EVFTA: Giới doanh nghiệp EU hy vọng hiệp định sớm được phê chuẩn
Sau khi Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) ký Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) ngày 30/6 và tiến tới đệ trình để phê chuẩn, phóng viên TTXVN tại Brussels đã phỏng vấn đại diện một số hiệp hội doanh nghiệp châu Âu như Tổng Thư ký Hiệp hội các doanh nghiệp kinh doanh nông sản và thực phẩm châu Âu, bà Pascale Rouhier, và Trưởng Văn phòng liên lạc EU tại Brussels của Hiệp hội Công nghiệp hóa chất Đức, ông Pierre Groning, để tìm hiểu những thuận lợi của doanh nghiệp châu Âu khi EVFTA được thực thi.
Phía châu Âu đánh giá Việt Nam đại diện cho một thị trường rất hấp dẫn đối với các công ty EU xuất khẩu những sản phẩm nông nghiệp. Là một thị trường lên tới 94 triệu dân, có tầng lớp trung lưu đang phát triển, với truyền thống ẩm thực lâu đời, nhu cầu của Việt Nam đối với các nông sản châu Âu dự kiến sẽ ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Tương tự như vậy, Việt Nam là nhà sản xuất có lợi thế về các sản phẩm nuôi trồng như cá, tôm hay hạt điều, và có thể trở thành nguồn cung mạnh để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng châu Âu về các sản phẩm này. Về tổng thể, giới doanh nghiệp EU đánh giá EVFTA sẽ mang lại nhiều tác động tích cực. Đây là thỏa thuận được ký với một quốc gia có tính bổ sung rất tốt cho nền kinh tế châu Âu, một nhà sản xuất rất nhiều sản phẩm với sản lượng lớn sẽ được gửi đến châu Âu để tiêu thụ và cũng sẽ nhập khẩu rất nhiều sản phẩm từ các nhà sản xuất EU. Theo bà Rouhier, nhìn chung, EVFTA sẽ cung cấp một khuôn khổ hợp tác, giúp thảo luận về các quy định, đơn giản hóa thủ tục hải quan và xây dựng nên một cơ chế giải quyết tranh chấp tiềm năng. Tổng Thư ký Hiệp hội các doanh nghiệp kinh doanh nông sản và thực phẩm châu Âu cũng cho rằng hiệp định sẽ tác động tích cực đối với nhiều loại nông sản của châu Âu.Đơn cử như ngành sữa, hiện châu Âu đã xuất khẩu một số sản phẩm sữa trị giá 150 triệu euro sang Việt Nam, đưa địa bàn này trở thành thị trường xuất khẩu cỡ vừa nhưng rất quan trọng đối với EU. Bà Rouhier cho biết phía EU mong muốn được miễn thuế hoàn toàn cho các sản phẩm sữa theo thỏa thuận, cho phép các nhà xuất khẩu EU cạnh tranh trên một sân chơi bình đẳng với New Zealand và lợi thế cạnh tranh nhẹ so với Mỹ.
Về ngành rau quả, các doanh nghiệp EU hy vọng rằng thỏa thuận, bao gồm việc thiết lập một cuộc đối thoại về các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), có thể tạo niềm tin vào các tiêu chuẩn và đảm bảo an toàn về sinh học của EU. Các doanh nghiệp cũng hoan nghênh cam kết của EU trong việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam về SPS và các vấn đề an toàn thực phẩm. Khi hiệp định đi vào thực thi, các doanh nghiệp EU có thể cạnh tranh trên một sân chơi bình đẳng với các đối thủ khác. Họ có thể giảm giá hàng hóa, vì thuế nhập khẩu được giảm; do đó EU có thể xuất khẩu nhiều hơn sang Việt Nam. Doanh nghiệp EU cũng kỳ vọng vào thỏa thuận cung cấp các thủ tục hợp lý liên quan đến SPS - thỏa thuận cũng có thể dẫn đến giảm chi phí hoạt động, với các thủ tục hải quan đơn giản hơn. Bà Rouhier cũng cho rằng hiệp định khi được thực thi sẽ thúc đẩy hoạt động thương mại đối với một số sản phẩm mà EU không tự túc được, như các loại hạt, cà phê và trà hoặc các sản phẩm thủy sản, Việt Nam là quốc gia cung cấp nhiều sản phẩm thủy sản như cá ngừ đóng hộp và tôm đông lạnh.Hiệp định dự kiến cấp hạn ngạch cho sản phẩm cá ngừ với mức thuế 0%, còn tôm sẽ được miễn thuế khi thực hiện hoặc sau khoảng thời gian từ 6 - 8 năm tùy từng loại. Theo bà Rouhier, ngành thương mại thực phẩm nông nghiệp của EU sẽ tích cực vận động Nghị viện châu Âu (EP) thông qua hiệp định một cách suôn sẻ, để thỏa thuận có thể đi vào hiệu lực vào đầu năm 2020.
Theo ông Groning, về tổng thể, EVFTA là thỏa thuận với một quốc gia bổ sung rất tốt cho nền kinh tế châu Âu. Việt Nam là nhà sản xuất rất nhiều mặt hàng với sản lượng lớn, có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường châu Âu và cũng có khả năng tiếp nhận rất nhiều sản phẩm từ EU, đặc biệt là mặt hàng hóa chất. Vì vậy, hai bên có một sự bổ sung nhất định cho nhau và ít có tính đối kháng về mặt kinh tế.Ví dụ đối với ngành hóa chất của Đức, tầm quan trọng của thị trường Việt Nam sẽ tăng gấp đôi sau 5 năm. Hiện tại, hiệp hội doanh nghiệp hóa chất đã đạt khoảng 500 triệu euro xuất khẩu và sẽ tăng mạnh khi hiệp định được thực thi.
