Giá gà ta giảm mạnh, nhiều trang trại ngừng nuôi
Anh Nguyễn Văn Lý, ngụ xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ là một hộ nuôi gà bằng thảo dược nổi tiếng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, nếu như những năm trước giá bán và đầu ra tiêu thụ rất tốt. Lứa gà nuôi vụ Tết năm ngoái, gia đình anh Nguyễn Văn Lý, ngụ xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nuôi khoảng hơn 2.000 con gà giống Minh Dư. Thế nhưng, năm nay anh đã phải ngừng nuôi lứa Tết.
Theo lý giải của anh Lý, thời điểm tái đàn gà phục vụ cho vụ Tết trang trại của gia đình anh còn tồn 3.000 con gà đến kỳ xuất chuồng mà chưa tiêu thụ được, dù đã nuôi hơn 5 tháng. Chính vì vậy, trang trại không có chỗ trống để anh có thể nuôi thêm lứa mới nên không thể tái đàn vụ Tết được. “Sức tiêu thụ chậm, giá bán thấp đã khiến người chăn nuôi chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn.
Nếu như trước đây nhà hàng nhập gà của trang trại tôi giá 80 nghìn đồng/kg, thì nay họ chỉ nhập được giá 72 nghìn đồng/kg, số lượng gà tiêu thụ cũng không được bằng năm ngoái. Thời gian nuôi kéo dài gà đến nay đã lên tới 6 tháng mà chưa xuất bán được hết khiến chúng tôi thua lỗ rất lớn”, anh Lý chia sẻ.
Gia đình ông Nguyễn Hữu Tuấn, ngụ xã Bình Ba, huyện Châu Đức hiện nay cũng chỉ dám nuôi cầm chừng. Ông Tuấn cho biết, năm nay giá gà xuống thấp, trong khi giá thức ăn chăn nuôi và các chi phí đầu vào cao nên vụ Tết này gia đình ông “treo” chuồng. “Hiện trang trại tôi đang nuôi 50 nghìn con gà nhưng lứa gà này tôi sẽ bán trước Noel và Tết Dương lịch, qua Tết tôi mới thả giống nuôi lại. Hy vọng thời điểm trước Tết, giá gà nhích lên được chút ít, giúp tôi giảm lỗ”, ông Tuấn nói. Lý giải cho việc không nuôi gà vụ Tết, ông Tuấn chia sẻ, hiện giá gà đang thu mua tại trang trại ông giá bán sỉ với mức 43 nghìn đồng/kg khiến ông đang trong tình trạng thua lỗ nặng, lo ngại vụ Tết bà con đổ xô nhau nuôi giá bán sẽ không cao, ế hàng ông sẽ càng thua lỗ nặng nề hơn. Thời điểm này, bà Lê Thị Cẩm Duyên, ngụ xã Hòa Hưng, huyện Xuyên Mộc cũng đang giảm hơn 50% tổng đàn gà so với trước. Theo bà Duyên, 2 lần xuất bán gà gần đây, với khoảng 2.500 con bà lỗ gần 200 triệu đồng. Thời điểm này, người chăn nuôi đã thả lứa gà Tết nhưng bà Duyên e ngại về giá cả, đầu ra cho thị trường Tết nên quyết định không nuôi vụ Tết. “Đầu ra của gà ta rất bấp bênh, lúc giá cao thì thương lái đến trại mua nhiều, nhưng khi thị trường tiêu thụ chậm, giá rẻ lại rất khó tìm người mua. Trước tình hình thị trường biến động thất thường như hiện nay, cộng thêm hai lứa vừa rồi lỗ nặng, vụ Tết này tôi chưa biết thế nào nên cũng đã chủ động giảm đàn, nuôi cầm chừng. Tôi hy vọng giá gà Tết tăng lên để người nuôi có vốn và động lực cho vụ nuôi sau”, bà Duyên nói. Theo ngành nông nghiệp, thời gian qua, các trang trại, hộ chăn nuôi gà phải gồng mình gánh lỗ vì giá gà ta bán ra thường thấp hơn giá thành sản xuất. Vì thế, nhiều trang trại, hộ chăn nuôi thu hẹp sản xuất. Vụ Tết năm nay, các hộ nuôi hầu như không mở rộng quy mô vì lo rủi ro về đầu ra.Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh có tổng đàn gia cầm 6,87 triệu con, đảm bảo 40% nhu cầu của địa phương và 60% xuất đi các tỉnh. Vài năm nay, sức tiêu thụ thịt gà trong dịp Tết tăng không nhiều so với ngày thường nên thời điểm giá xuống thấp, ngành nông nghiệp khuyến cáo bà con nông dân tính toán quy mô, nhu cầu thị trường để tái đàn phù hợp. Quá trình nuôi, nông dân cần tăng cường phòng chống dịch như tiêm vaccine cho gia cầm, tiêu độc, khử trùng, vệ sinh chuồng trại để giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên đàn gia cầm.
