G7 thành lập liên minh vì an ninh lương thực toàn cầu
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, trong hai ngày 18 và 19/5 tại thủ đô Berlin (Đức), các Bộ trưởng phát triển của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã nhóm họp tại Berlin để thảo luận về các biện pháp ứng phó với những thách thức toàn cầu hiện nay như khủng hoảng lương thực, tái thiết Ukraine, biến đổi khí hậu, chính sách bình đẳng giới, các biện pháp vượt qua đại dịch COVID-19 cũng như chính sách phát triển chung.
Kết thúc hội nghị, các Bộ trưởng phát triển G7 đã quyết định thành lập liên minh vì an ninh lương thực toàn cầu nhằm hỗ trợ thế giới chống lại cuộc khủng hoảng lương thực đang rình rập. Sáng kiến thành lập liên minh này do Bộ trưởng Bộ hợp tác kinh tế và phát triển Đức Svenja Schulze cùng Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass đề xuất.
Trong thông báo sau hội nghị, các Bộ trưởng phát triển G7 cho rằng ngày càng có nhiều người bị đe dọa do tác động của xung đột, biến đổi khí hậu, môi trường suy thoái, mất đa dạng sinh học, suy giảm kinh tế và nghèo đói, phân biệt đối xử, mất an ninh lương thực và suy dinh dưỡng, thiếu khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng, mất an ninh năng lượng, bất bình đẳng giới và bạo lực.
G7 nhận thấy những điều này gây ra thách thức lớn cho thế giới, đặc biệt là đối với các quốc gia đang hoặc kém phát triển, những nhóm người dễ bị tổn thương. Do đó, G7 sẽ tiếp tục giải quyết các nhu cầu nhân đạo trên toàn cầu.
G7 cam kết tuân thủ hệ thống đa phương dựa trên luật lệ, tăng cường hợp tác quốc tế, không bỏ sót ai lại phía sau; tái khẳng định các cam kết hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tương ứng cũng như cam kết đảo ngược xu hướng giảm ODA cho các nước kém phát triển nhất, hướng tới mục tiêu hỗ trợ ODA tốt hơn. G7 cũng thể hiện sự lo ngại đặc biệt về tác động toàn cầu của cuộc chiến tại Ukraine, cho rằng cuộc chiến có thể làm gia tăng nạn đói và suy dinh dưỡng, nghèo đói và các bất bình đẳng khác trong và ngoài khu vực; làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu và các cuộc khủng hoảng nhân đạo trên toàn cầu. Phát biểu sau hội nghị, Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển Đức Svenja Schulze cho biết tình hình lương thực toàn cầu hiện đã xấu đi nghiêm trọng. Nạn đói tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai đang bùng phát.Do đó cần phải hành động một cách quyết đoán và cùng nhau và đảm bảo cung cấp lương thực một cách nhanh chóng cho những người có nguy cơ nhất. G7 cũng mong muốn thay đổi cấu trúc một cách bền vững để trong tương lai, các nước đang phát triển có khả năng tự cung tự cấp lương thực tốt hơn, thay vì phụ thuộc vào thị trường thế giới.
Theo Bộ trưởng Schulze, sáng kiến của G7 chỉ là sự khởi đầu. Liên minh vì an ninh lương thực toàn cầu sẵn sàng hợp tác với bất kỳ quốc gia nào để tìm kiếm các giải pháp phù hợp. Cam kết của WB sẽ giúp đảm bảo liên minh này tiếp tục hoạt động lâu dài trong những năm tới. Ngoài WB, các nước G7 và Ủy ban châu Âu, các tổ chức và quốc gia đã cam kết ủng hộ liên minh lương thực còn có Nhóm ứng phó khủng hoảng toàn cầu của Liên hợp quốc, Na Uy, Đan Mạch, Liên minh châu Phi, Chương trình lương thực thế giới của Liên hợp quốc và Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế. Sau khi liên minh lương thực được thành lập, G7 cho biết sẽ tiếp tục làm việc với các đối tác khác để mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của liên minh nhằm ứng phó một cách nhanh chóng, hiệu quả và bền vững đối với cuộc khủng hoảng lương thực hiện nay./.Tin liên quan
-
Tài chính
Mexico tạm miễn thuế nhập khẩu với 66 mặt hàng lương thực cơ bản
08:40' - 17/05/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Mexico, chính phủ nước này ngày 16/5 đã quyết định tạm thời miễn thuế nhập khẩu trong vòng 1 năm đối với 66 mặt hàng lương thực và vệ sinh.
-
Ý kiến và Bình luận
FAO kêu gọi G7 thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng thiếu lương thực
19:17' - 14/05/2022
Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) ngày 13/5 đã kêu gọi các nền kinh tế công nghiệp hóa lớn nhất thế giới thực hiện các bước để dự đoán tình trạng thiếu lương thực trong tương lai.
-
Thị trường
Thị trường lương thực thế giới trước trở ngại mới
21:43' - 12/05/2022
Pháp là quốc gia sản xuất nông nghiệp lớn ở châu Âu, là nước sản xuất ngũ cốc dẫn dầu trong Liên minh châu Âu (EU) và đứng thứ tư hoặc thứ năm về xuất khẩu lúa mỳ của thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này