FED cảnh báo gia tăng nguy cơ đe dọa triển vọng kinh tế Mỹ
Trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu vẫn đang còn nhiều bất ổn, nhiều quan chức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã bày tỏ quan ngại về những nguy cơ tiêu cực có xu hướng gia tăng sẽ ảnh hưởng đến "sức khỏe" cũng như triển vọng của nền kinh tế đầu tàu thế giới.
Theo báo cáo của FED công bố ngày 17/2, trong cuộc họp thường kỳ ngày 26-27/1 vừa qua của Ủy ban Thị trường mở liên bang (FOMC), giới chức FED có chung quan điểm cho rằng những dấu hiệu gần đây cho thấy triển vọng tích cực của nền kinh tế Mỹ là "không rõ ràng", trong khi "tình trạng không chắc chắn" có xu hướng gia tăng và có thể kéo theo nguy cơ làm suy yếu tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Theo họ, các điều kiện tài chính thắt chặt hơn tại Mỹ, trong đó có sự biến động thị trường, đã khiến giá cổ phiếu nhanh chóng sụt giảm trong khi đồng USD lại tăng cao.
Các nhà hoạch định chính sách cũng nhận định những dấu hiệu xấu đe dọa triển vọng kinh tế Mỹ đã rõ nét hơn kể từ khi FED lần đầu tiên trong hơn 9 năm qua nâng lãi suất cơ bản hồi giữa tháng 12 năm ngoái.
Họ cũng lo ngại về nguy cơ chững lại của nền kinh tế Mỹ do ảnh hưởng ngày càng lớn từ tình trạng giảm tốc của kinh tế Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi.
Do đó, giới chức FED nhất trí tiếp tục duy trì lãi suất cơ bản ở mức từ 0,25 - 0,5%, đồng thời nhấn mạnh thể chế này sẽ theo dõi chặt chẽ những diễn biến của tình hình kinh tế và tài chính toàn cầu, cũng như đánh giá thị trường lao động và tỷ lệ lạm phát để đưa ra quyết định về thời điểm và tốc độ điều chỉnh lãi suất cơ bản.
Báo cáo trên của FED được công bố một tuần sau khi Chủ tịch FED Janet Yellen, trong phiên điều trần trước trước Ủy ban Tài chính thuộc Hạ viện Mỹ, đã cảnh báo kinh tế Mỹ đang phải đối mặt với nguy cơ từ tình hình tài chính trong nước cũng như những bất ổn của kinh tế thế giới.
Theo bà, trong thời gian gần đây, nền kinh tế số một thế giới nhận được ít sự hỗ trợ của các chính sách tài chính trong nước và nếu tình trạng này còn tiếp diễn, triển vọng kinh tế và thị trường việc làm của Mỹ sẽ bị tác động đáng kể.
Người đứng đầu FED cũng viện dẫn chính sách tiền tệ "khó hiểu" của Trung Quốc như một nhân tố khiến các thị trường toàn cầu càng trở nên bất ổn, qua đó đe dọa "sức khỏe" của nền kinh tế Mỹ.
Hiện FED vẫn chưa đưa ra bất cứ thông tin nào về lộ trình nâng lãi suất sắp tới của mình. Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn còn nhều biến động và nhiều nguy cơ gia tăng đe dọa triển vọng kinh tế Mỹ, nhiều khả năng FED sẽ chưa thể sớm đưa ra quyết định cho lần nâng lãi suất tiếp theo.
Theo một cuộc khảo sát do tờ "Wall Street Journal" thực hiện gần đây, chỉ 9% chuyên gia kinh tế dự đoán FED sẽ điều chỉnh lãi suất trong tháng 3 tới, trong khi khoảng 60% cho rằng Ngân hàng trung ương sẽ chưia thể hành động ít nhất là cho đến tháng 6 tới./.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Quan chức Fed kêu gọi việc chia nhỏ các ngân hàng lớn
14:59' - 17/02/2016
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tại Minneapolis, Neel Kashkari kêu gọi chia nhỏ các ngân hàng lớn, những ngân hàng mà nếu phá sản có thể gây ra rủi ro nghiêm trọng cho hệ thống tài chính toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch Fed ngạc nhiên khi chính sách lãi suất âm "thịnh hành" tại châu Âu
13:22' - 12/02/2016
Trong một phát biểu mới đây, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen tỏ ý ngạc nhiên trước việc một số ngân hàng trung ương châu Âu đã đưa lãi suất ngắn hạn vào vùng âm.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch Fed quan ngại về triển vọng kinh tế Mỹ
12:30' - 11/02/2016
Bà Yellen nhấn mạnh,các điều kiện tài chính tại Mỹ thời gian gần đây ít hỗ trợ tăng trưởng. Nếu tình trạng này còn tiếp diễn sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới triển vọng kinh tế và thị trường việc làm của Mỹ
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thông điệp “Nước Việt Nam là một” vang vọng truyền thông Mỹ Latinh
21:50' - 27/04/2025
Bài viết “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã trở thành tâm điểm trong loạt bài đặc biệt của Thông tấn xã Mỹ Latinh Prensa Latina.
-
Kinh tế Thế giới
IMF dự báo quá trình phục hồi kinh tế ở châu Phi bị gián đoạn
13:59' - 27/04/2025
Theo báo cáo Triển vọng kinh tế khu vực châu Phi ở phía Nam sa mạc Sahara công bố ngày 25/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định đà phục hồi kinh tế tại khu vực này đang bị gián đoạn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump yêu cầu miễn phí lưu thông qua kênh đào Panama, Suez cho tàu Mỹ
13:58' - 27/04/2025
Ngày 26/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi miễn phí lưu thông cho các tàu quân sự và thương mại của Mỹ qua kênh đào Panama và Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Mỹ đang “giảm tốc” trước áp lực thuế quan
13:58' - 27/04/2025
Tăng trưởng kinh tế Mỹ đang giảm tốc rõ rệt trong những tháng đầu năm 2025, do người tiêu dùng thận trọng và thâm hụt thương mại mở rộng từ làn sóng nhập khẩu trước thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
10:43' - 27/04/2025
Tuần qua có nhiều sự kiện kinh tế nổi bật như: Mỹ áp thuế 3.521% đối với pin năng lượng mặt trời nhập khẩu; Giám đốc IEA cảnh báo áp lực địa chính trị gia tăng là thách thức với an ninh năng lượng…
-
Kinh tế Thế giới
Bất ổn vẫn bao trùm thương mại toàn cầu
10:13' - 27/04/2025
Chiến lược thuế quan của ông Trump có thể gây ra những tác động lâu dài, bao gồm xu hướng gia tăng chi phí sinh hoạt và những rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch EC và Tổng thống Mỹ nhất trí về kế hoạch hội đàm chính thức
08:48' - 27/04/2025
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhất trí tổ chức cuộc họp chính thức trong thời gian tới.
-
Kinh tế Thế giới
EY: Thuế nhập khẩu 25% có thể khiến chi phí dược phẩm tại Mỹ tăng hơn 50 tỷ USD/năm
19:56' - 26/04/2025
Từ trước đến nay, dược phẩm thường được miễn trừ khỏi các cuộc chiến thương mại vì lo ngại tác động tiêu cực. Tuy nhiên, ông Trump nhiều lần đe dọa áp thuế 25% với thuốc nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore không đạt thoả thuận giảm thuế với Mỹ
19:34' - 26/04/2025
Mỹ sẽ không giảm 10% thuế quan cho hàng nhập khẩu từ Singapore nhưng hai nước nhất trí sẽ tăng cường quan hệ kinh tế một cách tích cực và tiếp tục thảo luận về các cách thức hợp tác.