FTA thế hệ mới và cơ hội đối với Việt Nam
Trong những năm qua, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã có bước phát triển mới cả về chiều rộng và chiều sâu. Việt Nam tham gia 16 hiệp định thương mại tự do (FTA); trong đó có 12 FTA đã có hiệu lực. Việt Nam đã chủ động hơn trong việc tham gia đàm phán và ký kết các hiệp định ngoài khuôn khổ của thành viên ASEAN như trước đây. Mức độ cam kết trong các hiệp định cũng ngày càng sâu rộng hơn.
Với những nội dung cam kết toàn diện và ở mức cao nhất trong số các FTA trước đây của Việt Nam, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) được kỳ vọng sẽ có những tác động sâu rộng đến nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.
*Tác động của EVFTA
Về tăng trưởng kinh tế, theo nghiên cứu gần đây của Dự án Hỗ trợ Chính sách Thương mại và Đầu tư của châu Âu (MUPTRAP, 2017) cho thấy Hiệp định EVFTA sẽ mang lại tác động tích cực tới GDP của Việt Nam. Tăng trưởng GDP sẽ tăng thêm lũy tiến 2,5%; 4,6% và 4,3% tương ứng vào năm 2020, 2025 và 2030 (giả định Hiệp định có hiệu lực từ năm 2020) so với trường hợp không có Hiệp định. Tính trung bình, GDP tăng thêm mỗi năm 5,3 tỷ USD, tương đương với 0,34 điểm %. Tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ được cải thiện trong cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Về thương mại, cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hoá giữa Việt Nam và EU mang tính bổ trợ thay vì cạnh tranh, song lợi thế bổ trợ thương mại đang có xu hướng giảm dần vì vậy tiềm năng mở rộng thị trường sang EU sẽ có xu hướng giảm. Mặc dù vậy, EVFTA có tác động tích cực tới kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam sang EU.
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm lũy tiến khoảng 20% vào năm 2020 và 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với kịch bản không có Hiệp định EVFTA. Tác động của Hiệp định tới tổng xuất khẩu của Việt Nam tăng lần lượt 3,1%; 5,7% và 5,6% tới các năm 2020, 2025 và 2030. Như vậy có đến 74-76% xuất khẩu tăng thêm sang EU là do việc chuyển hướng từ các thị trường khác.
Nhập khẩu của Việt Nam từ EU sẽ tăng nhanh do mức thuế quan hiện nay Việt Nam đang áp dụng với hàng nhập khẩu của EU đang ở mức cao. Tuy nhiên, gia tăng nhập khẩu sẽ không tập trung vào thời điểm ngay sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực vì Việt Nam có lộ trình xoá bỏ thuế dài, từ 7-10 năm.
Theo Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCIF, 2019), nhập khẩu của Việt Nam từ EU tăng khoảng 15,28% vào năm 2020, hơn 33,06% vào năm 2025 và 36,7% vào 2030. Cũng như xuất khẩu, tác động của chuyển hướng nhập khẩu chiếm tỉ trọng lớn, vì tác động của Hiệp định tới tổng nhập khẩu là tương đối thấp, chỉ tăng 3,2% vào năm 2020, 6,1% vào các năm tương ứng.
Về đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong trung và dài hạn, dòng vốn FDI vào Việt Nam là nhân tố khiến xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh nhất, tiếp đến là tác động của việc cắt giảm thuế và giảm các hàng rào phi thuế quan, và sự cải thiện năng suất. Hiện nay chưa tính được con số chính xác về FDI tăng thêm từ tác động của EVFTA. Tuy nhiên, kỳ vọng về đổi mới thể chế, cải thiện môi trường đầu tư do thực hiện Hiệp định sẽ tạo ra sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư.
Về chất lượng đầu tư, với Hiệp định EVFTA, các đối tác đầu tư có nguồn gốc từ các nước phát triển sẽ có xu hướng tăng, do Việt Nam tăng cường mở cửa thị trường hàng hóa cũng như dịch vụ cho các doanh nghiệp EU. Cơ cấu lĩnh vực đầu tư cũng có thể thay đổi khi Việt Nam thu hút được các đối tác đầu tư mới và các lĩnh vực thu hút đầu tư được mở rộng.
Với Hiệp định EVFTA, cơ cấu dòng vốn FDI vào lĩnh vực dịch vụ có thể tăng (do mức độ tự do hóa các ngành dịch vụ của Việt Nam dành cho các nhà cung cấp dịch vụ của EU tăng lên, đặc biệt là dịch vụ kinh doanh, dịch vụ môi trường, dịch vụ bưu chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải biển), bên cạnh đó là những lĩnh vực đầu tư còn dư địa lớn tại Việt Nam và EU cũng có thể tăng như năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.
*Tác động của CPTPP
Kết quả đánh giá tác động của Hiệp định CPTPP đối với nền kinh tế Việt Nam cho thấy, CPTPP về tổng thể có lợi cho Việt Nam. Việc cắt giảm thuế quan sẽ có tác động mở rộng xuất khẩu, tạo thêm việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đối với thu ngân sách và đầu tư, mức ảnh hưởng của Hiệp định không lớn do thuế nhập khẩu hiện đang chiếm tỷ trọng ít. CPTPP cũng sẽ có những tác động khác nhau tới các ngành; trong đó ngành dệt may và da giày được dự báo sẽ được hưởng lợi lớn nhất trong khi ngành chăn nuôi và chế biến thực phẩm sẽ gặp nhiều khó khăn do năng lực cạnh tranh yếu.
Về tăng trưởng GDP, CPTPP có tác động tích cực đến tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam dù mức độ không lớn như Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Theo Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (2017), do tác động của cắt giảm thuế quan, CPTPP có thể giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 1,32%, tương đương với 1,7 tỷ USD (trong TPP, con số này là khoảng 6,7%). Tác động này có thể sẽ lớn hơn nếu Việt Nam thực hiện đồng thời cắt giảm thuế quan và tự do hóa dịch vụ theo kịch bản mở cửa dịch vụ (2,01%).
Về thương mại, nhờ cắt giảm thuế quan, Việt Nam sẽ đạt được lợi ích từ xuất khẩu với tổng mức tăng thêm về kim ngạch xuất khẩu trên 4% (tương đương 4,09 tỷ USD) so với trường hợp không có CPTPP. WB (2018) cũng cho rằng xuất khẩu của Việt Nam tăng 4,2% tính đến năm 2030, trong trường hợp giả định năng suất bình thường và 6,9% với giả định kích thích tăng năng suất.
Trong khi đó, mức độ nhập khẩu tăng thêm do CPTPP từ các nước trong khối là không lớn, việc tăng nhập khẩu chủ yếu từ các nước ngoài CPTPP (tăng thêm 3,8%, chiếm 83% tổng nhập khẩu tăng thêm). Như vậy, nếu Việt Nam tiếp tục phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu như một số nước hiện nay (Trung Quốc, Hàn Quốc) thì Việt Nam có thể không được hưởng lợi nhiều do quy định nguồn gốc xuất xứ trong CPTPP.
Về đầu tư, Hiệp định CPTPP sẽ gia tăng cơ hội thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam nhờ các các cam kết toàn diện về đầu tư, về sở hữu trí tuệ, cơ chế giải quyết tranh chấp, thương mại điện tử sẽ giúp cải thiện môi trường đầu tư. Mặc dù vậy, các phân tích cho thấy tự do hóa và cải thiện môi trường đầu tư từ CPTPP có thể tác động không đáng kể tới luồng đầu tư, do: bản thân môi trường đầu tư của Việt Nam đã cải thiện tích cực trong thời gian qua, nhờ sửa đổi Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư (2014); các đối tác đầu tư lớn trong CPTPP (Australia, Nhật Bản, Singapore) đều đã tham gia các FTA với Việt Nam; trong đó, các cam kết về đầu tư đã được mở rộng phù hợp với thông lệ quốc tế.
