Fitch cảnh báo rủi ro địa chính trị trong lĩnh vực năng lượng

14:45' - 22/06/2023
BNEWS Rủi ro địa chính trị trong lĩnh vực năng lượng vẫn là mối lo ngại đáng kể cho đến năm 2050. Các chính phủ nên ưu tiên vấn đề an ninh năng lượng hơn do mối lo ngại về khí hậu trong trung hạn.

Bộ phận nghiên cứu công nghiệp BMI thuộc công ty nghiên cứu thị trường Fitch Solutions dự đoán rủi ro địa chính trị trong lĩnh vực năng lượng vẫn là mối lo ngại đáng kể cho đến năm 2050. Các chính phủ nên ưu tiên vấn đề an ninh năng lượng hơn do mối lo ngại về khí hậu trong trung hạn.

Trong báo cáo triển vọng năng lượng đến năm 2050, BMI cho biết các chính phủ giảm ưu đãi đối với nhiên liệu hóa thạch. Song áp lực giảm đầu tư đang được xoa dịu do nhu cầu tăng cường cung cấp hydrocarbon. Lo ngại về an ninh năng lượng đã gia tăng trong bối cảnh giá năng lượng cao do nguồn cung khan hiếm trên thị trường toàn cầu.

 
Báo cáo cho biết, cuộc xung đột Nga-Ukraine (U-crai-na) đã thúc đẩy sự đảo ngược này. Tuy nhiên, chính sách này sẽ trở nên ít hỗ trợ hơn trong những thập kỷ tới, gây rủi ro cho tính bền vững của các khoản đầu tư dài hạn mới.

Theo đó, sự phân mảnh ngày càng tăng giữa các cường quốc thế giới trong thập kỷ tới sẽ thúc đẩy các quốc gia và doanh nghiệp cắt giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng, đặc biệt là từ các bên không liên kết, để tự bảo vệ mình khỏi những cú sốc nguồn cung và sự bất ổn về giá trong tương lai. Điều này sẽ lần lượt tập trung lại các nỗ lực vào việc duy trì ngành dầu khí trong nước trong trung hạn.

Các quốc gia đang tăng cường đầu tư vào các nguồn năng lượng ít carbon và được sản xuất tại địa phương, đặc biệt chú trọng đến năng lượng tái tạo cuối cùng sẽ thay thế nguồn dự trữ đang cạn kiệt và nhu cầu sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Năng lượng gió và Mặt Trời sẽ góp phần làm giảm sự gia tăng vào nhu cầu dầu khí trong năm 2050. Xu hướng này sẽ đặc biệt thấy rõ tại các thị trường phát triển.

Châu Âu, nơi đi tiên phong trong các khoản đầu tư carbon thấp, dự kiến sẽ ghi nhận mức giảm tiêu thụ dầu mỏ và khí đốt lớn nhất vào năm 2050. Châu Âu sẽ là khu vực chuyển sang sử dụng đa dạng năng lượng một cách nhanh nhất do hậu quả của cuộc xung đột ở Ukraine.

Trong khi đầu tư ít carbon tăng tốc trong ba thập kỷ tới, các mối quan hệ đối tác phụ thuộc vào năng lượng cũ - chẳng hạn như giữa Nga và EU - sẽ tiếp tục được thay thế bằng các mối quan hệ mới khi các quốc gia tìm kiếm các thỏa thuận với các quốc gia có cùng chí hướng để mua các nguồn cung cấp năng lượng thiết yếu.

Nhìn chung, tiêu thụ khí đốt tự nhiên sẽ vẫn duy trì với các nước đang thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng, tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyển đổi than và dầu sang khí đốt trong công nghiệp, bên cạnh việc áp dụng các công nghệ thu giữ carbon và hình thức vận tải thích hợp.

BMI cho biết, các thị trường có cơ sở tài nguyên và chi phí khai thác thấp sẽ có nhu cầu năng lượng bền vững nhất, và có hỗ trợ chính sách mạnh mẽ hơn, đáng chú ý nhất là Trung Đông. Nhu cầu khí đốt tự nhiên ổn định hơn ở châu Á vì khu vực này có tiềm năng cao nhất trong việc chuyển đổi từ than sang khí đốt. Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ dự kiến sẽ thúc đẩy nhu cầu các nguồn năng lượng phát thải thấp.

Theo BMI, châu Á sẽ vẫn là một thỏi nam châm thu hút nhập khẩu khí tự nhiên và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) toàn cầu với các nhà xuất khẩu nhắm đến khu vực này như một nguồn nhu cầu chính. Vai trò của khí đốt tự nhiên và LNG trong cơ cấu năng lượng của khu vực, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng, sẽ tiếp tục tăng trong ba thập kỷ tới.

Chiến lược của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) sẽ phát triển để chuyển từ quy định giá ngắn hạn sang các tác động chính sách dài hạn, chủ yếu do các quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh hiện đang kiểm soát phần lớn sản lượng dầu đặt ra.

BMI dự báo căng thẳng trong OPEC sẽ diễn ra và lợi ích quốc gia sẽ lấn át sự gắn kết của OPEC, đặc biệt là từ các nhà sản xuất không đóng vai trò cốt lõi. Do đó, cấu trúc của nhóm có thể sẽ tiếp tục thay đổi mặc dù cuối cùng, quyền kiểm soát sẽ thuộc về các nhà sản xuất hàng đầu hiện tại.

Báo cáo của BMI cho biết, OPEC có thể sẽ có động thái mạnh mẽ hơn để thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm khí thải trong quá trình bán buôn nhiên liệu hóa thạch./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục