Fed nâng lãi suất: Nhật hưởng lợi, Trung Quốc lo âu
Sự kiện lịch sử Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất lần đầu tiên sau gần một thập niên, một tín hiệu cho thấy "sức khỏe" của nền kinh tế Mỹ - một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của châu Á - đang trên đà phục hồi, đã được các quốc gia châu Á đón nhận với thái độ trái chiều.
Fed - Ngân hàng trung ương Mỹ - vừa chính thức nâng lãi suất lần đầu tiên sau gần một thập niên thêm 0,25 điểm phần trăm lên 0,25-0,5%, với nhận định các điều kiện trên thị trường lao động Mỹ đã được cải thiện đáng kể trong năm nay và bày tỏ tin tưởng rằng lạm phát trong thời gian trung hạn sẽ tăng lên mức mục tiêu 2%.
Mức tăng khá nhẹ nhàng đó của Fed làm các chính phủ cũng như ngân hàng trung ương ở châu Á “thở phào nhẹ nhõm”, khi chứng kiến các sàn chứng khoán châu lục ghi điểm trong lúc các đồng tiền khu vực cũng nhích lên thay vì “xuống dốc” như dự đoán.
Tại châu Á, Nhật Bản được cho là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất do lãi suất tại Mỹ được tăng cao sẽ khiến đồng bạc xanh lên giá so với đồng yen, giúp các nhà xuất khẩu của nước này được hưởng lợi.Đồng thời, chi phí hoạt động của các doanh nghiệp nhập khẩu tại “xứ hoa anh đào” cũng sẽ tăng cao, qua đó hỗ trợ mục tiêu thúc đẩy lạm phát mà Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) đang theo đuổi.
Trái ngược với Nhật Bản, quyết định nâng lãi suất của Fed có thể làm phức tạp thêm những nỗ lực của Trung Quốc nhằm ngăn chặn kinh tế giảm tốc và giữ đồng nhân dân tệ (NDT) ổn định.
Cụ thể, quyết định này có thể làm cản trở mục tiêu giữ nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới không rơi xuống dưới mức 6,5%. Rõ ràng, những thay đổi trong chính sách tài chính của Mỹ đang đặt Bắc Kinh vào "thế khó".
Trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển một cách chậm chạp, Bắc Kinh hoàn toàn có thể giảm lãi suất để thúc đẩy tăng trưởng. Song, điều đó sẽ tạo ra một làn sóng “chảy máu” vốn ra khỏi các thị trường của nước này và tình hình sẽ trở nên nghiêm trọng hơn với việc lãi suất tại Mỹ được tăng cao.
Các chuyên gia phân tích cho rằng hiện tượng thoái vốn ra khỏi Trung Quốc thậm chí sẽ tăng cao hơn trước thềm cuộc họp của Fed, với số vốn được rút ra khỏi nước này trong tháng 11 được dự đoán tăng vọt lên mức 100-115 tỷ USD, từ con số 37 tỷ USD của tháng 10.
Đối với các quốc gia châu Á khác như Ấn Độ, Thái Lan hay Indonesia thì sự quan tâm lớn nhất sau quyết định lịch sử của Fed có lẽ là sự chuyển động của các đồng tiền tệ và những quan ngại về tình trạng thoái vốn.
Chuyên gia Christine Rifflart của Viện Nghiên cứu Pháp OFCE nhận định các nền kinh tế đang nổi đã vận hành khá tốt khi Fed thực thi chính sách tiền tệ “nới lỏng”, song với việc thay đổi lãi suất lần này, nhiều trong số các nền kinh tế - mà hiện đang vật lộn với tình hình tăng trưởng trì trệ - sẽ có lý do để lo lắng.
Khi lãi suất tại Mỹ tăng thì chi phí vay mượn bằng đồng USD sẽ tăng lên và gây khó khăn cho chính phủ cũng như doanh nghiệp các nước có xu hướng vay mượn nhiều bằng đồng tiền này.
Những nền kinh tế mới nổi cũng sẽ đối mặt với nguy cơ "chảy máu" vốn bởi những nước này có thể sẽ phản ứng bằng cách tăng lãi suất trong nước vốn đã ở mức rất cao.
Ngoài ra, các nước khai thác dầu mỏ - một mặt hàng được định giá bằng "đồng bạc xanh", vốn bị tổn hại bởi giá dầu thô sụt giảm xuống mức thấp nhất trong 7 năm qua - cũng phải đối phó với tác động từ việc Mỹ tăng lãi suất khiến đồng USD tăng giá.
Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến lạc quan hơn xung quanh động thái tăng lãi suất của Fed.
Các nhà phân tích nhận định mức tăng rất nhẹ trước mắt có lẽ sẽ không tác động nhiều đến người dân cũng như nền kinh tế Mỹ và vẫn giúp Mỹ đạt được mục tiêu là duy trì nền kinh tế tăng trưởng ở nhịp độ bền vững, không gây lạm phát trên 2%.
