Giá dầu WTI bật tăng hơn 25% trong tuần qua
Thị trường dầu khởi sắc ngay trong hai phiên giao dịch đầu tuần này (ngày 4-5/5) với mức tăng lên tới khoảng 20%, nối dài đà phục hồi từ tuần trước đó, khi ngày càng có thêm nhiều quốc gia tuyên bố nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội.
Theo nhà phân tích kỳ cựu Phil Flynn của Price Futures Group, thị trường đang bắt đầu nhận thức được mức độ sụt giảm nghiêm trọng của nhu cầu nhiên liệu, nhưng việc mở cửa trở lại các nền kinh tế sau thời kỳ “đóng băng” do dịch bệnh đang giúp "vực dậy" nhu cầu nhiên liệu.
Ngân hàng UBS (Thụy Sỹ) cho biết việc nới lỏng các biện pháp hạn chế đi lại sẽ giúp cân bằng cán cân cung cầu của thị trường dầu. Còn Morgan Stanley cho rằng tình trạng dư cung của thị trường dầu thế giới có thể đã lên tới mức đỉnh điểm và những quan ngại về vấn đề thiếu công suất dự trữ đã giảm bớt phần nào.
Ngân hàng Goldman Sachs của Mỹ cho biết họ đang lạc quan hơn về sự gia tăng của giá dầu trong năm tới do sản lượng dầu thô thấp và nhu cầu dầu phục hồi một phần. Trong khi đó, ngân hàng Phố Wall đã tăng dự báo giá dầu Brent chuẩn năm 2021 lên 55,63 USD/thùng, từ mức dự báo trước đó là 52,50 USD/thùng. Ngân hàng này cũng đã nâng dự báo giá dầu WTI từ 48,50 USD/thùng lên 51,38 USD/thùng.
Tuy nhiên, chuỗi phiên đi lên liên tiếp của giá dầu đã bị đứt đoạn khi giá “vàng đen” lại quay đầu giảm trong phiên giao dịch 6-7/5, do báo cáo về việc lượng dầu thô dự trữ của Mỹ tăng tuần thứ 15 liên tiếp.
Bên cạnh đó, theo các thương nhân và chuyên gia trong ngành, việc tuân thủ chưa đầy đủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng nói trên của Iraq và các nước sản xuất dầu nhỏ hơn như Nigeria and Angola có thể “phá hỏng” những nỗ lực của OPEC+, thậm chí dù sản lượng dầu của Nga - một trong những nước sản xuất dầu lớn trên thế giới - trong 5 ngày đầu tiên của tháng 5/2020 đã giảm xuống sát mức sản lượng mục tiêu.
Phiên cuối tuần ngày 8/5, gía dầu phục hồi nhờ giới đầu tư đã lấy lại được tâm lý lạc quan về việc cắt giảm sản lượng và nhu cầu nhiên liệu, bất chấp những hoài nghi về mức độ tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng của một số nước và nhận định kém lạc quan từ các ngân hàng trung ương về tốc độ phục hồi nền kinh tế toàn cầu sau đại dịch COVID-19.
Kết thúc phiên này, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ WTI giao tháng 6/2020 tăng 1,19 USD (5,1%), lên 24,74 USD/thùng. Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 7/2020 cũng tiến 1,51 USD (5,1%), lên 30,97 USD/thùng. Tính chung cả tuần qua, giá dầu WTI tăng 25,1%, còn giá dầu Brent Biển Bắc tăng 17,1%.
Trong đánh giá về thị trường dầu mỏ công bố vào ngày 8/5, IHS Markit cho biết sản lượng dầu mỏ trên toàn cầu sẽ bị cắt giảm đáng kể trong quý II năm nay. Cơ quan này dự báo nhu cầu dầu trên toàn thế giới trong quý II/2020 sẽ đạt 22 triệu thùng/ngày, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.
Chuyên gia phân tích Fraser của Schneider Electric cho biết, nhu cầu tiêu thụ có thể là điều kiện quan trọng nhất hiện nay, và phần lớn sự lạc quan trên thị trường hiện tại đều kết nối với việc nhu cầu dầu cải thiện đối với hầu hết các sản phẩm dầu tinh chế.
Dữ liệu từ Baker Hughes ngày 8/5 cho biết, số giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ đã giảm 33 giàn, xuống còn 292 giàn trong tuần này, đánh dấu tuần giảm thứ 8 liên tiếp, cho thấy sự triển vọng sụt giảm sản lượng dầu thô của Mỹ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc bỏ lỡ cơ hội “tỏa sáng” trên thị trường dầu mỏ
06:00' - 09/05/2020
Những gì đang diễn ra trong thời gian qua trên thị trường dầu mỏ thế giới cho thấy Trung Quốc đã bỏ lỡ cơ hội trở thành trung tâm giao dịch của các hợp đồng tương lai về dầu mỏ trên toàn cầu.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á tăng do hy vọng nhu cầu sẽ phục hồi
17:53' - 08/05/2020
Giá dầu châu Á tăng trong phiên giao dịch chiều 8/5 do các quốc gia hướng tới mở cửa trở lại nền kinh tế và nới lỏng giãn cách xã hội khiến thị trường hy vọng nhu cầu dầu thô sẽ tăng.
-
Doanh nghiệp
Thiếu nước cho thủy điện, EVN đã chạy tối đa điện dầu và điện sạch
10:55' - 08/05/2020
Nhiệt điện dầu đạt 1,02 tỷ kWh, tăng gần 1 tỷ kWh so với cùng kỳ năm 2019.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá nông sản thế giới chi tiết hôm nay 30/6/2022
09:40'
Giá chi tiết các kỳ hạn của mặt hàng ca cao, cà phê, bông, gỗ xẻ, đường, ngô, khô đậu tương, dầu đậu tương, đậu tương, lúa mỳ thế giới kết thúc phiên giao dịch ngày 29/6/2022.
-
Hàng hoá
Giá lợn hơi hôm nay 30/6 tăng nhẹ
09:19'
Cập nhật bảng giá lợn hơi tại miền Bắc, miền Nam, miền Trung mới nhất hôm nay 30/6.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới phiên 29/6 giảm khoảng 2%
08:05'
Phiên 29/6, giá dầu thế giới giảm khoảng 2%, khi lượng xăng và các sản phẩm chưng cất dự trữ của Mỹ tăng và những lo ngại về tăng trưởng kinh tế giảm tốc đã lấn át tình hình nguồn cung thắt chặt.
-
Hàng hoá
Thị trường các sản phẩm chống nắng nóng hút khách
20:01' - 29/06/2022
Trong những ngày gần đây nhiệt độ ở Hà Nội lên cao gần 40 độ C, người người đổ xô tìm những vật dụng chống nắng khiến thị trường hàng chống nắng trở nên sôi động hơn hẳn.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á khép lại chuỗi ba phiên tăng liên tiếp chiều 29/6
16:41' - 29/06/2022
Giá dầu châu Á giảm trong phiên chiều 29/6 sau ba phiên tăng liên tiếp trước đó, trước áp lực từ những lo ngại về nền kinh tế toàn cầu, nhưng nguồn cung thắt chặt đã hạn chế đà giảm của giá dầu.
-
Hàng hoá
Giá nông sản thế giới chi tiết hôm nay
10:12' - 29/06/2022
Giá chi tiết các kỳ hạn của mặt hàng ca cao, cà phê, bông, gỗ xẻ, đường, ngô, khô đậu tương, dầu đậu tương, đậu tương, lúa mỳ thế giới kết thúc phiên giao dịch ngày 28/6/2022.
-
Hàng hoá
Giá thịt lợn tại Nga có thể giảm 5-10% vào cuối năm 2022
10:07' - 29/06/2022
Nhiều người lo ngại rằng vào cuối năm, giá thịt lợn Nga có thể giảm từ 5–10%, điều này có nguy cơ khiến một số người chăn nuôi phải rời bỏ thị trường.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng trong phiên 28/6 do lo ngại về nguồn cung
08:05' - 29/06/2022
Chốt phiên 28/6, giá dầu WTI tăng 2,19 USD, hay 2%, lên 111,76 USD/thùng, giá dầu Brent tăng 2,89 USD, hay 2,5%, lên 117,98 USD/thùng, do lo ngại về nguồn cung.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á tiếp tục tăng trong chiều 28/6
18:49' - 28/06/2022
Giới phân tích cũng cảnh báo tình hình bất ổn chính trị ở Ecuador và Libya có thể khiến nguồn cung dầu thu hẹp hơn nữa.