Giá dầu suy yếu, thị trường nguyên liệu trong xu thế giằng co
Dữ liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục biến động giằng co trong phiên giao dịch 22/7. Chốt phiên, lực bán mạnh trên thị trường năng lượng góp phần kéo chỉ số MXV-Index nối dài đà suy yếu sang phiên thứ hai, dừng ở mức 2.238 điểm...
Theo ghi nhận từ MXV, sắc đỏ bao trùm thị trường năng lượng trong phiên giao dịch ngày hôm qua. Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ghi nhận mức giảm lên tới 1,47%, rơi xuống mốc 66,21 USD/thùng, mốc thấp nhất trong vòng gần ba tuần trở lại đây. Giá dầu Brent cũng giảm 0,9% trong ngày hôm qua, dừng ở mốc 68,59 USD/thùng.Thị trường dầu mỏ toàn cầu tiếp tục đối mặt với làn sóng lo ngại mới về triển vọng tăng trưởng kinh tế, đẩy nhu cầu tiêu thụ năng lượng tiếp tục suy yếu trong bối cảnh thời hạn chính phủ Mỹ áp dụng thuế đối ứng sắp tới gần. Tính đến hết phiên hôm qua, Mỹ mới chỉ đạt được thỏa thuận thương mại với Vương quốc Anh, Việt Nam và Indonesia. Thông tin về việc Liên minh Châu Âu (EU) chuẩn bị các biện pháp trả đũa hay tiến trình đàm phán không mấy khả quan giữa Mỹ và Ấn Độ càng làm bức tranh thị trường thêm phần phức tạp.
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang, động thái mới nhất từ Mỹ và Nhật Bản gây chú ý trên thị trường quốc tế. Theo đó, đêm qua theo giờ Việt Nam, Mỹ đã công bố một thỏa thuận thương mại với Nhật Bản, qua đó tạo kỳ vọng sẽ góp phần xoa dịu căng thẳng thương mại trên thị trường toàn cầu hiện tại.Bên cạnh đó, giá dầu tiếp tục chịu áp lực khi mặt bằng lãi suất cơ bản tại Mỹ vẫn duy trì ở mức cao 4,25–4,5%, theo quyết định của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đặt ra. Hiện Fed đang phải đối mặt với áp lực không nhỏ từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, yêu cầu sớm có động thái cắt giảm lãi suất mạnh tay nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.Đáng chú ý, một số thống đốc Fed kiêm thành viên FOMC đã công khai ủng hộ quan điểm giảm lãi suất để kích thích nền kinh tế, động thái đã góp phần củng cố tâm lý tích cực trên thị trường dầu cũng như hỗ trợ lực cầu nhờ đồng USD suy yếu hơn. Mặc dù vậy, phần lớn những dự báo trên thị trường vẫn cho rằng FOMC sẽ chưa vội thay đổi chính sách, đặc biệt trong bối cảnh Chủ tịch Fed Jerome Powell cùng nhiều thành viên khác tiếp tục giữ lập trường kiên định với mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức 2%.Ở chiều ngược lại, thị trường kim loại chứng kiến lực mua mạnh mẽ khi có tới 8 trên 10 mặt hàng đóng cửa trong sắc xanh. Đáng chú ý, giá đồng COMEX tiếp tục nới rộng đà tăng sang phiên thứ ba liên tiếp, tăng gần 1,5% lên 12.613USD/tấn và thiết lập mức đỉnh kỷ lục mới chưa từng ghi nhận trước đó. Diễn biến này phản ánh xu hướng tích trữ mạnh mẽ, khi những lo ngại về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung cục bộ do Mỹ siết chặt thuế quan vẫn còn hiện hữu.Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố áp thuế 50% đối với đồng nhập khẩu vào ngày 8/7, thị trường đồng ngay lập tức phản ứng mạnh mẽ. Dữ liệu từ Kpler cho thấy ngay sau động thái này, giá đồng trên sàn COMEX đã tăng vọt, khiến chênh lệch giá so với đồng LME lập tức nới rộng từ 11% lên tới 27%. Đáng chú ý, đến phiên giao dịch ngày 22/7, mức chênh lệch lớn này vẫn được duy trì quanh ngưỡng 27%Tâm lý tranh thủ tích trữ đồng tinh luyện gia tăng nhanh chóng tại Mỹ khi ngày áp dụng thuế suất mới cận kề, trong bối cảnh thị trường vẫn còn đó những mối lo ngại về khả năng tự chủ nguồn cung của quốc gia này trong tương lai gần.Dữ liệu từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (US ITC) cho thấy, chỉ trong 5 tháng đầu năm, lượng đồng tinh luyện nhập khẩu vào Mỹ đã chạm mức 680.727 tấn – cao gấp hơn hai lần so với cùng kỳ năm 2024 và tương đương gần 74% tổng lượng nhập khẩu của cả năm ngoái. Trong đó, Chile tiếp tục là đối tác cung ứng lớn nhất khi xuất khẩu sang Mỹ đạt 409.463 tấn, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.
Áp lực chạy đua với thời gian đang lan rộng trên thị trường khi các thương nhân quốc tế gấp rút đẩy mạnh nhập khẩu đồng tinh luyện vào Mỹ trước thời điểm áp dụng mức thuế mới.Theo ghi nhận từ Kpler, một trường hợp điển hình là tàu Kiating, xuất phát từ Australia ngày 16/7, dự kiến sẽ cập cảng Honolulu (Hawaii, Mỹ) vào ngày 30/7 – sát ngay mốc áp thuế 1/8 sắp tới.
Điểm đáng chú ý, Honolulu vốn chưa từng là điểm đến của các lô hàng đồng tinh luyện lớn trước đây, cho thấy các doanh nghiệp nhập khẩu đang linh hoạt khai thác mọi tuyến đường và cảng biển để bảo đảm hoàn thành thủ tục thông quan trước khi chính sách thuế có hiệu lực.
Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), hiện nay, 45% nhu cầu đồng của quốc gia này vẫn phụ thuộc vào nguồn cung từ nhập khẩu. Điểm nghẽn lớn nhất hiện nay vẫn nằm ở năng lực luyện kim trong nước, khiến việc tự chủ nguồn cung khó đạt được trước năm 2035. Việc phát triển một nhà máy luyện đồng mới cần tối thiểu 5 năm, trong khi một dự án mỏ mới có thể mất hơn một thập kỷ để đưa vào vận hành- Từ khóa :
- thị trường
- xuất khẩu
- dầu mỏ
- nông sản
- tăng trưởng
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Thị trường năng lượng và kim loại tiếp tục trở thành tâm điểm chú ý
10:48' - 22/07/2025
Lực bán chiếm ưu thế đã đẩy chỉ số MXV-Index giảm hơn 0,3% về mức 2.240 điểm. Thị trường năng lượng và kim loại tiếp tục trở thành tâm điểm với nhiều diễn biến đáng chú ý.
-
Hàng hoá
Dầu thô rớt giá, cà phê tăng vọt
10:14' - 21/07/2025
Hai mặt hàng cà phê tiếp tục gây chú ý cho các nhà đầu tư khi bất ngờ tăng vọt khi vị thế mua ròng từ các quỹ đầu cơ gia tăng trước ngày mức thuế suất 50% áp cho hàng hóa Brazil có hiệu lực.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm nhẹ do lo ngại về cung cầu
10:24' - 17/07/2025
Giá dầu có phiên điều chỉnh giảm nhẹ khi thị trường xuất hiện những lo ngại nhất định về nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tại Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm nhẹ khi thỏa thuận Mỹ-Nhật làm dịu những lo ngại thương mại
16:10'
Giá dầu hạ nhẹ trong phiên chiều 23/7, trong bối cảnh thỏa thuận thương mại Mỹ-Nhật đã giúp cải thiện tâm lý thị trường toàn cầu.
-
Hàng hoá
Hàn Quốc tránh nêu vấn đề mở cửa thị trường gạo, thịt bò trong đàm phán thương mại với Mỹ
14:58'
Việc mở rộng nhập khẩu gạo và thịt bò từ Mỹ cũng là một vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều quốc gia khác.
-
Hàng hoá
VPI dự báo giá xăng giảm nhẹ, giá dầu tăng trong kỳ điều hành 24/7
09:10'
Tại kỳ điều hành ngày 24/7, giá xăng bán lẻ được dự báo giảm nhẹ 0,8%, còn giá dầu có thể tăng 0,8-2% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm ba phiên liên tiếp
08:23'
Giá dầu thế giới giảm phiên thứ ba liên tiếp trong ngày 22/7 khi kỳ vọng về một thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và châu Âu mờ nhạt dần.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm trước những lo ngại về căng thẳng thương mại
15:44' - 22/07/2025
Giá dầu đã giảm trong phiên chiều 22/7 tại châu Á, trước những lo ngại về cuộc chiến thương mại đang manh nha giữa hai nền kinh tế tiêu thụ dầu thô lớn là Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).
-
Hàng hoá
Brazil chuyển hướng xuất khẩu thịt bò sang thị trường châu Á
15:40' - 22/07/2025
Brazil đang xoay hướng sang Trung Quốc và các thị trường châu Á khác khi tìm cách bảo vệ ngành xuất khẩu thịt bò của mình khỏi tác động của mức thuế quan cao hơn của Mỹ dự kiến có hiệu lực vào 1/8.
-
Hàng hoá
Thị trường năng lượng và kim loại tiếp tục trở thành tâm điểm chú ý
10:48' - 22/07/2025
Lực bán chiếm ưu thế đã đẩy chỉ số MXV-Index giảm hơn 0,3% về mức 2.240 điểm. Thị trường năng lượng và kim loại tiếp tục trở thành tâm điểm với nhiều diễn biến đáng chú ý.
-
Hàng hoá
Sau trứng, giá thịt bò Mỹ tăng phi mã
10:12' - 22/07/2025
Sau cơn sốt giá trứng gây chấn động hồi đầu năm nay, người tiêu dùng Mỹ giờ đây lại phải đối mặt với một mặt hàng khác đang tăng giá phi mã - thịt bò.
-
Hàng hoá
Chủ động kiểm soát thị trường, đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu
10:03' - 22/07/2025
Bộ Công Thương vừa có văn bản khẩn số 1819/TTTN-VP ngày 21/7/2025 gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc ứng phó khẩn cấp với bão số 3 (WIPHA).