Đối với các nền kinh tế mới nổi, tổ chức nghiên cứu Capital Economics cho rằng các thị trường này “được đánh giá cao về khả năng đối phó với việc Fed thắt chặt chính sách tiền tệ” với bằng chứng là việc Mỹ chuẩn bị tăng lãi suất không khuấy động các nhà đầu tư rút vốn khỏi các nước này.
Các chuyên gia cho rằng do đã có một khoảng thời gian dài chuẩn bị, các nền kinh tế này đã sẽ không gặp nhiều khó khăn sau khi Mỹ tăng lãi suất.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Fed nâng lãi suất: Việt Nam sẽ chịu tác động từ từ
17:37' - 17/12/2015
Tại Việt Nam hiện nay, dòng vốn ngắn hạn chiếm thị phần ít, còn lại chủ yếu là dòng vốn trung dài hạn vì thế nhìn chung tác động thực sự của Fed không phải là ngay lập tức mà sẽ tác động từ từ.
-
Tài chính
Ngay sau quyết sách của Fed, Hong Kong tăng lãi suất cơ bản
11:12' - 17/12/2015
Cơ quan tiền tệ Hong Kong (HKMA) sáng 17/12 đã quyết định tăng lãi suất cơ bản từ 0,5% lên 0,75% ngay sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định tăng lãi suất.
-
Ngân hàng
Thị trường ngoại tệ vẫn ổn định sau quyết định của Fed
10:07' - 17/12/2015
Thị trường ngoại tệ trong nước hầu như không có biến động sau Quyết định nâng lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Giá đô la Mỹ vẫn được các ngân hàng thương mại niêm yết ở mức kịch trần.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
ECB dự kiến sẽ giảm lãi suất tại cuộc họp tháng 6/2025
14:22'
ECB dự kiến sẽ giảm lãi suất tại cuộc họp tháng 6/2025
-
Tài chính & Ngân hàng
Ba "ông lớn" ngân hàng số Hàn Quốc tăng tốc mở rộng toàn cầu
07:40'
Hiện nay, các ngân hàng chỉ hoạt động trên Internet của Hàn Quốc đang chuyển hướng tập trung vượt ra ngoài sự tăng trưởng trong nước, hướng đến thị trường toàn cầu.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tuần tăng giá đầu tiên của đồng USD kể từ giữa tháng 3/2025
15:05' - 26/04/2025
Trong phiên giao dịch cuối tuần (ngày 25/4), đồng USD tăng khoảng 0,07% so với rổ tiền tệ chủ chốt, hướng tới mức tăng nhẹ trong tuần – đà tăng lần đầu tiên sau hơn một tháng đi xuống.
-
Tài chính & Ngân hàng
BoK có thể cắt giảm 1 điểm % lãi suất để hỗ trợ tiêu dùng nội địa
08:22' - 26/04/2025
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) dự kiến đến cuối năm 2025 sẽ hạ lãi suất cơ bản xuống mức 1,75%, tức giảm 1 điểm phần trăm từ mức 2,75% hiện nay.
-
Tài chính & Ngân hàng
Động thái “gỡ rào” lĩnh vực tiền điện tử cho các ngân hàng Mỹ
12:17' - 25/04/2025
Các cơ quan quản lý ngân hàng Mỹ ngày 24/5 thông báo thu hồi một số văn bản hướng dẫn trước đây, trong đó yêu cầu các ngân hàng phải thận trọng khi tham gia các hoạt động liên quan đến tiền điện tử.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF: Châu Á còn dư địa nới lỏng tiền tệ ứng phó thuế quan Mỹ
07:28' - 25/04/2025
Trong báo cáo triển vọng kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương mới được công bố, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực sẽ chậm lại, xuống còn khoảng 3,9% vào năm 2025 và 4% vào năm 2026.
-
Tài chính & Ngân hàng
Những dấu hiệu khiến ECB có thể tiếp tục phải hạ lãi suất
22:25' - 24/04/2025
Thành viên Hội đồng quản trị của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), ông Olli Rehn nhận định ngân hàng có thể cần phải hạ lãi suất hơn nữa.
-
Tài chính & Ngân hàng
Anh điều chỉnh phát hành trái phiếu để tăng vay nợ công
07:38' - 24/04/2025
Việc điều chỉnh phát hành mới nhất của DMO là để ứng phó với dữ liệu chính thức trong ngày 23/4 của Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS) cho thấy thâm hụt của chính phủ là 151,9 tỷ bảng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Chuyên gia dự báo BoJ sẽ tăng lãi suất chậm hơn dự kiến
21:05' - 23/04/2025
Một cuộc khảo sát của hãng tin Reuters đối với các nhà kinh tế cho thấy Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) có khả năng giữ nguyên lãi suất chủ chốt cho đến hết tháng Sáu.