Giá điện phải dựa theo Luật Điện lực 2013
Bên lề hội thảo về Dự thảo Đề án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức ngày 22/9, ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội đã có những chia sẻ với báo chí xung quanh những phương án tính giá điện mới do đơn vị tư vấn của EVN đưa ra tại hội thảo.
Trả lời câu hỏi về quan điểm về ba phương án tính biểu giá điện mới do cơ quan tư vấn của EVN đưa ra tại hội thảo, ông Nguyễn Đức Kiên cho biết, dù tính giá điện theo phương thức nào thì cũng phải dựa trên Luật Điện lực năm 2013, đảm bảo sự công bằng, đảm bảo sự tiết kiệm nguồn tài nguyên quốc gia và phải đảm bảo đúng nguyên tắc của Hiến pháp 2013 đã công bố.
Điều đó có nghĩa là Nhà nước nước sẽ tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp được sử dụng nguồn tài nguyên quốc gia để khởi nghiệp hoặc đảm bảo cuộc sống. Đó là nguyên tắc tối thiểu và trong đó, phải ưu tiên số đông, những người đang thuộc diện nghèo và cận nghèo vì hiện đang có khoảng hơn 60% tổng số hộ đang sử dụng điện dưới 150kwh/tháng. Tư tưởng Luật Điện lực là phải đảm bảo công bằng cho những người sử dụng điện, đảm bảo tiết kiệm nguồn tài nguyên quốc gia. Trong chế độ công bằng đó, hiện nay Nhà nước đã có hỗ trợ 50kwh đầu tiên cho số hộ nghèo và cận nghèo, gia đình chính sách. Như vậy, tất cả các quy định mới cho giá điện bậc thang lũy tiến đều phải đáp ứng được, tuân thủ được Luật Điện lực 2013.Theo ý kiến của các chuyên gia, chúng ta phải chia bảng gía điện theo bậc thang và theo lũy tiến. Đó là theo nguyên tắc của Luật Điện lực và bằng biện pháp nghiệp vụ, các nhà kỹ thuật điện, kinh tế điện chia ra bậc gía như vậy.
Theo ông Kiên, không có một phương án điện hài hòa cho tất cả 21 triệu hộ sử dụng điện trong cả nước mà nó sẽ đáp ứng theo từng thời kỳ của đất nước và sử dụng điện phải tránh ảnh hưởng đến 60% số hộ sử dụng điện ở mức sinh hoạt bình thường.
Đối với câu hỏi liên quan đến những khúc mắc trong quản lý và kinh doanh điện dẫn đến bức xúc của người dân được nêu ra trong cuộc hội thảo, ông Nguyễn Đức Kiên cho rằng, hiện các cơ quan chức năng đang quản lý theo Luật Điện lực và theo chương trình tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước; trong đó có Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Ngành điện đang tái cơ cấu và hình thành theo hướng thị trường điện cạnh tranh; trong đó bao gồm cả phát điện cạnh tranh, phân phối cạnh tranh và truyền tải. Riêng truyền tải, Nhà nước sẽ quản lý còn phát điện cạnh tranh và bán lẻ đang có lộ trình. Đến thời điểm hiện nay, vẫn đang thực hiện đúng quy định và có khả năng sẽ đẩy nhanh tiến độ thị trường phát điện cạnh tranh lên. Vấn đề ở đây, phải hiểu cho đúng hội thảo này, EVN là một đối tác bị ảnh hưởng bởi phương án tính biểu gía điện chia bậc thang do cơ quan tư vấn độc lập lập đưa ra và EVN xin ý kiến đồng thuận của mọi người. Trong hội thảo còn có cơ quan quản lý Nhà nước là Cục điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) chủ trì đó là sự kết hợp hài hòa.Nhưng nếu ngay lập tức, nói tách bạch trách nhiệm giữa EVN với Bộ Công Thương trong việc thực hiện tính giá điện là không khả thi vì hiện nay điều lệ hoạt động của EVN được xây dựng trên Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) và trong Luật Điện lực cũng có nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội.
Đây mới là cuộc hội thảo đầu tiên của cơ quan tư vấn trình bày, lấy ý kiến, ngoài ra còn có 2 cuộc hội thảo nữa ở Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh. Vấn đề là phải thống nhất với nhau về nguyên tắc xây dựng biểu giá điện. Đó là phải đảm bảo sự công bằng của những hộ sử dụng điện, khả năng tiếp cận điện của người dân.
