EURO 2016 - “Cửa nào” cho kinh tế Pháp
Tạm quên đi những lo lắng về khó khăn kinh tế, thiệt hại do lũ lụt, đình công liên tiếp và nguy cơ khủng bố, người dân Pháp đang vui với việc đội tuyển “Gà trống Gaulois” nhẹ nhàng vượt qua vòng bảng và đang mơ về chức vô địch Giải bóng đá châu Âu EURO 2016.
Vậy mà chỉ ngay trước thềm giải bóng đá hấp dẫn hàng đầu thế giới này, các nhà tổ chức từng phải “lo sốt vó” về khả năng thất bại của giải đấu.
Cũng như Brazil với Giải vô địch bóng đá thế giới 2014, kinh tế Pháp sau giai đoạn khó khăn vừa qua giờ đây đang “đặt cược” vào EURO 2016 với niềm hy vọng lớn.
Thực trạng khó khăn
Ngay trước khi Giải vô địch giải bóng đá châu Âu 2016 (EURO 2016) khởi tranh, các cuộc biểu tình và đình công phản đối dự luật cải cách lao động tại Pháp đã diễn ra khoảng ba tháng, làm tê liệt hoạt động vận tải và kéo theo nhiều hậu quả về kinh tế.
Thậm chí, những động thái chuẩn bị bãi công của nhiều ngành kinh tế khác cũng làm gia tăng lo ngại xảy ra tình trạng giao thông hỗn loạn trong thời gian diễn ra EURO 2016.
Trong làn sóng biểu tình và đình công diễn ra nhiều tháng qua, nền kinh tế Pháp đang khó khăn lại càng thêm ảm đạm khi nguy cơ khủng bố vẫn chưa hết.
Những cuộc biểu tình bạo động đem đến một hình ảnh không đẹp về nước Pháp khiến các nhà đầu tư nước ngoài càng ngày càng dè dặt hơn.
Các nhà quản lý trong ngành du lịch ở Paris cũng đã bày tỏ quan ngại tình hình đó sẽ cản trở du khách đến một trong những địa điểm du lịch hàng đầu thế giới này.
Trong khi đó, hồi đầu tháng Sáu, thủ đô Paris và vùng phụ cận của Pháp lại phải trải qua trận lũ lụt kỷ lục với ước tính thiệt hại có thể vượt 1 tỷ euro (nếu tính trên toàn nước Pháp thì mức thiệt hại thậm chí có thể lên tới 2 tỷ euro).
Ngoài ra, ngành du lịch tại Paris cũng bị “vạ lây” do các bảo tàng, trong đó có bảo tàng nổi tiếng Louvre, phải đóng cửa và giao thông ách tắc.
Số liệu của Cơ quan Thống kê quốc gia Pháp (INSEE) mới công bố cho hay tăng trưởng kinh tế của nước này trong năm 2016 dự kiến đạt 1,6 % sau khi đã tăng 1,2% năm 2015. Con số này cao hơn chút ít mục tiêu (tăng 1,5%) do Chính phủ Pháp đặt ra.
Từ đầu năm đến nay, kinh tế Pháp đã tạo ra 210.000 việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp của Pháp dự kiến sẽ ở mức 9,5%, mức giảm mạnh nhất kể từ năm 2007.
Dịch vụ là khu vực tạo ra nhiều việc làm nhất (158.000 việc làm). Ngoài ra, việc Pháp đăng cai EURO 2016 cũng tạo ra thêm 18.000 việc làm thời vụ trong quý II.
Các yếu tố tạo ra tăng trưởng có thể sẽ chững lại trong quý II nhưng đà đi lên dự kiến tiếp tục được duy trì. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sẽ tăng 0,3% và 0,4% trong các quý III và IV/2016. Đầu tư của doanh nghiệp, yếu tố chính thúc đẩy kinh tế sẽ tăng 4,7% trong năm nay, mức cao kỷ lục kể từ năm 2007.
Tiêu dùng hộ gia đình có thể sẽ tăng 1,6%, sức mua tăng 1,7% trong cả năm, mặc dù tỷ lệ lạm phát tăng nhẹ 0,7% do giá dầu thế giới tăng trở lại. Trao đổi thương mại tiếp tục là điểm tối trong bức tranh kinh tế Pháp và tác động tiêu cực tới tăng trưởng.
Đây là quý thứ ba liên tiếp, xuất khẩu hàng hóa của Pháp "dậm chân tại chỗ" do chịu tác động của đồng euro mất giá và sự suy giảm nhu cầu từ các nước mới nổi.
Nhen nhóm hy vọng
Theo nhà kinh tế Diego Iscaro của công ty nghiên cứu thị trường IHS Global Insight, giải EURO 2016 thành công sẽ giúp Pháp lấy lại hình ảnh của một điểm đến du lịch an toàn sau những vụ tấn công khủng bố đáng lo ngại hồi năm 2015.
Với sự hiện diện của hàng loạt danh thủ bóng đá hàng đầu, cả thế giới đang bị cuốn theo vòng lăn của trái bóng tròn trên đất Pháp với một kỳ Euro bước đầu được ghi nhận về nhiều kỷ lục liên quan tới doanh thu bán vé các trận đấu, quảng cáo, cá độ hợp pháp và vô số các dịch vụ “ăn theo” khác.
Trước mắt, ngay sau khi EURO 2016 chính thức khởi tranh, Pháp đón một tin vui về kinh tế khi EURO 2016 sắp vượt mọi kỷ lục về tài chính. Đầu tiên, phải kể đến khoản tiền "khủng" lên tới gần 3 tỷ euro từ tiền bản quyền truyền hình, vé và quảng cáo trong sân.
Trong khi đó, các nhà tài trợ cũng đem đến một khoản ngân sách khổng lồ lên tới 1 tỷ euro. Mười nhà tài trợ lớn nhất của Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) như Adidas, Carlsberg, Coca-Cola, Hyundai-Kia, McDonald, Orange..., đã chi ra trung bình 50 triệu euro (mỗi doanh nghiệp).
Còn xa hơn, Chính phủ Pháp hy vọng EURO 2016 sẽ tạo bước đà hồi phục nền kinh tế trì trệ của nước này, với khoản lợi nhuận lên đến khoảng 1,3 tỷ euro.
Trong khi đó, nghiên cứu của Trung tâm luật và kinh tế học thể thao (CDES) của Đại học Limoges cho hay EURO 2016 sẽ mang lại khoảng hàng trăm nghìn việc làm cho người lao động.
Bên cạnh đó, EURO 2016 ước tính sẽ thu hút khoảng 2,5-3 triệu du khách, trong đó khoảng một triệu là các du khách nước ngoài, đến các thành phố của Pháp để xem các trận đấu. Dự đoán, các du khách sẽ chi tiêu trung bình khoảng 500 euro cho việc thuê nhà nghỉ, đi lại, ăn uống và mua đồ lưu niệm.
Như vậy, nền kinh tế Pháp sẽ thu về hàng trăm triệu euro từ các du khách nước ngoài. Nếu tính cả du khách Pháp thì con số doanh thu sẽ còn lớn hơn, với mức chi tiêu trung bình của một du khách là 353 euro/người.
Vì vậy, giới phân tích dự đoán rằng doanh thu của EURO 2016 dự kiến lớn hơn con số của EURO 2012 và nếu điều này trở thành hiện thực thì rõ ràng là kinh tế Pháp cũng “được nhờ”.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Pháp: Phi công hãng Air France hoãn đình công
14:44' - 22/06/2016
Đại diện các tổ chức công đoàn hãng hàng không Pháp Air France ngày 21/6 cho biết các phi công của hãng đã hoãn cuộc đình công dự kiến vào ngày 24-27/6 tới.
-
Kinh tế & Xã hội
Pháp: Các nghiệp đoàn quyết tâm tổ chức "Ngày hành động" theo đúng kế hoạch
08:57' - 21/06/2016
Các tổ chức công đoàn Pháp đứng đầu là Tổng Liên đoàn Lao động Pháp (CGT) vẫn quyết tâm tổ chức "Ngày hành động" vào ngày 23/6 tới tại Paris nhằm phản đối dự luật cải cách lao động.
-
Kinh tế & Xã hội
Pháp đối mặt với đợt biểu tình mới
12:49' - 18/06/2016
Cuộc đàm phán giữa Bộ Lao động và người đứng đầu một trong những nghiệp đoàn lớn nhất nước này đã kết thúc mà không đạt được đột phá nào
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Pháp dự kiến đạt 1,6%
15:40' - 17/06/2016
Cơ quan thống kê quốc gia Pháp ngày 16/6 cho biết tăng trưởng kinh tế Pháp năm 2016 dự kiến đạt 1,6 % sau khi tăng 1,2% trong năm 2015. Mức tăng trưởng này cao hơn mục tiêu 1,5% mà chính phủ đặt ra.
-
Kinh tế Thế giới
EURO 2016: Cú hích cho kinh tế Pháp
13:07' - 15/06/2016
Việc tổ chức vòng chung kết giải Vô địch bóng đá châu Âu (EURO 2016 ) đang mang lại cho Pháp những cơ hội mới và được xem là "cú hích" cho nền kinh tế nước này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36'
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26'
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24'
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.