Đồng thời, chuyển dần từ chăn nuôi quy mô nhỏ sang chăn nuôi an toàn sinh học nâng cao giá trị sản phẩm và liên kết chuỗi để ổn định giá và đầu ra. Ông Trần Thanh Bình, ngụ ấp Nhân Hòa, xã Xuyên Mộc, huyện Xuyên Mộc là một ví dụ điển hình cho việc liên kết trong chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm, năm nay nếu như các hộ chăn nuôi gà giảm đàn, thậm chí nhiều hộ ngưng nuôi Tết thì ông Bình vẫn tăng 1.500 con so với vụ Tết năm ngoái, giống gà ông nuôi là gà Tàu Vàng – một giống gà truyền thống trên địa bàn tỉnh.Ông Bình chia sẻ, do liên kết trong chăn nuôi được doanh nghiệp cung cấp con giống chất lượng lại bao tiêu đầu ra với giá cả ký kết hợp đồng ổn định nên chuẩn bị cho vụ Tết này, nên ông đã mạnh dạn tăng số lượng gà để bán dịp Tết.
Theo ông Bình, với giá bán ổn định thường ngày ông đang được phía doanh nghiệp thu mua từ 85 – 95 nghìn đồng/kg; dịp Tết khoảng 100 nghìn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, mỗi lứa gà 1.000 con ông lãi khoảng 30 triệu đồng. Như vậy, nếu thuận lợi, ước vụ Tết này ông sẽ thu gần 80 triệu đồng. Hiện phòng dịch cho đàn gà luôn được ông Bình chú trọng thực hiện.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Giá lương thực thế giới tháng 10 cao nhất trong 18 tháng
18:52' - 08/11/2024
Theo Liên hợp quốc, giá lương thực thế giới trong tháng 10 đã tăng lên mức cao kỷ lục trong 18 tháng, khi giá các loại dầu thực vật tiếp tục dẫn đầu tốc độ tăng giá của các sản phẩm lương thực.
-
Hàng hoá
Nhập khẩu gạo của Philippines tăng mạnh trong năm nay
17:30' - 08/11/2024
Lượng gạo nhập khẩu của nước này trong năm nay đã vượt qua mức của năm ngoái và có thể đạt 4,2 triệu tấn vào cuối năm 2024.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm nhẹ khi bão Hurricane được dự báo bắt đầu suy yếu
16:58' - 08/11/2024
Trong phiên 8/11 tại châu Á, giá dầu Brent kỳ hạn giảm 53 xu Mỹ, xuống 75,1 USD/thùng, trong khi giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 63 xu Mỹ, xuống 72,01 USD/thùng.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Nông dân Bình Phước phấn khởi vào vụ thu hoạch cà phê có giá cao
12:26'
Thời điểm này, hộ trồng cà phê tại tỉnh Bình Phước đang bước vào vụ thu hoạch niên vụ năm 2024. Hiện tại, giá thu mua cà phê quả tươi và nhân đang ở mức cao nên nhà nông rất phấn khởi.
-
Hàng hoá
Căng thẳng địa chính trị leo thang, giá dầu chạm đỉnh của hai tuần
12:24'
Giá dầu đã tăng khoảng 1% trong phiên giao dịch ngày 22/11, chốt phiên ở mức cao nhất của hai tuần, giữa bối cảnh xung đột Nga-Ukraine leo thang, đe dọa ảnh hưởng đến nguồn cung dầu toàn cầu.
-
Hàng hoá
Nhiều xu hướng mới lạ xuất hiện trong mùa mua sắm cuối năm
19:00' - 22/11/2024
Mùa mua sắm lễ hội năm 2024 diễn ra trong bối cảnh kinh tế chuyển đổi và nhiều yếu tố bất định khác, khiến cả người tiêu dùng lẫn nhà bán lẻ đều phải thận trọng.
-
Hàng hoá
Xung đột Nga-Ukraie tiếp tục đẩy giá dầu leo thang
14:23' - 22/11/2024
Giá dầu thế giới tiếp tục tăng vào chiều ngày 22/11, khi xung đột ở Ukraine có chiều hướng gia tăng và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng cảnh báo về một cuộc xung đột toàn cầu tiềm tàng.
-
Hàng hoá
Mở cửa Phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
11:37' - 22/11/2024
Đây là lần thứ 14 Phòng trưng bày của Tổng cục mở cửa đón khách tham quan, tìm hiểu thông tin, dấu hiệu nhận biết hàng thật - hàng giả với một số mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ cao trên thị trường.
-
Hàng hoá
Indonesia nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ
08:45' - 22/11/2024
Chính phủ Indonesia đã quyết định nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ. Quy trình giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp đã hoàn tất.
-
Hàng hoá
Kiên Giang đưa hơn 90% sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử
08:45' - 22/11/2024
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, đến nay tỉnh có 269 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có hơn 90% sản phẩm OCOP đưa vào sàn thương mại điện tử để kinh doanh.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng 1% giữa lúc xung đột Nga-Ukraine leo thang
07:40' - 22/11/2024
Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11 sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng nhanh do căng thẳng địa chính trị
17:56' - 21/11/2024
Giá dầu thô thế giới đã ghi nhận mức tăng đáng kể trong phiên chiều 21/11 khi căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine.