G20: Bất đồng về tái cấu trúc nợ, để ngỏ khả năng cấm tiền điện tử
Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), bà Kristalina Georgieva cho biết còn một số bất đồng trong Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) liên quan đến tái cấu trúc nợ cho các nền kinh tế đang gặp khó khăn, và các khả năng cấm các loại tiền điện tử do tư nhân phát hành đang được đưa ra thảo luận.
Phát biểu ngày 25/2 bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương G20 tại Bengaluru (Ấn Độ), bà Georgieva cho biết dù vẫn còn một số bất đồng, song tại phiên họp đầu tiên, các bên tham gia đã cam kết giải quyết bất đồng vì lợi ích của tất cả các nước.Phát biểu trước cuộc họp, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã kêu gọi tất cả các chủ nợ, bao gồm cả Trung Quốc, tham gia vào các cuộc thảo luận có ý nghĩa, nhấn mạnh rằng chính sách tái cơ cấu nợ cho Zambia và đảm bảo hỗ trợ cho Sri Lanka là hành động "cấp bách".
Zambia nợ Trung Quốc gần 6 tỷ USD trong tổng số nợ nước ngoài lên đến 17 tỷ USD tính đến cuối năm 2021, theo dữ liệu chính thức. Số liệu của Viện Tài chính Quốc tế cho thấy Ghana nợ Trung Quốc 1,7 tỷ USD. Đến cuối năm 2022, Sri Lanka đang nợ những tổ chức cho vay của Trung Quốc khoảng 7,4 tỷ USD - tương đương 1/5 nợ nước ngoài của Sri Lanka. Phát biểu trực tuyến tại hội nghị, Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lưu Côn đã kêu gọi tiến hành phân tích công bằng, khách quan và chuyên sâu về nguyên nhân của vấn đề nợ toàn cầu nhằm đạt được giải pháp toàn diện và hiệu quả. Ông Lưu Côn cho rằng các tổ chức tài chính quốc tế và các chủ nợ thương mại nên tuân theo nguyên tắc "hành động chung, chia sẻ gánh nặng công bằng" trong nỗ lực tái cấu trúc nợ. Bên cạnh vấn đề tái cơ cấu nợ, quản lý tiền điện tử là một lĩnh vực được Ấn Độ ưu tiên đề xuất. Về điểm này, Tổng giám đốc IMF đồng tình và cho rằng việc cấm tiền điện tử tư nhân có thể là một lựa chọn. Theo bà Georgieva, cần phân biệt giữa tiền điện tử của nhà nước hoặc do ngân hàng trung ương phát hành - vốn ổn định hơn so với với các tài sản điện tử mà tư nhân phát hành. Bà nhấn mạnh: "Rất cần quản lý… nếu không sẽ là quá muộn". Bà kêu gọi thảo luận khả năng cấm các tài sản này vì "chúng có thể đặt ra nguy cơ ổn định tài chính". Hãng tin Reuters dẫn lời một số quan chức tham dự cuộc họp cho biết các nước G20 vẫn chưa đạt được sự nhất trí về quan điểm liên quan đến cuộc xung đột Nga-Ukraine và nhiều khả năng cuộc họp ngày 25/2 tại Ấn Độ sẽ kết thúc mà không ra được tuyên bố chung./.Tin liên quan
-
Tài chính
Nợ là chủ đề chính tại hội nghị sắp tới của G20
06:09' - 17/02/2023
Ấn Độ đang soạn thảo đề xuất các nền kinh tế G20 hỗ trợ các nước đi vay chịu tác động lớn do đại dịch và xung đột giữa Nga và Ukraine, đề nghị các chủ nợ lớn như Trung Quốc giảm nợ.
-
Tài chính & Ngân hàng
Indonesia thu hút 8 tỷ USD cam kết đầu tư từ Hội nghị thượng đỉnh G20
09:49' - 18/11/2022
Các cam kết đầu tư này đến từ các quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc và một số nước châu Âu.
-
Phân tích - Dự báo
Những "nút thắt" về kinh tế bao trùm Hội nghị G20
05:30' - 16/11/2022
Câu lạc bộ các nền kinh tế phát triển nhất thế giới sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn hơn tại Hội nghị thượng đỉnh G20 được tổ chức ở Bali, Indonesia trong hai ngày 15 và 16/11.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF kêu gọi G20 tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại toàn cầu
16:28' - 15/11/2022
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva đã hối thúc các nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tạo điều kiện hơn cho thương mại toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thúc đẩy thực hiện các chính sách kích cầu tiêu dùng
12:18'
Bộ Thương mại Trung Quốc sẽ đẩy nhanh việc thực hiện các chính sách và biện pháp mở rộng tiêu dùng, tích cực thúc đẩy nền kinh tế tiếp tục phục hồi và phát triển tích cực.
-
Kinh tế Thế giới
Hệ lụy cắt giảm chi tiêu của các ngân hàng thực phẩm tại Mỹ
11:08'
Các ngân hàng thực phẩm tại Mỹ cảnh báo lượng thực phẩm phân phát sẽ giảm sút đáng kể do khoản cắt giảm ít nhất 1 tỷ USD từ ngân sách liên bang và các chương trình bị tạm dừng.
-
Kinh tế Thế giới
EC chọn 2 dự án vật liệu hiếm của Bỉ vào danh sách ưu tiên
09:46'
Trong nỗ lực đảm bảo nguồn cung cấp các vật liệu quan trọng, Ủy ban châu Âu (EC) đã chọn hai dự án kim loại bán dẫn quý hiếm germanium của Bỉ vào danh sách ưu tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ bổ sung hàng chục thực thể Trung Quốc vào danh sách hạn chế thương mại
09:41'
Bộ Thương mại Mỹ vừa bổ sung 6 công ty con của Inspur Group, công ty cung cấp dịch vụ icloud và dữ liệu lớn hàng đầu Trung Quốc và hàng chục thực thể Trung Quốc khác vào danh sách hạn chế xuất khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico ra mắt xe buýt điện đầu tiên được sản xuất trong nước
09:13'
Chính phủ Mexico ngày 25/3 đã cho ra mắt Taruk, xe buýt điện đầu tiên được thiết kế và sản xuất hoàn toàn trong nước.
-
Kinh tế Thế giới
EU tăng cường bảo vệ ngành thép
21:39' - 25/03/2025
Ủy ban châu Âu (EC) vừa công bố các biện pháp mạnh mẽ nhằm tăng cường bảo vệ ngành thép của Liên minh châu Âu (EU) trước sự gia tăng đột biến của lượng thép nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Anh “bật đèn xanh” cho dự án đường hầm vượt sông Thames trị giá 13 tỷ USD
20:50' - 25/03/2025
Ngày 25/3, Chính phủ Anh đã “bật đèn xanh” cho dự án đường hầm mới vượt sông Thames ở miền Đông Nam nước này, với tổng giá trị đầu tư khoảng 10 tỷ bảng Anh (13 tỷ USD).
-
Kinh tế Thế giới
OECD: Hành động khí hậu tích cực có thể thúc đẩy GDP toàn cầu
20:41' - 25/03/2025
Theo nghiên cứu, các chính sách khí hậu được thiết kế tốt không chỉ giúp giảm lượng khí thải mà còn thúc đẩy hiệu suất, năng suất và đổi mới công nghệ.
-
Kinh tế Thế giới
EU nâng sức cạnh tranh của ngành nông nghiệp
17:58' - 25/03/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, các quốc gia thành viên EU đều bày tỏ sự ủng hộ đối với tầm nhìn mới, đặc biệt là coi nông nghiệp là ngành chiến lược.