Gắn trách nhiệm thu gom, xử lý rác thải pin mặt trời với các nhà sản xuất
Với các chính sách khuyến khích phát triển, điện mặt trời đang nhận được sự quan tâm và đầu tư lớn tại Việt Nam.
Theo Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, công suất lắp đặt điện mặt trời sẽ vào khoảng 29.000 MWp và 170.000 MWp.
Lượng phế thải từ các tấm pin này có thể lên đến hàng triệu tấn, nếu không được quản lý, thu gom, tái chế sẽ gây ra những vấn đề cho môi trường.
Theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, tấm pin mặt trời trong khi lắp đặt và sử dụng sẽ không gây ô nhiễm.Song, khi hết hạn sẽ thải ra môi trường một lượng lớn rác thải. Ngoài ra, mỗi nhà sản xuất cung ứng tấm pin với chất lượng khác nhau, tuổi thọ cam kết thường 20-25 năm.
Nhưng với thời tiết ở Việt Nam, có thể các tấm pin này không giữ được thời gian lâu như vậy, sau hàng chục năm, lượng pin thải ra có thể lên đến hàng triệu tấn.
Ông Ngãi cũng cho rằng, trước khi các tấm pin hết hạn và thải ra môi trường, cần tính đến phương án xử lý, nếu không sẽ không ứng phó kịp.
Theo tính toán của Cơ quan Năng lượng quốc tế, chất thải, lượng chất thải từ pin mặt trời thải ra có thể lên đến hàng chục triệu tấn. Nhưng, việc tái chế pin đã được nghiên cứu và thực hiện tại một số nước.Đơn cử như với châu Âu, các nước tại đây đã đưa ra quy định phải đảm bảo tái chế, sử dụng công nghệ loại bỏ chì kim loại, hoặc các chất độc hại trong quá trình sản xuất...
Theo chia sẻ của ông Koen Duchateau, đại diện Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam, khi mới bắt đầu triển khai các dự án điện mặt trời, các quốc gia EU đã tính đến việc xử lý pin như thế nào.Ủy ban châu Âu đã có chỉ thị về vấn đề xử lý chất thải điện, rác điện tử; trong đó, có pin mặt trời bằng cách gắn việc thu gom, xử lý rác điện tử với các nhà sản xuất.
Kể từ năm 2014, để tuân thủ chỉ thị chung của EU, tất cả các quốc gia thành viên của EU đã đưa ra quy định riêng của đất nước mình về vấn đề thu gom, vận chuyển và xử lý rác điện tử; trong đó, có các tấm pin mặt trời.Theo đó, các nhà sản xuất được yêu cầu khi các tấm pin mặt trời lắp đặt cho các hộ dân hết thời hạn sử dụng thì các nhà sản xuất phải thu gom, vận chuyển, xử lý.
Quy định này ràng buộc và tăng trách nhiệm của các nhà sản xuất với vấn đề bảo vệ môi trường, gắn sự tham gia của nhà sản xuất vào cả vòng đời của hệ thống. Đối với các hộ gia đình, cuối vòng đời hệ thống họ không phải tốn chi phí để xử lý.
Theo ông Trần Đình Long, Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam, nhiều quốc gia trên thế giới đã có công nghệ xử lý hiệu quả các tấm pin năng lượng mặt trời, với phương thức tương tự như thiết bị điện, điện tử hiện nay. Do vậy, rác thải từ pin mặt trời không phải là vấn đề đáng lo ngại. Hiện nay, tấm pin mặt trời được sản xuất từ tinh thể silicon với khoảng 70% từ thủy tinh, 15% nhôm để làm khung, 10% nhựa và chỉ 3-5% silicon... Với công nghệ hiện tại, hiệu suất tái chế có thể lên đến hơn 90%, giúp tận thu hoàn toàn lại rác thải này. Đại diện Công ty Mặt trời đỏ - doanh nghiệp chuyên về sản xuất, lắp đặt pin mặt trời cho rằng, điện mặt trời nếu xử lý tốt sẽ không đáng lo ngại. Tất cả các tấm pin đều có thể tái chế, tận dụng gần như toàn bộ, từ silicon, pin, kính... Quan trọng là trách nhiệm, kinh phí dự trữ để tái chế, không để hình thành bãi thải khổng lồ, tạo gánh nặng cho xã hội. Nhiều doanh nghiệp đều khẳng định, về mặt công nghệ xử lý tấm pin mặt trời sau khi sử dụng đã có, tuy nhiên, chi phí bỏ ra vẫn còn lớn trong khi hiệu quả sinh lời từ việc này vẫn còn nhỏ. Song với sự phát triển của khoa học công nghệ trong thời gian tới, chi phí xử lý các tấm pin sẽ ngày càng giảm và phù hợp với chi phí mà các nhà đầu tư bỏ ra đầu tư các dự án điện mặt trời. Theo Viện Công nghệ Môi trường thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, thời gian tới, chúng ta có thể tái chế pin năng lượng mặt trời nhưng chi phí vẫn còn cao. Vì vậy, cần phải gắn trách nhiệm thu gom, xử lý cho các nhà sản xuất, chủ đầu