FAO cảnh báo về tình trạng mất an ninh lương thực cấp tính trầm trọng tại 22 quốc gia
Trong một báo cáo chung được công bố ngày 31/10, hai cơ quan của Liên hợp quốc (LHQ) là Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) cùng Chương trình Lương thực thế giới (WFP) cảnh báo rằng tình trạng mất an ninh lương thực cấp tính sẽ trở nên trầm trọng hơn ở 22 quốc gia do nhiều nhân tố đang leo thang.
Báo cáo đánh giá 16 điểm nóng về nạn đói trên thế giới, phân tích viễn cảnh của những khu vực này trong giai đoạn từ tháng 11/2024 đến tháng 3/2025, theo đó các nước như Sudan, Palestine, Nam Sudan, Haiti và Mali bị coi là "có mức độ quan ngại cao nhất" và cần "được chú ý cấp bách nhất", trong khi các quốc gia gồm CH Chad, Liban, Myanmar, Mozambique, Nigeria, Syria và Yemen bị coi là "có mức độ quan ngại rất cao".
10 quốc gia và vùng lãnh thổ còn lại trong danh sách trên bị coi là điểm nóng về đói, gồm Kenya, Lesotho, Namibia, Niger, Burkina Faso, Ethiopia và Zimbabwe. Tình trạng đáng báo động này bị thúc đẩy bởi ít nhất 3 yếu tố là xung đột, khí hậu và sự bất ổn cũng như những chênh lệch về kinh tế. Cho dù có tách riêng hay kết hợp lại thì những yếu tố này đều đang có nguy cơ "làm sâu sắc thêm những điều kiện vốn đe doạ tính mạng con người".
Theo báo cáo, xung đột và bạo lực vũ trang tiếp tục là nguyên nhân chính dẫn đến nạn đói ở nhiều điểm nóng, làm gián đoạn các hệ thống cung ứng lương thực, khiến cho người dân phải di dời và gây trở ngại cho việc tiếp cận hỗ trợ nhân đạo.
Liên quan đến tình hình khí hậu, FAO và WFP cảnh báo La Nina có thể làm gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan và đe dọa những hệ thống cung ứng thực phẩm không ổn định, làm trầm trọng thêm khủng hoảng lương thực ở những khu vực dễ bị tổn thương cho đến đầu mùa Xuân tới.
Tham chiếu 5 điểm nóng về nạn đói bị coi là có mức độ quan ngại cao nhất, Tổng Giám đốc của FAO Khuất Đông Ngọc (Qu Dongyu) nhấn mạnh nhu cầu cấp bách về một lệnh ngừng bắn nhân đạo và phục hồi khả năng tiếp cận cũng như khả năng có sẵn các loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng.
Ông Khuất Đông Ngọc nêu rõ hòa bình và ổn định rất quan trọng đối với nông dân để họ trồng cây lương thực, thu hoạch và duy trì sinh kế. Quyền tiếp cận các loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng không chỉ là nhu cầu cơ bản mà còn là một quyền cơ bản của con người.
Báo cáo của FAO và WFP nhấn mạnh việc hành động sớm và có mục tiêu đóng vai trò rất quan trọng trong việc ngăn chặn khủng hoảng gia tăng.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Phân bón Dầu khí đảm bảo an ninh lương thực quốc gia
17:44' - 22/10/2024
Hai đơn vị sản xuất phân bón của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) là phân bón Phú Mỹ và Phân bón Cà Mau đang khẳng định vai trò trụ cột trong đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
-
Kinh tế & Xã hội
Khoảng 30% dân số thế giới đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực
10:19' - 16/10/2024
Thế giới có khoảng 30% dân số trong tình trạng mất an ninh lương thực ở mức độ vừa phải hoặc nghiêm trọng, tương đương khoảng 2,33 tỷ người.
-
Kinh tế Thế giới
Tình trạng mất an ninh lương thực "không chừa" các nền kinh tế lớn
08:07' - 15/10/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, tổ chức từ thiện cứu trợ lương thực Foodbank cho biết gần một nửa số hộ gia đình có thu nhập thấp ở Australia đang rơi vào tình trạng mất an ninh lương thực.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Cử tri Mỹ có lạc quan về "sức khoẻ" nền kinh tế?
09:11' - 31/10/2024
Ở thời điểm chưa đầy một tuần nữa nước Mỹ bước vào cuộc bầu cử Tổng thống, nền kinh tế Mỹ được dự báo tiếp tục tăng trưởng vững chắc trong quý III/2024.
-
Ý kiến và Bình luận
Thống đốc BoK hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2024 của Hàn Quốc
08:38' - 30/10/2024
Thống đốc Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) ông Rhee Chang-yong dự đoán tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2024 của Hàn Quốc sẽ thấp hơn dự đoán 2,4% được đưa ra hồi tháng Tám do xuất khẩu suy giảm.
-
Ý kiến và Bình luận
Trung Quốc phản đối quy định của Mỹ về hạn chế đầu tư công nghệ
08:24' - 30/10/2024
Ngày 29/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm đã bày tỏ phản đối quy định mới nhất của Mỹ về các hạn chế đầu tư nhằm vào Bắc Kinh.
-
Ý kiến và Bình luận
Phản ứng của các nước và doanh nghiệp về phần mềm ô tô của Trung Quốc
09:09' - 29/10/2024
Chính phủ Mexico bày tỏ quan ngại trước đề xuất của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cấm sử dụng phần mềm và phần cứng của Trung Quốc.
-
Ý kiến và Bình luận
Cần có mức trần chung cho giá nhà ở xã hội
19:31' - 28/10/2024
Dù có chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, nhiều người mua nhà ở xã hội vẫn phải chờ đợi vì nguồn vốn từ Ngân hàng dẫn đến nghịch lý giữa cung cầu nhà ở và khả năng tiếp cận tài chính của người dân.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam-Malaysia còn nhiều dư địa hợp tác thương mại và du lịch
07:53' - 28/10/2024
Malaysia và Việt Nam có tiềm năng hợp tác lớn và điều này cũng đã được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đưa ra trong chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Malaysia Johari Bin Abdul.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF: Đồng yen Nhật yếu có lợi cho nền kinh tế
08:00' - 27/10/2024
Đồng yen yếu có lợi cho nền kinh tế Nhật Bản do tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu hơn so với sự gia tăng chi phí nhập khẩu.
-
Ý kiến và Bình luận
6 giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cuối năm
17:11' - 26/10/2024
Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024, những tháng cuối năm, Chính phủ sẽ tập trung vào 6 giải pháp trọng tâm.
-
Ý kiến và Bình luận
G20 thúc đẩy cam kết chuyển đổi năng lượng toàn cầu
15:18' - 26/10/2024
Các nước G20 sẽ tập trung vào việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng “trong thập kỷ quan trọng này” để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 từ nay đến năm 2050.