Tính toán cho thấy tác động của tự do hóa đầu tư trong CPTPP tới tăng trưởng của Việt Nam ở mức thấp nhất trong số 11 nước CPTPP (0,003 điểm %), tương tự với Nhật Bản, Chile (cao nhất là Malaysia và Singapore).
*Những ngụ ý chính sách
Nhìn chung, các nghiên cứu đánh giá tác động của EVFTA và CPTPP đến kinh tế Việt Nam gần đây đều cho thấy việc tham gia và ký kết các Hiệp định FTA CPTPP và EVFTA sẽ mang lại tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam.
Theo đó, việc thực thi hai FTA này sẽ thúc đẩy tăng trưởng thương mại thông qua các cam kết cắt giảm thuế quan và mở rộng thị trường, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, tạo thêm việc làm và tăng cơ hội thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Nhờ các cam kết cao và toàn diện trên nhiều lĩnh vực, CPTPP và EVFTA có thể đẩy nhanh quá trình cải cách thể chế của Việt Nam, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, cải cách doanh nghiệp nhà nước, mua sắm chính phủ và bảo vệ môi trường Việt Nam.
Tuy nhiên, bên cạnh các tác động tích cực, việc tham gia và thực thi các cam kết của EVFTA và CPTPP cũng sẽ đặt kinh tế Việt Nam trước nhiều thách thức. Những thách thức lớn nhất xuất phát từ các vấn đề nội tại của nền kinh tế Việt Nam như hạn chế về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước; hệ thống các chính sách pháp luật còn thiếu, yếu và chồng chéo cần sửa đổi, bổ sung để đảm bảo thực hiện các cam kết; hạn chế trong hiểu biết và nhận thức của các doanh nghiệp và cộng đồng; các thách thức ngành.
Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Kế hoạch hành động cho CPTPP (Quyết định 121/QĐ-TTg, 2019) với khá nhiều các giải pháp tổng thể. EVFTA chưa được phê duyệt của Quốc hội cả hai bên. Tuy nhiên, việc triển khai xây dựng Kế hoạch thực hiện Hiệp định EVFTA cũng đang được bắt đầu thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Nhìn chung, các giải pháp chính sách đưa ra hiện nay là khá tổng hợp, đồng bộ. Tuy nhiên, trong thời gian tới cần chú ý thêm một số giải pháp sau:
Một là: Tích cực phổ biến tuyên truyền về hai hiệp định này rộng rãi tới cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Việc phổ biến tuyên truyền hiện nay vẫn đang thiếu những thông tin cụ thể, theo ngành (mặc dù cũng đã có một số sự kiện, kênh tuyên truyền riêng cho một số ngành cụ thể).
Hai là: Trong thời gian tới, cần chủ động sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt ban hành theo đúng với lộ trình đã quy định của Hiệp định EVFTA. Cần khẩn trương rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để chủ động thực hiện hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo phù hợp với Hiệp định EVFTA.
Ba là: Khẩn trương chuẩn bị các báo cáo đánh giá về tác động đầu tư (cả FDI và nội địa). Đây đang là những nội dung thiếu hụt trong các nghiên cứu, báo cáo hiện nay. Bên cạnh đó cần tiếp tục phân tích, tính toán về sự sẵn sàng của nhà nước và doanh nghiệp trên các góc độ nhu cầu hạ tầng đón nhận dòng FDI mới cũng như đầu tư của doanh nghiệp, cá nhân trong nước.
Bốn là: Nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh. Việt Nam cần kiên trì thực hiện các giải pháp cải cách về nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh như đã nêu trong các Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ. Bên cạnh việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính để giảm chi phí giao dịch cho doanh nghiệp, điều quan trọng là Chính phủ cần thực hiện rà soát, sửa đổi toàn bộ các điều kiện kinh doanh để tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động đầu tư và kinh doanh của doanh nghiệp.
Năm là: Khẩn trương xây dựng báo cáo đánh giá tác động tiêu cực của EVFTA, CPTPP; trong đó chỉ rõ nhóm, ngành chịu nhiều tác động tiêu cực. Đồng thời, có các giải pháp tuyên truyền phù hợp, tránh tuyên truyền một chiều về các hiệp định./.
TS Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Dự báo kinh tế ngành và doanh nghiệp, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế xã hội Quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tưTin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
EVFTA giúp gia tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics
16:59' - 24/12/2019
Với tốc độ phát triển hàng năm đạt 16-20%, dự kiến EVFTA sẽ giúp gia tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics và có tác động đáng kể đến triển vọng thị trường và ngành logistics Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành da giầy Việt Nam đón cơ hội từ CPTPP và EVFTA
18:44' - 13/12/2019
Ngày 13/12, tại Tp. Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương phối hợp với Báo Nhân dân đã tổ chức Diễn đàn Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam năm 2019 với chủ đề “Ngành da giầy Việt Nam – đón đầu cơ hội CPTPP và EVFTA”.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai thác lợi thế xuất khẩu chính ngạch từ các FTA
08:11' - 16/11/2019
Việc tham gia các FTA mở ra cơ hội cho Việt Nam xuất khẩu và tiếp nhận đầu tư nhưng cũng tạo ra những quy định về rào cản, nhất là các quy định về quy tắc xuất xứ hết sức gắt gao...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva
08:56'
Thủ tướng đánh giá cao vai trò ngày càng cao của Brazil trong thúc đẩy các chương trình nghị sự toàn cầu, tin tưởng Brazil sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò trong các cơ chế đa phương quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
20:20' - 05/07/2025
Cuộc chiến chống hàng giả ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp Việt kiệt sức vì vừa sản xuất kinh doanh, vừa tự bảo vệ thương hiệu trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của gian thương.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam tăng tốc, dự báo cả năm sẽ đạt mục tiêu 8%
18:27' - 05/07/2025
GDP Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52%, FDI đạt hơn 21 tỷ USD, xuất siêu hơn 7,6 tỷ USD. Niềm tin kinh tế phục hồi rõ nét, dự báo cả năm tăng trưởng đạt 8%.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống hàng giả trên thương mại điện tử: Giữ trận tuyến bảo vệ người tiêu dùng
17:36' - 05/07/2025
Thương mại điện tử bùng nổ kéo theo số vụ vi phạm tăng mạnh, buộc lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý nhằm bảo vệ người tiêu dùng và giữ vững kỷ cương thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm giàu rừng đầu nguồn, cải thiện khả năng lưu giữ nước
16:38' - 05/07/2025
Chương trình “Water of Life: Vì một Việt Nam xanh” tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ với 60 ha rừng đầu nguồn và mô hình giáo dục “Trải nghiệm thiên nhiên cùng Mizuiku” tại vườn quốc gia năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
EVN yêu cầu điện lực các cấp trực tiếp giải đáp về hóa đơn tăng bất thường
15:36' - 05/07/2025
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi các các Tổng công ty Điện lực về việc tuyên truyền về hóa đơn tiền điện tháng 6/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xuất siêu 7,63 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm
12:19' - 05/07/2025
Theo số liệu Cục Thống kê, Bộ Tài chính công bố sáng 5/7, trong tháng 6/2025, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 76,15 tỷ USD, giảm 3,2% so với tháng 5/2025 và tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối cầu Nhơn Trạch với dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh vào tháng 9/2025
11:56' - 05/07/2025
Hiện tại, cầu Nhơn Trạch nối TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai trên tuyến Vành đai 3 đang bước vào giai đoạn hoàn thiện, dự kiến thông xe giữa tháng 8 tới.
-
Kinh tế Việt Nam
FDI “đổ vào” Việt Năm cao nhất trong 15 năm qua
11:33' - 05/07/2025
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam ghi nhận tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 21,51 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước.