G7 kêu gọi kiểm soát tiền điện tử để chống rửa tiền
Các đồng tiền điện tử như đồng Libra của Facebook cần phải được kiểm soát theo "các tiêu chuẩn về quy định cao nhất" nhằm ngăn chặn nguy cơ loại tiền số này bị sử dụng trong các hoạt động rửa tiền, đồng thời bảo vệ người tiêu dùng.
Lời kêu gọi này được một nhóm chuyên trách của Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đưa ra trong phiên họp ngày 18/7 của các Bộ trưởng tài chính của nhóm diễn ra tại Pháp.
Tại phiên họp, người đứng đầu nhóm chuyên trách của G7 - đồng thời là thành viên hội đồng quản trị Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Benoit Coeure cho rằng các đồng tiền số làm phát sinh một số rủi ro liên quan đến các ưu tiên chính sách công, trong đó có chống tội phạm rửa tiền, các hoạt động tài trợ khủng bố, bảo vệ người tiêu dùng và dữ liệu, khả năng phục hồi không gian mạng, cạnh tranh công bằng và tuân thủ luật thuế.
Trong khi đó, Thống đốc Ngân hàng trung ương Pháp và là nhà hoạch định chính sách của ECB Francois Villeroy de Galhau khẳng định các nhà quản lý tài chính sẽ không "hy sinh" sự an toàn của các khách hàng để đổi lấy sự đổi mới.
Ông cũng cho biết các nhà quản lý mong muốn các câu trả lời giải đáp nghi ngờ của họ về tiền số Libra vào tháng 10 tới.
Các nhà quản lý và các chính phủ trước đó đã kêu gọi Facebook tôn trọng các quy định về chống rửa tiền và đảm bảo độ an toàn của các giao dịch, cũng như dữ liệu của người tiêu dùng.
Cũng tại phiên họp, các bộ trưởng tài chính G7 cảnh báo các đồng tiền số mới như Libra đe dọa làm mất ổn định hệ thống tiền tệ toàn cầu.
Trong một tuyên bố, Pháp - nước hiện đang giữ chức Chủ tịch G7, cho biết G7 nhất trí cho rằng các dự án phát hành tiền điện tử có thể ảnh hưởng tới chủ quyền tiền tệ và hoạt động của hệ thống tiền tệ quốc tế.
Phát biểu với báo giới sau phiên họp, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire nhấn mạnh tiền điện tử đặt ra những trở ngại lớn cả về kỹ thuật và chính trị.
Một mối quan tâm khác tại phiên họp của G7 tại Chantilly (Pháp) là làm thế nào để đánh thuế các công ty công nghệ lớn một cách tốt nhất.
Trong bản tóm tắt nội dung cuộc họp mà hãng Reuters có được, các Bộ trưởng tài chính G7 nhất trí thực hiện kế hoạch đánh thuế các hãng công nghệ lớn, theo đó sẽ đưa ra mức thuế tối thiểu trong khi cho phép các công ty hoạt động kinh doanh ở những nước và vùng lãnh thổ mà họ không đặt trụ sở.
Theo G7, mức thuế tối thiểu này sẽ giúp đảm bảo các công ty trả thuế công bằng.
Trước đó, ngày 17/7, Pháp tuyên bố sẽ triển khai luật áp thuế các hãng công nghệ lớn hoạt động tại quốc gia này bất chấp phản đối từ phía Mỹ.
Pháp là nền kinh tế lớn đầu tiên thông qua luật đánh thuế các hãng công nghệ lớn. Hồi tuần trước Anh cũng công bố dự luật tương tự và chính phủ mới ở Tây ban Nha cũng đang "ấp ủ" một dự luật riêng về vấn đề này.
Tuy nhiên, các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) như Ireland và Luxemburg lại phản đối áp dụng luật chung trên toàn châu Âu.
Đây là các quốc gia đánh thuế thấp và cũng là nơi được các hãng công nghệ lớn lựa chọn đặt trụ sở tại châu Âu./.
- Từ khóa :
- g7
- tiền điện tử
- libra
- rửa tiền
- tiền ảo
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
G7 quan ngại về tiền điện tử Libra của Facebook
07:55' - 18/07/2019
Các Bộ trưởng Tài chính Nhóm bảy nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) đã thống nhất cần phải "hành động nhanh chóng" trước dự án phát hành tiền điện tử Libra của Facebook.
-
Kinh tế Thế giới
G7 cân nhắc rủi ro của tiền điện tử và đánh thuế doanh nghiệp công nghệ
11:20' - 17/07/2019
Các quan chức tài chính của Nhóm G7 sẽ cân nhắc rủi ro từ tiền điện tử và tranh luận về cách đánh thuế các “đại gia” công nghệ trong cuộc họp kéo dài hai ngày 17-18/7 tại Paris, Pháp.
-
Kinh tế Thế giới
Pháp thúc đẩy G7 thống nhất về thuế doanh nghiệp tối thiểu
16:16' - 13/07/2019
Pháp hy vọng rằng sự hậu thuẫn vững chắc từ các nước G7 trong việc xác định mức thuế tối thiểu sẽ thúc đẩy những nỗ lực của OECD.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Tài trợ nông nghiệp: Thế khó của EU
07:42' - 21/05/2025
Giới nông dân đã phản đối kế hoạch của EC nhằm hợp nhất các nguồn tài trợ khác nhau của EU, chẳng hạn như quỹ nông nghiệp, trợ cấp khu vực và nghiên cứu của khối, thành một quỹ ngân sách duy nhất.
-
Tài chính
Tăng năng lực thực thi cho hải quan về quy tắc xuất xứ
17:26' - 20/05/2025
Ngày 20/5, tại Hà Nội, Cục Hải quan phối hợp với Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) tổ chức Hội thảo quốc gia về Quy tắc xuất xứ.
-
Tài chính
Chống lãng phí, ngăn thất thoát tài sản công khi hợp nhất
17:05' - 20/05/2025
Bộ Tài chính có công văn gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh, thành phố về việc hướng dẫn bổ sung việc sắp xếp, bố trí, xử lý tài sản công khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính
-
Tài chính
Khẩn trương xử lý dứt điểm nhà, đất dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính
14:35' - 20/05/2025
Bộ Tài chính đã yêu cầu các địa phương lập kế hoạch xử lý tài sản dôi dư, xác định cụ thể tiến độ, trách nhiệm, cập nhật danh mục tài sản không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả hoặc sai mục đích.
-
Tài chính
Đức siết ngân sách dù có quỹ đặc biệt 500 tỷ euro
09:05' - 20/05/2025
Dự kiến, ngày 25/6, Bộ trưởng Tài chính Klingbeil sẽ trình Nội các thông qua Dự thảo ngân sách năm 2025.
-
Tài chính
Tỷ phú Bian Ximing đặt cược gần 1 tỷ USD vào thị trường đồng
18:15' - 19/05/2025
Sau thành công vang dội với các giao dịch vàng, tỷ phú Trung Quốc kín tiếng Bian Ximing lại gây chú ý khi đặt cược gần 1 tỷ USD vào thị trường đồng.
-
Tài chính
Thủ tục chuyển nơi đóng BHXH khi cơ quan chuyển trụ sở
08:30' - 19/05/2025
Cơ quan của ông Trần Luân Ngọc ở quận Hà Đông, TP. Hà Nội và đóng BHXH cho người lao động tại BHXH quận Hà Đông. Nay, cơ quan chuyển trụ sở về quận Cầu Giấy.
-
Tài chính
Euro tăng giá - cơ hội cho châu Âu tỏa sáng
14:02' - 18/05/2025
Việc đồng euro tăng giá gần đây so với đồng USD là hệ quả từ các chính sách thất thường của Tổng thống Mỹ ông Donald Trump.
-
Tài chính
Từ bỏ "ví điện tử", Thái Lan tung "phao cứu sinh" 150 tỷ baht cho kinh tế
08:58' - 18/05/2025
Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh bất ổn kinh tế toàn cầu leo thang do chiến tranh thương mại và việc áp dụng các biện pháp thuế quan gần đây của Mỹ, ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu.