Fitch Ratings: Mexico kỳ vọng thu hút 50% tổng vốn FDI tại Mỹ Latinh
Phóng viên TTXVN tại Mexico dẫn thông cáo ngày 25/7 của Tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Fitch Ratings cho biết nếu Mexico tiếp tục duy trì tốc độ thu hút FDI như hiện tại, chỉ 2 năm nữa nước này sẽ chiếm một nửa tổng số vốn đầu tư nước ngoài tại Mỹ Latinh, khu vực mà năm 2022 thu hút tổng cộng 208 tỷ USD vốn FDI.
Theo ông Guillermo Marcelo Vilchis Gurza, Giám đốc Fitch Ratings tại Mexico, ngành công nghiệp sản xuất và chế tạo là hai lĩnh vực sẽ tiếp tục thu hút lượng FDI lớn nhất tại Mexico, trong đó bao gồm sản xuất ô tô và linh kiện ô tô, máy móc, thiết bị y tế và điện tử. Ngoài ra, logistics và dịch vụ vận tải cũng đang thu hút sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư quốc tế.
Tuy nhiên, ông Guillermo chỉ rõ để tận dụng tối đa lợi thế từ làn sóng đầu tư về gần, Mexico cần tiếp tục cải thiện việc tăng cường năng lực cung cấp điện ổn định với giá cả phải chăng, nâng cấp hạ tầng cung cấp nước sạch, cũng như giải quyết một số vấn đề còn tồn tại như đảm bảo an ninh xã hội và cải cách thủ tục hành chính. Trước đó, hôm 12/7, một nghiên cứu do Tập đoàn tư vấn đầu tư BBVA Research và Hiệp hội các khu công nghiệp Mexico (AMPIP) phối hợp thực hiện cho biết khoảng 450 công ty đa quốc gia dự kiến sẽ dịch chuyển hoạt động từ nhiều khu vực trên thế giới đến Mexico trong vòng 2 năm tới nhờ làn sóng đầu tư về gần. Theo nghiên cứu trên, Mexico đang hưởng lợi từ làn sóng này, đặc biệt giai đoạn hậu COVID-19 khi các tập đoàn đa quốc gia dịch chuyển hoạt động từ các nơi khác trên thế giới đến Mexico nhằm tận dụng vị trí gần gũi với Mỹ - trung tâm tiêu dùng cũng như sản xuất lớn trên thế giới. Việc dịch chuyển sản xuất - kinh doanh đến Mexico sẽ giúp các doanh nghiệp tránh được trình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng khi có sự cố xảy ra, cũng như tiết kiệm được chi phí logistics trong quá trình giao dịch với Mỹ nói riêng và khối Bắc Mỹ nói chung, trong đó có Canada. Bên cạnh đó, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cũng thôi thúc nhiều tập đoàn đa quốc gia quyết định dịch chuyển sản xuất về những quốc gia nằm ngoài tác động của cuộc xung đột vẫn chưa có hồi kết này. Trong một diễn biến liên quan, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cùng ngày nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mexico năm 2026 lên 3,6%, tăng so với mức 1,8% mà tổ chức này đưa ra hồi tháng Tư vừa qua. Theo IMF, một loạt các chỉ số kinh tế chủ chốt của Mexico đã cải thiện rõ rệt trong thời gian qua trong đó đáng chú ý nhất là thị trường lao động tăng trưởng khả quan và chi tiêu công tăng mạnh.Ngoài ra, IMF cũng đánh giá làn sóng đầu tư về gần cũng sẽ là động lực quan trọng giúp kinh tế Mexico tăng trưởng trong thời gian tới./.
Tin liên quan
-
Thị trường
Thị trường hàng không Mexico phục hồi mạnh mẽ
09:24' - 21/07/2023
Ba hãng hàng không lớn nhất Mexico thông báo lượng khách di chuyển bằng máy bay của các hãng này trong 6 tháng đầu năm tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2022.
