GCC lo ngại giá dầu tiếp tục giảm trong năm 2016
Theo giới phân tích tại khu vực Trung Đông, các nhà sản xuất dầu mỏ thuộc Tổ chức Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) sẽ hoãn kế hoạch bảo trì giàn khoan, giếng dầu và hệ thống đường ống cho tới năm 2016 nhằm duy trì sản lượng và giảm chi phí, do lo ngại giá dầu có thể sẽ thấp hơn trong năm 2016.
Mặc dù không đề cập chi tiết việc hoãn kế hoạch bảo trì của từng nhà sản xuất, một số chuyên gia trong lĩnh vực dầu mỏ khu vực cho biết các nước sản xuất dầu mỏ trong GCC đang đặt mục tiêu duy trì hoạt động bơm dầu vì họ dự báo giá dầu thô trên thị trường thế giới sẽ tiếp tục đi xuống trong năm 2016, khi các lệnh trừng phạt quốc tế nhằm vào Iran được dỡ bỏ, cho phép quốc gia Hồi giáo này xuất khẩu nhiều dầu hơn ra thị trường vốn đang trong tình trạng dư cung.
Các nhà phân tích cũng cho rằng, việc ngừng bơm dầu để tiến hành bảo dưỡng giàn khoan, giếng dầu và đường ống đồng nghĩa với nguồn thu thấp hơn và chi phí gia tăng.
Do đó, để duy trì thị phần cũng như đảm bảo nguồn thu giữa lúc giá dầu ngày càng ảm đạm, một số thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) như Saudi Arabia, Các Tiểu Vương Quốc Arập Thống nhất (UAE) và Qatar dự kiến sẽ lùi các kế hoạch bảo trì "không cấp thiết" tại một số mỏ cho tới năm 2016, thay vì quý IV/2015 như dự tính ban đầu.
Một số nguồn tin thị trường Trung Đông cũng cho biết, các công ty dầu mỏ trong khu vực đang cố gắng tranh thủ tìm kiếm lợi nhuận vì họ dự đoán giá dầu sẽ tiếp tục giảm sút trong năm 2016, khi thị trường dầu mỏ toàn cầu chứng kiến sự trở lại của Iran.
Các nguồn tin này cho hay các nước Saudi Arabia, UAE và Qatar hiện chưa công bố bất kỳ thông tin nào liên quan đến các kế hoạch bảo trì, có nghĩa là sản lượng của các nước này sẽ không thay đổi.
Mức sản lượng 3 triệu thùng/ngày trong tháng 9/2015 của UAE sẽ vẫn ổn định trong quý IV/2015. Theo các số liệu chính thức, Saudi Arabia đã bơm 10,225 triệu thùng/ngày trong tháng 9/2015, trong khi con số này của Qatar là 663.000 thùng/ngày.
Trong bối cảnh giá dầu giảm hơn 50% kể từ tháng 6/2015, xuống dưới 50 USD/thùng, các nhà sản xuất chủ chốt của OPEC tại Trung Đông đã phải cắt giảm chi tiêu và ngừng đầu tư vào một dự án phát triển dầu mỏ nhằm tiết kiệm ngân sách khi nguồn thu từ dầu mỏ sụt giảm.
Bộ Dầu mỏ Iran dự kiến trong tháng 12/2015 sẽ thông báo với OPEC kế hoạch tăng sản lượng của mình.
Tháng 8/2015, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Namdar Zanganeh cho biết nước này có thể tăng sản lượng khai thác thêm 500.000 thùng dầu mỗi ngày trong vòng một tuần sau khi các biện pháp trừng phạt được dỡ bỏ.
Iran từng xuất khẩu 2,5 triệu thùng/ngày trước khi bị cấm vận, nhưng con số này đã giảm xuống 1,2 triệu thùng/ngày năm 2014 và 1,4 triệu thùng/ngày trong những tháng gần đây.
Nguyễn Trường (P/v TTXVN tại Cairo)Tin liên quan
-
Hàng hoá
Giá dầu nối dài đà giảm
08:38' - 06/11/2015
Đóng cửa phiên 5/11 tại thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ giao tháng 12/2015 giảm 1,12 USD xuống chốt phiên ở 45,20 USD/thùng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán Nga-Mỹ đạt kết quả tích cực
21:48'
Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo nước này và Nga ngày 18/2 đã nhất trí giải quyết các vấn đề gây cản trở trong quan hệ Mỹ-Nga và bắt đầu xây dựng lộ trình chấm dứt xung đột Nga-Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Nhà Trắng làm rõ vai trò của tỷ phú E.Musk trong Chính phủ Mỹ
21:18'
Nhà Trắng đã làm rõ vai trò của ông chủ Tesla Elon Musk trong chính phủ Mỹ, khẳng định rằng vị tỷ phú công nghệ này không có thẩm quyền ra quyết định sau nhiều tranh cãi về quyền lực của ông.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán Nga - Mỹ về kinh tế có thể đạt được trong 2-3 tháng tới?
19:23'
CEO Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga Kirill Dmitriev cho biết tiến triển các cuộc đàm phán Nga – Mỹ về kinh tế có thể đạt được trong 2-3 tháng tới.
-
Kinh tế Thế giới
EU khẳng định không dỡ bỏ trừng phạt Nga - Trung Quốc
19:12'
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 18/2, một quan chức cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) khẳng định khối này sẽ không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga ngay cả khi Mỹ làm như vậy.
-
Kinh tế Thế giới
Xu hướng mới của ngành đóng tàu Hàn Quốc
10:43'
Các công ty đóng tàu Hàn Quốc đang cân nhắc kế hoạch sản xuất ở nước ngoài khi các xưởng đóng tàu trong nước hoạt động hết công suất.
-
Kinh tế Thế giới
Nga chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về an toàn hàng hải ở Biển Azov
10:00'
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin ngày 17/2 đã ký văn bản chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về các biện pháp đảm bảo an toàn hàng hải ở Biển Azov và Eo biển Kerch.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao chương trình chế tạo chuyên cơ Air Force One cho Tổng thống Mỹ bị trì hoãn?
08:35'
Chương trình chế tạo chuyên cơ phục vụ Tổng thống Mỹ “Không lực Một” (Air Force one) có thể bị trì hoãn thêm cho đến năm 2027 hoặc nhiều năm sau đó vì nhiều nguyên nhân.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đặt mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030
08:15'
Để hiện thực hóa mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030 của Chính phủ Ấn Độ, công suất sản xuất thép thô của nước này phải tăng trưởng 8%/năm .
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu công nghệ cao của Mexico sang Mỹ đạt mức kỷ lục
08:01'
Mexico đã lập kỷ lục mới trong quan hệ thương mại với Mỹ khi kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao sang thị trường này vượt ngưỡng 100 tỷ USD trong năm 2024.