 sau phán quyết của Tòa án Tối cao Mỹ.
-
Kinh tế & Xã hội
Vấn đề người di cư: Thủ tướng Anh nhắc lại cam kết giảm số người nhập cư
21:15' - 08/05/2017
Thủ tướng Anh Theresa May ngày 8/5 tuyên bố đảng Bảo thủ của bà vẫn giữ cam kết giảm số người nhập cư còn "hàng chục nghìn người" mỗi năm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
SỰ KIỆN KINH TẾ THẾ GIỚI NỔI BẬT TUẦN QUA
09:20'
Tổng thống Mỹ đề xuất áp thuế 50% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ EU, Xiaomi sẽ đầu tư 50 tỷ NDT phát triển chip điện thoại thông minh cao cấp... là một số sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của EU sau khi Tổng thống Mỹ cảnh báo áp thuế mới
20:25' - 24/05/2025
Ủy viên Thương mại của EU Maros Sefcovic ngày 23/5 kêu gọi Mỹ tôn trọng đối tác thương mại, đồng thời cam kết sẵn sàng làm việc trên tinh thần thiện chí và đảm bảo một thỏa thuận có lợi cho cả 2 bên.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh đẩy nhanh xây các nhà máy điện hạt nhân
11:10' - 24/05/2025
Tổng thống Donald Trump ngày 23/5 đã ký loạt sắc lệnh, chỉ thị hành pháp nhằm đẩy nhanh xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, bao gồm cả những thiết kế nhỏ và chưa được thử nghiệm.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chính thức dỡ bỏ trừng phạt Syria
08:48' - 24/05/2025
Ngày 23/5, Mỹ đã dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế toàn diện với Syria, đánh dấu một sự thay đổi chính sách mạnh mẽ sau khi chính quyền của ông Bashar al-Assad kết thúc.
-
Kinh tế Thế giới
Kim ngạch thương mại Việt Nam-Malaysia tăng trưởng ấn tượng
22:57' - 23/05/2025
Kim ngạch xuất khẩu từ Malaysia sang Việt Nam tăng mạnh hơn so với chiều ngược lại, đạt khoảng 160%, phản ánh nhu cầu ngày càng gia tăng của Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN và thuế quan Mỹ: Lấy đối thoại làm trọng tâm
22:45' - 23/05/2025
Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã có một cuộc họp đặc biệt để thảo luận về quan điểm, về cách ASEAN nên tập hợp lại cùng nhau để có lập trường ASEAN và đã đưa ra một tuyên bố chung.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump đề xuất áp thuế 50% đối với EU và 25% đối với Apple
22:05' - 23/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất áp thuế 50% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 1/6 tới.
-
Kinh tế Thế giới
New York (Mỹ) duy trì vị thế thành phố toàn cầu
19:30' - 23/05/2025
Công ty tư vấn Oxford Economics đã công bố bảng xếp hạng các thành phố toàn cầu, trong đó New York (Mỹ) duy trì vị trí đầu tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị G7 tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách
15:45' - 23/05/2025
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách nhất phải đối mặt.