-
DN cần biết
Mỹ bán quyền khai thác điện gió đầu tiên ở Vịnh Mexico
08:23' - 21/07/2023
Ngày 20/7, chính quyền Mỹ đã công bố thương vụ bán quyền khai thác điện gió ngoài khơi đầu tiên ở Vịnh Mexico nhằm tiếp tục thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo ở nước này.
-
Công nghệ
HP dự kiến chuyển hoạt động sản xuất máy tính xách tay sang Thái Lan và Mexico
09:36' - 19/07/2023
HP đang làm việc với các nhà cung cấp để chuyển hoạt động sản xuất hàng triệu máy tính xách tay sang Thái Lan và Mexico trong năm nay.
-
Doanh nghiệp
Hàng trăm nhà đầu tư sẽ đến Mexico nhờ làn sóng dịch chuyển sản xuất sang các nước lân cận
09:52' - 12/07/2023
Dự kiến số lượng nhà đầu tư quốc tế tìm đến Mexico trong giai đoạn 2023-2025 sẽ tăng tới 9,1%.
-
Ô tô xe máy
Ngành công nghiệp ô tô Mexico ghi nhận dấu hiệu tăng trưởng khả quan
09:45' - 09/07/2023
Ngành công nghiệp ô tô Mexico ghi nhận nhiều dấu hiệu tăng trưởng khả quan trong 6 tháng đầu năm 2023 khi các chỉ tiêu như sản xuất, doanh số và xuất khẩu đều tăng từ 10-20% so với cùng kỳ năm 2022.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ kêu gọi Trung Quốc đàm phán thương mại
13:06'
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi Trung Quốc đàm phán về vấn đề thương mại sau khi Trung Quốc được cho là đã từ chối một thỏa thuận lớn với tập đoàn sản xuất máy bay Boeing.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản khởi động “ngoại giao Expo”
11:01'
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba đã gặp Tổng thống Turkmenistan Serdar Berdymukhamedov nhân dịp tham dự lễ khai trương gian hàng tại Triển lãm quốc tế Osaka Kansai 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump siết chặt chính sách nhập cư
11:01'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 15/4 đã ký một bản ghi nhớ về việc ngăn chặn người nhập cư trái phép và những người không đủ điều kiện nhận trợ cấp theo Đạo luật An sinh xã hội của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh hành pháp nhằm giảm giá thuốc
11:00'
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 15/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp nhằm giảm giá thuốc vốn đang ở mức rất cao.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tìm kiếm "lá bài chủ chốt" để đàm phán thuế quan với Mỹ
10:21'
Chính phủ Hàn Quốc đang có kế hoạch đánh giá tính khả thi của dự án khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở Alaska của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
GDP của Trung Quốc tăng 5,4% trong quý I
09:45'
GDP của Trung Quốc trong quý I/2025 tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước, cho thấy đà phục hồi đáng kể của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới dù bối cảnh toàn cầu có nhiều bất ổn.
-
Kinh tế Thế giới
Du lịch Trung Quốc bùng nổ nhờ chính sách miễn thị thực
08:13'
Du khách quốc tế tới Trung Quốc đang ghi nhận mức tăng trưởng bùng nổ trong quý I/2025 nhờ hàng loạt chính sách mở cửa và ưu đãi miễn thị thực.
-
Kinh tế Thế giới
Giáo sư Đặng Hoàng Linh: Đức coi ASEAN là trụ cột tăng trưởng, hợp tác
22:07' - 15/04/2025
Chính phủ Đức được kỳ vọng sẽ thúc đẩy Quốc hội Đức hoàn tất quá trình phê chuẩn EVIPA, đồng thời hỗ trợ thực thi hiệu quả, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đức đầu tư tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản xem xét lại các rào cản phi thuế quan đối với ô tô, nông sản
16:16' - 15/04/2025
Nhật Bản bắt đầu xem xét lại các rào cản thương mại phi thuế quan mà Tổng thống Mỹ Donald Trump phản đối, gồm ô tô, nông sản, vì Tokyo hy vọng sẽ cải thiện được khả năng đàm phán thuế với Washington.