Thứ hai là đảm bảo tiết kiệm nguồn tài nguyên quốc gia. Thứ ba là tuân thủ theo lộ trình mà thị trường hóa ngành điện và vấn đề tái cơ cấu Tập đoàn Điện lực Việt Nam .
Liên quan đến câu hỏi ba phương án được nêu ra, có phương án nào thỏa mãn những nguyên tắc trên, ông Nguyễn Đức Kiên bày tỏ, ba phương án đưa ra phản ánh cách nhìn của cơ quan tư vấn với tư cách là người làm thuần túy kỹ thuật.Còn EVN có thể chọn một trong những phương án nào đó thuận lợi nhất nhưng tất cả phương án đó phải đối chiếu với quyết định của Thủ tướng Chính phủ về gía bán điện. Trong đó có mức bán lẻ bình quân thấp nhất và mức bán lẻ bình quân cao nhất.
Về phương án đồng nhất một giá điện có một điều kiện khác, ông Kiên cho hay, trong điều kiện của Việt Nam không thể đồng nhất một giá điện vì phải đảm bảo sự bình đẳng trong sử dụng điện, Việt Nam có 21% số hộ nghèo. Nếu nhìn lại thành tích xóa đói giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo Việt Nam trước đây là 54% nhưng nay còn 14%. Vì vậy, cần có trách nhiệm với 14% hộ nghèo đó. Theo ông Kiên, bao nhiêu bậc tính giá điện không quan trọng, nhưng quan trọng là đảm bảo chính sách an sinh xã hội. Còn việc thực hiện chính sách qua EVN hay cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương như hiện nay là bù lỗ, cấp không số tiền sử dụng điện cho những hộ nghèo và gia đình chính sách cũng là một cách.Hiện, tại Việt Nam , chính sách sách hỗ trợ đối với người có thu nhập thấp và người nghèo là phù hợp với khả năng nền tài chính quốc gia. Vấn đề là chúng ta đặt ra là sử dụng hiệu quả tốt nhất hỗ trợ của Nhà nước đối với hộ nghèo./.
Đỗ Thảo Nguyên (thực hiện)Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chính sách FDI của Thành phố Hồ Chí Minh: “Đất lành” cho “đại bàng” cất cánh
12:31'
Bối cảnh mới đang đặt ra những thách thức xen lẫn với cơ hội để TP. Hồ Chí Minh tiếp tục là mảnh “đất lành” hấp dẫn cho nhiều “đại bàng” cất cánh.
-
Kinh tế Việt Nam
Động thổ dự án thành phần 1 cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành
12:20'
Sáng 29/4, UBND tỉnh Bình Phước tổ chức lễ động thổ dự án thành phần 1 cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước).
-
Kinh tế Việt Nam
Sân bay Nội Bài thông báo 7 khung giờ cao điểm ngày 29/4
12:10'
Đại diện Cảng hàng không quốc tế Nội Bài cho biết, các khung giờ cao điểm nhất hiện không vượt quá công suất phục vụ của cảng.
-
Kinh tế Việt Nam
Sân bay Nội Bài triển khai VNeID toàn bộ tại nhà ga T1
12:00'
Phần mềm VNeID được lắp đặt, vận hành tại 5 cửa kiểm tra an ninh và 15 cửa ra tàu bay tại Nhà ga hành khách T1.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Nhu cầu vốn từ nay đến năm 2035 khoảng 16 - 18 tỷ USD/năm
10:51'
Theo Quy hoạch điện VIII điều chỉnh vốn đầu tư mỗi năm khoảng 16 - 18 tỷ USD từ nay đến năm 2035, sau đó là khoảng 20 tỷ USD/năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Tình anh em Việt Nam - Cuba mãi vẹn nguyên
09:21'
Phóng viên Canal Caribe - kênh truyền hình quốc gia Cuba - đã có mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh để ghi lại những khoảnh khắc đặc biệt trong mối quan hệ song phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Thương mại Campuchia
21:32' - 28/04/2025
Chiều tối 28/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Bộ Thương mại Campuchia - bà Cham Nimul và các cán bộ cấp cao của Bộ Thương mại Campuchia đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Nhật Bản luôn là đối tác đặc biệt, chiến lược và tin cậy của Việt Nam
21:30' - 28/04/2025
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng khẳng định: Nhật Bản luôn là đối tác đặc biệt, chiến lược và tin cậy của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Campuchia ký thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giai đoạn 2025–2026
20:14' - 28/04/2025
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên bày tỏ sự vui mừng và đánh giá cao những kết quả thực chất đã đạt được trong hợp tác kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Campuchia trong thời gian qua.