EVN phấn đấu hoàn thành kế hoạch tổng thể chuyển đổi số vào năm 2020
Theo đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ triển khai các chương trình nâng cao nhận thức, đào tạo kỹ năng về chuyển đổi số, phát triển doanh nghiệp số cho Lãnh đạo Tập đoàn và các đơn vị; Cán bộ quản lý các cấp; Chuyên gia và cán bộ kỹ thuật; Người lao động; Giảng viên trường Cao đẳng điện lực và các cơ sở đào tạo.
Cụ thể, trong lĩnh vực sản xuất, Tập đoàn xây dựng và hoàn thiện lại quy trình quản lý kỹ thuật theo hướng sử dụng các thiết bị điện tử thông minh; Tin học hóa trong sửa chữa theo phương pháp RCM cho các nhà máy điện; Xây dựng và thử nghiệm quy trình quản lý tối ưu nhiên liệu; Nghiên cứu và đưa ra yêu cầu số hóa tổng thể cho một nhà máy nhiệt điện than (NMNĐ) than; Thống nhất các nguồn dữ liệu, tích hợp thông tin từ các hệ thống phần mềm khác (CMIS, ERP, HRMS, đầu tư xây dựng).
Trong lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ khách hàng, Tập đoàn chuẩn hóa, đơn giản và hoàn thiện các quy trình, quy định hiện tại theo hướng dễ dàng số hóa; Xây dựng ứng dụng di động phục vụ khách hàng tìm kiếm các thông tin về dịch vụ điện; Xây dựng các chính sách chăm sóc và khuyến khích khách hàng tham gia các hoạt động chuyển đổi của EVN.
Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, Tập đoàn sẽ hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ; Ban hành tiêu chí đánh giá về mức độ ứng dụng công nghệ trong hoạt động đầu tư xây dựng; Hoàn thành nâng cấp và hoàn thiện phần mềm đầu tư xây dựng phiên bản 2.0, áp dụng công nghệ AI nhận diện khuôn mặt trong giám sát thi công, tích hợp các hệ thống giám sát thông minh tại công trường...
Trong lĩnh vực quản trị nội bộ, Tập đoàn sẽ hiệu chỉnh, ban hành các quy trình thủ tục nội bộ phục vụ cá nhân hóa thông tin; Hoàn thiện quy trình cập nhật và ứng dụng các tiện ích văn phòng; Xây dựng quy trình phù hợp với xu hướng quản trị mới.
Về lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin, sẽ thống nhất trong toàn Tập đoàn 1 nền tảng hạ tầng chung, đồng nhất về công nghệ, về giải pháp kỹ thuật và giải quyết vấn đề thống nhất quản trị cơ sở dữ liệu dùng chung.
Chuẩn hóa, làm giàu cơ sở dữ liệu, đẩy mạnh khai thác, phân tích để nâng giá trị của dữ liệu của EVN lên cao hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của Tập đoàn cũng như phù hợp với xu thế chung.
Theo “Kế hoạch tổng thể Chuyển đổi số trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam” đã được Tập đoàn xây dựng, đã định hướng nghiên cứu, lựa chọn công nghệ phù hợp với cơ sở hạ tầng hiện có để triển khai thực hiện theo từng lĩnh vực, lựa chọn phương án khả thi, những công việc cụ thể, thiết thực, có thể phát huy hiệu quả ngay.
Tập đoàn đã tổ chức các hội nghị, hội thảo để chia sẻ những kiến thức về chuyển đổi số; chiến lược, lộ trình và những yếu tố quyết định thành công, những thách thức trong chuyển đổi số.
Để đạt được mục tiêu hoàn thành Kế hoạch tổng thể chuyển đổi số vào năm 2020, EVN cho biết, các đơn vị thành viên phải thay đổi tư duy, thay đổi cách làm, tổ chức thực hiện ngay các nhiệm vụ được nêu trong Kế hoạch này với 5 nhiệm vụ trọng tâm và 40 chỉ tiêu cần đạt được như sau:
Thứ nhất, xây dựng chương trình nâng cao nhận thức, đào tạo kỹ năng về chuyển đổi số, phát triển doanh nghiệp số cho lãnh đạo các cấp và toàn thể người lao động trong Tập đoàn. Xác định chuyển đổi số là trách nhiệm của toàn thể người lao động trong toàn Tập đoàn.
Thứ hai, xây dựng các chính sách chuyển đổi số, sẵn sàng chấp nhận và thử nghiệm ý tưởng, công nghệ mới một cách có kiểm soát, sau đó đánh giá và nhân rộng; thúc đẩy đổi mới, phát triển sáng tạo.
Thứ ba, EVN có hoạt động sản xuất kinh doanh đa dạng, tích hợp theo chiều dọc, đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hầu hết các hoạt động, quy trình nghiệp vụ.
Để đảm bảo chuyển đổi số thành công cần nhận diện, lựa chọn và triển khai thực hiện các lĩnh vực trọng tâm như: số hóa dữ liệu, số hóa khách hàng, số hóa quy trình nghiệp vụ.
Thứ tư, xây dựng phương án bảo đảm an toàn cho hệ thống viễn thông CNTT và tự động hóa của EVN theo phương án hình thành Trung tâm điều hành an ninh bảo mật.
Thứ năm, các mục tiêu của 5 lĩnh vực Chuyển đổi số, bao gồm: Chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất với nhiệm vụ đến năm 2022 hoàn thành 8 mục tiêu; Năm 2025 hoàn thành 5 mục tiêu.
Chuyển đổi số trong lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ khách hàng với nhiệm vụ đến năm 2022 hoàn thành 6 mục tiêu; Năm 2025 hoàn thành 1 mục tiêu. Chuyển đổi số trong lĩnh vực đầu tư xây dựng với nhiệm vụ đến năm 2022 hoàn thành 10 mục tiêu; Năm 2025 hoàn thành 5 mục tiêu.
Chuyển đổi số trong lĩnh vực quản trị nội bộ với nhiệm vụ đến năm 2022 hoàn thành 7 mục tiêu; Năm 2025 hoàn thành 4 mục tiêu. Riêng việc nâng cao năng lực hạ tầng viễn thông, ứng dụng các nền tảng công nghệ số, đến năm 2022 sẽ hoàn thành thiết lập Hạ tầng số; Nền tảng số; Xây dựng ứng dụng số; các mục tiêu đảm bảo an toàn thông tin.
Đến năm 2025, EVN có hệ thống hạ tầng công nghệ tiên tiến với các nền tảng số và các ứng dụng số đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số cho các lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn.
Hiện tại Tập đoàn đang triển khai 16 hệ thống phần mềm dùng chung cho tất cả các đơn vị trong Tập đoàn; trong đó có 7 hệ thống phần mềm lõi bao gồm: ERP, CMIS 3.0, IMIS, PMIS, HRMS, E-OFFICE và EVNHES.
Qua theo dõi và đánh giá của các đơn vị cho thấy, các hệ thống phần mềm đã được áp dụng tốt tại các đơn vị cơ sở, việc cập nhật số liệu tại các phần mềm phục vụ công tác hàng ngày như ERP, CMIS, E-OFFICE đạt trên 95%.
Đối với các phần mềm còn lại, mức độ áp dụng và sử dụng phần mềm tại cơ quan các đơn vị còn hạn chế, có những phần mềm như HRMS, IMIS có những Tổng công ty đến trên 60% người dùng không truy cập trong 3 tháng liên tiếp. Riêng phần mềm IMIS các cấp lãnh đạo của EVNNPT, EVNCPC và EVNSPC đã có sự quan tâm đặc biệt, số lượng truy cập >500 truy cập trên năm.
Tổng số lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng cũng như các yêu cầu nâng cấp hiệu chỉnh phần mềm của các đơn vị đã giảm. Số lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng chỉ bằng 55% và số yêu cầu hiệu chỉnh bằng 63% so với năm 2019./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố 3 nền tảng hỗ trợ chuyển đổi số cho các cơ quan báo chí
13:25' - 12/01/2021
Sáng 12/1, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố nền tảng hỗ trợ chuyển đổi số cho các cơ quan báo chí.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyển đổi số và nâng tầm hội nhập để bứt phá trong năm 2021
21:25' - 09/01/2021
Chuyển đổi số và nâng tầm hội nhập, tạo nguồn lực để doanh nghiệp Tp. Hồ Chí Minh nói riêng, doanh nghiệp Việt nói chung vượt qua thách thức và bứt phá về tăng trưởng trong thời gian tới.
-
Công nghệ
Đâu là nhân tố quyết định chuyển đổi số thành công?
16:31' - 07/01/2021
Những doanh nghiệp đã triển khai công nghệ số là những doanh nghiệp có khả năng phục hồi nhanh chóng sau khủng hoảng.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Microsoft cắt giảm hơn 9.000 nhân viên để đẩy mạnh AI
09:45'
Ngày 2/7, Microsoft - Tập đoàn công nghệ đa quốc gia của Mỹ - thông báo cắt giảm khoảng 9.100 nhân viên, đánh dấu đợt cắt giảm lao động lớn nhất của công ty kể từ năm 2023.
-
Công nghệ
Long An: Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực số hóa
07:30'
Thông qua việc ứng dụng công nghệ số (blockchain, mã QR) trong truy xuất nguồn gốc nông sản, Long An hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp, quảng báo sản phẩm OCOP.
-
Công nghệ
Indonesia tăng cường năng lực về AI và không gian mạng
15:34' - 02/07/2025
Indonesia sẽ thành lập Lực lượng đặc nhiệm trí tuệ nhân tạo (AI) và Không gian mạng quốc gia nhằm tăng cường khả năng kỹ thuật số quốc gia và bảo vệ quyền con người.
-
Công nghệ
Nữ kỹ sư và hành trình số hóa hệ thống cấp nước
13:30' - 02/07/2025
Chia sẻ về định hướng sắp tới, kỹ sư Nhã Thi cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu các công nghệ mới để hỗ trợ vận hành mạng cấp nước thông minh hơn, dựa trên nhu cầu thực tế của người dân.
-
Công nghệ
Spotify sẽ cho phép người dùng cá nhân hóa danh sách phát nhạc
07:30' - 02/07/2025
Spotify đã định hình lại cách mọi người nghe nhạc trong một thế giới đa âm sắc, mang lại những cảm xúc và trải nghiệm chưa từng có.
-
Công nghệ
Google tham gia lĩnh vực điện nhiệt hạch
13:30' - 01/07/2025
Google đã công bố kế hoạch mua 200 megawatt điện nhiệt hạch sạch từ nhà máy điện nhiệt hạch quy mô lưới điện đầu tiên trên thế giới, được gọi là ARC, có trụ sở tại Chesterfield, Virginia (Mỹ).
-
Công nghệ
Cuộc đua không đích đến của Netflix
07:30' - 01/07/2025
Công ty truyền phát trực tuyến Netflix đang phát triển công nghệ có thể giúp cá nhân hóa không chỉ các đề xuất người dùng thấy trên dịch vụ mà còn cả những video.
-
Công nghệ
Trợ lý ảo cán bộ công chức- Giải pháp tra cứu thẩm quyền tức thì cho chính quyền 2 cấp
19:35' - 30/06/2025
Trợ lý ảo cán bộ công chức hỗ trợ giải đáp thắc mắc về phân quyền, phân cấp và phân định thẩm quyền giữa Chính phủ và chính quyền 2 cấp.
-
Công nghệ
Chiết xuất vàng bền vững từ rác thải điện tử
18:02' - 30/06/2025
Một nhóm nhà khoa học tại Đại học Flinders (Australia) vừa công bố phương pháp mới chiết xuất vàng từ quặng và rác thải điện tử mà không cần đến những hóa chất độc hại như xyanua hay thủy ngân.