Finternet: Hệ thống tài chính của tương lai
Theo tờ "Liên hợp buổi sáng" ngày 12/6, công nghệ có thể rút gọn quy trình, nâng cao hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, bất kỳ hệ sinh thái bền vững và lành mạnh nào cũng cần có cơ chế thưởng phạt cân bằng và hệ thống quản lý giám sát phù hợp.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã làm bộc lộ những vấn đề quản trị của hệ thống tài chính tư bản thân hữu truyền thống, gây ra phong trào “phố chính đối đầu phố Wall” (Main Street Vs Wall Street). Phố chính - Main street là một thuật ngữ được các nhà kinh tế sử dụng để gọi chung cho các doanh nghiệp nhỏ độc lập của Mỹ.Main Street đại diện cho đông đảo quần chúng đưa ra lời kêu gọi mạnh mẽ, yêu cầu ngành dịch vụ tài chính phải phục vụ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, cá nhân, gia đình và toàn thể cộng đồng, cần mang lại lợi ích cho nhiều nhóm đối tượng hơn, nhất là những nhóm xã hội chưa thể tiếp cận dịch vụ từ các tổ chức tài chính truyền thống. Xã hội kỳ vọng thay đổi hệ thống tài chính tư bản thân hữu truyền thống để hướng đến tài chính bao trùm/tài chính toàn diện (inclusive finance). Trong khi đó, thế giới chứng kiến sự xuất hiện hoặc đột phá của một loạt công nghệ số trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Việc tích hợp các công nghệ như Internet kết nối vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big data), chuỗi khối (Blockchain), trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây… có thể tạo ra các kịch bản ứng dụng mới, chẳng hạn như tài chính số (Digital Finance), sử dụng các thiết bị di động như máy tính bảng và điện thoại thông minh… để cung cấp dịch vụ tài chính số. Điều này cho phép những đối tượng ở các khu vực thiếu cơ sở hạ tầng tài chính vật chất tiếp cận dịch vụ tài chính, tạo ra dịch vụ tài chính trực tuyến và tài chính toàn diện. Sáng tạo tài chính có tính tiêu biểu nhất chính là bitcoin, một hệ thống tiền mặt điện tử ngang hàng do ông Satoshi Nakamoto, người sáng tạo ra blockchain công bố vào ngày 31/10/2008. Tiền mã hóa (một dạng của tiền điện tử hoặc tiền kỹ thuật số hay tiền ảo) bitcoin sẽ xây dựng một hệ thống tiền mặt kỹ thuật số “phi tập trung” không cần sự tin cậy, mục đích là xóa bỏ các tổ chức trung gian như ngân hàng, các công ty môi giới và thẻ tín dụng… do những tổ chức này thu phí cao, dễ bị gian lận và tồn tại rủi ro bảo mật.Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04'
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30'
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài 1: Khác biệt giữa Mỹ và châu Âu
05:30' - 19/11/2024
Mạng tin Gisreportsonline mới đây đăng bài viết của ông Adam Michel, Giám đốc nghiên cứu chính sách thuế tại Viện Cato, cho rằng việc giảm thuế lao động là cần thiết để tăng sức cạnh tranh của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội để dòng vốn đổ về Việt Nam
14:46' - 18/11/2024
Các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam có thể tận dụng cơ hội khi các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chuyển về Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ ngày 5/11 vừa qua.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế toàn cầu sau bầu cử Mỹ - Bài cuối: “Bóng ma” lạm phát quay về?
06:02' - 18/11/2024
Các biện pháp được ông Trump công bố "sẽ có thể gây thiệt hại kinh tế ước tính khoảng 33 tỷ euro chỉ riêng ở Đức", theo tính toán của Viện nghiên cứu kinh tế (IFO).
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế toàn cầu sau bầu cử Mỹ - Bài 1: Hiệu ứng đảo ngược
05:30' - 18/11/2024
Sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống, dự kiến sẽ có nhiều chính sách kinh tế lớn của Mỹ sẽ có sự điều chỉnh, làm ảnh hưởng tới nhiều nền kinh tế và có thể gây gia tăng bất ổn toàn cầu.