Ông Groning cũng cho rằng một số ngành của châu Âu, như dệt may, lúa gạo có thể bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, vấn đề này đã được nêu trong các cuộc đàm phán, nên sẽ có một số điều khoản nhằm bảo vệ các nhà sản xuất châu Âu theo từng giai đoạn với việc cắt giảm thuế quan gắn liền với một tiến trình 10 năm.Ông Groning nhấn mạnh ngay trong quá trình đàm phán đã có sự gia tăng mạnh mẽ đầu tư của châu Âu vào Việt Nam. Vì vậy, giá trị thương mại của Việt Nam đã tăng mạnh ngay trong những năm diễn ra đàm phán. Quá trình này đã được thực hiện một cách rất tích cực và cả hai bên cùng đón mừng khi hiệp định được ký kết. Giới doanh nghiệp châu Âu mong muốn hiệp định sẽ được phê chuẩn vào cuối năm hoặc đầu năm 2020./.
>> Làm gì để dệt may Việt Nam tối đa hóa được lợi ích từ EVFTA?>> Việt Nam và EU sẽ sớm hoàn tất quy trình phê chuẩn hai Hiệp định EVFTA và EVIPA
- Từ khóa :
- evfta
- evipa
- doanh nghiệp châu âu
- doanh nghiệp việt nam
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
EVFTA - Bài 4: Cơ hội lớn cho ngành thủy sản bứt phá
18:26' - 30/06/2019
Thủy sản là mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam khi xuất khẩu sang châu Âu. Đây cũng là mặt hàng được hưởng lợi thế ưu đãi từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).
-
Kinh tế Việt Nam
EVFTA - Bài 3: Đơn giản hóa thủ tục xuất nhập khẩu
18:26' - 30/06/2019
Hiệp định EVFTA được ký kết ngày 30/6 tại Hà Nội được xem là FTA thế hệ mới thứ hai sau Hiệp định CPTPP.
-
Kinh tế Việt Nam
EVFTA - Bài 2: Tạo sức ép cho doanh nghiệp tăng năng lực cạnh tranh
18:25' - 30/06/2019
Hiệp định EVFTA được thực thi sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam được tiếp cận với khu vực kinh tế của 28 nước thành viên EU, tạo sức ép để doanh nghiệp Việt cải thiện năng lực cạnh tranh.
-
Kinh tế Việt Nam
EVFTA - Bài 1: Tận dụng tối đa lợi ích
18:23' - 30/06/2019
Khi thực thi, EVFTA sẽ là cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản cũng như những mặt hàng Việt Nam vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EC điều tra chống bán phá giá đối với lốp xe nhập khẩu từ Trung Quốc
21:14' - 21/05/2025
Ủy ban châu Âu đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm lốp xe du lịch và xe tải nhẹ nhập khẩu từ Trung Quốc...
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản giảm mạnh do thuế quan của Mỹ
17:35' - 21/05/2025
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản đã giảm 5,8% về giá trị trong tháng 4/2025 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế ô tô 25%...
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản cân nhắc siết chặt quy định miễn thuế cho bưu kiện nhỏ từ Shein, Temu
14:03' - 21/05/2025
Nhật Bản đang cân nhắc xem xét lại các quy định miễn thuế đối với những kiện hàng nhỏ, bao gồm cả những kiện hàng vận chuyển từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại Mỹ - Trung nguội lạnh, cảng biển lớn vẫn vắng hàng
22:24' - 20/05/2025
Dù Mỹ - Trung tạm hoãn áp thuế, thương mại tại cảng Los Angeles và Long Beach vẫn trầm lắng. Nhập khẩu giảm, tàu ít cập bến, bán lẻ Mỹ đối mặt giá cao và nguy cơ thiếu hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ
21:58' - 20/05/2025
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ thông qua các sáng kiến gần đây nhằm ngăn chặn việc sử dụng sai các quy tắc xuất xứ đối với hàng xuất khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Thái Lan làm rõ việc hoãn phát tiền số, dồn ngân sách cho kích thích kinh tế
21:57' - 20/05/2025
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra cho biết chương trình phát tiền số tạm hoãn, ngân sách chuyển sang kế hoạch kích thích kinh tế mới trị giá 4,75 tỷ USD do tác động thuế quan Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Pháp công bố hàng chục tỷ USD đầu tư mới
11:18' - 20/05/2025
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã công bố khoảng 20 tỷ euro (22,49 tỷ USD) được đầu tư mới vào quốc gia này.
-
Kinh tế Thế giới
Giảm kiểm tra hải quan với nhiều hàng hóa giữa Anh-EU
21:09' - 19/05/2025
Chính phủ Anh cho biết, thỏa thuận kinh tế mới với Liên minh châu Âu (EU) sẽ giảm bớt việc kiểm tra hải quan đối với các sản phẩm thực phẩm và thực vật để "cho phép hàng hóa lưu thông tự do trở lại".
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản sẽ áp dụng hệ thống sàng lọc du khách miễn thị thực từ năm 2028
20:25' - 19/05/2025
Chính phủ Nhật Bản sẽ áp dụng hệ thống sàng lọc trước khi nhập cảnh đối với du khách đến từ các quốc gia được miễn thị thực từ năm tài chính 2028 nhằm thúc đẩy ngành du lịch đang phát triển mạnh.