tư các dự án... Liên quan đến vấn đề này, ông Hoàng Tiến Dũng, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo – Bộ Công Thương khẳng định, vấn đề này sẽ được Bộ thực hiện nghiêm, đảm bảo quy định của pháp luật về môi trường.Hiện nay, Bộ Công Thương đã có Thông tư số 18/2020/TT-BCT về quy định phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời, trong đó, Bộ đã quy định rất rõ các chủ đầu tư phải có trách nhiệm thu gom, xử lý các tấm pin mặt trời, chất thải phát sinh sau quá trình sử dụng và khai thác./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Hơn 25.000 hệ thống điện mặt trời mái nhà được lắp đặt trong 8 tháng
12:06' - 10/09/2020
Lũy kế đến nay, đã có gần 50.000 dự án điện mặt trời mái nhà đã đưa vào vận hành với tổng công suất gần 1.200 MWp.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư điện mặt trời và vấn đề xử lý tấm pin
17:34' - 08/09/2020
Đầu tư điện mặt trời có lợi thế nhanh, hưởng nhiều ưu đãi... nhưng với sự tham gia ồ ạt của các dự án điện mặt trời, sẽ có hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu tấm pin được lắp đặt khắp cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo nêu ý kiến về phát triển điện mặt trời mái nhà
15:55' - 27/08/2020
Điện mặt trời lắp trên khung giá đỡ trên hồ, ao nuôi tôm, trồng cây nông nghiệp công nghệ cao... mà không lắp trên mái nhà của công trình xây dựng không được tính là hệ thống điện mặt trời mái nhà.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Aeon ra mắt Waon Point: Tích điểm toàn hệ sinh thái, nhận ưu đãi cực lớn
20:12' - 04/07/2025
Tập đoàn Aeon ra mắt chương trình Waon Point – hệ thống tích điểm chung trên toàn bộ hệ sinh thái Aeon Việt Nam, tặng 10 lần điểm duy nhất ngày 6/7, mang đến trải nghiệm mua sắm liền mạch.
-
DN cần biết
JPMorganChase: Thuế quan sẽ làm tăng mạnh chi phí trực tiếp của doanh nghiệp Mỹ
16:09' - 03/07/2025
Theo Viện JPMorganChase, các kế hoạch áp thuế quan hiện tại của Tổng thống Donald Trump có thể gây ra chi phí trực tiếp lên tới 82,3 tỷ USD đối với nhóm doanh nghiệp quan trọng của nước này.
-
DN cần biết
Khánh thành nhà máy sản xuất bao bì tiệt trùng hơn 200 triệu euro
15:34' - 03/07/2025
Dự án có tổng mức đầu tư 217 triệu euro, trong giai đoạn 2 có mức đầu tư 97 triệu euro với công nghệ tiên tiến và nâng cao năng lực cạnh tranh.
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ chống bán phá giá bột ngọt từ Indonesia và Trung Quốc
21:00' - 02/07/2025
Ngày 2/7, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1914/QĐ-BCT về kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Indonesia và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Anker thu hồi hơn 30.900 pin sạc dự phòng tại Việt Nam
19:41' - 02/07/2025
Thực hiện vai trò cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết, đang giám sát chặt chẽ quá trình thu hồi do Anker Innovations Limited thực hiện.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu áp dụng chống bán phá giá với gạch ốp lát
19:23' - 02/07/2025
Cơ quan điều tra đề nghị doanh nghiệp cung cấp thông tin sau về doanh nghiệp; công suất thiết kế và sản lượng của sản phẩm gạch ốp lát trong từ năm 2020 đến năm 2024.
-
DN cần biết
Vương quốc Anh kết luận rà soát biện pháp tự vệ với thép nhập khẩu
18:38' - 02/07/2025
Danh sách các nước đang phát triển được miễn trừ sẽ được UK thông báo cập nhật theo Điều 9.1 của Hiệp định về Biện pháp Tự vệ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
-
DN cần biết
Bước đệm chính sách cho đổi mới sáng tạo từ mô hình PPP
18:19' - 02/07/2025
Luật PPP (được sửa đổi, bổ sung tại Luật số 57/2024QH15) đã mở rộng lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP đối với tất cả các lĩnh vực, bãi bỏ quy mô vốn tối thiểu đối với dự án PPP.
-
DN cần biết
Đề xuất tổng kết chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ
18:18' - 02/07/2025
Bộ Công Thương vừa có văn bản 4756/BCT-PC ngày 30/6/2025 về việc phối hợp cung cấp thông tin tổng kết Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021 - 2025.