Giá hàng hóa đồng loạt tăng, chỉ số MXV-Index hồi phục
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, sau hai phiên suy yếu, sắc xanh đã quay lại và chiếm áp đảo trên bảng giá hàng hóa nguyên liệu thế giới trong phiên giao dịch ngày hôm qua. Đóng cửa, chỉ số MXV-Index tăng gần 1% lên mức 2.180 điểm. Đáng chú ý, trên thị trường nguyên liệu công nghiệp, giá hai mặt hàng cà phê đồng loạt tăng mạnh trước những lo ngại về tình hình nguồn cung. Trong khi đó, giá hai mặt hàng dầu thô cũng ghi nhận phiên phục hồi tích cực khi tăng đến gần 2%.
Theo ghi nhận của MXV, đóng cửa, lực mua chiếm ưu thế trên thị trường nguyên liệu công nghiệp; trong đó, giá cà phê Arabica tiếp tục tăng phiên thứ 5 liên tiếp, lấy lại mốc 8.290 USD/tấn và xác lập mức cao nhất trong hơn một tuần qua.Trong khi đó, giá cà phê Robusta cũng nhích nhẹ 0,28%, chốt phiên ở mức 5.388 USD/tấn - cao nhất trong hơn hai tuần trở lại đây. Theo MXV, lo ngại về tình hình nguồn cung cà phê từ Brazil tiếp tục hỗ trợ giá cà phê trong phiên giao dịch ngày hôm qua
Sản lượng giảm đã khiến xuất khẩu cà phê Robusta của Brazil sụt giảm mạnh trong tháng 3. Theo số liệu từ Hội đồng các nhà Xuất khẩu Cà phê (Cecafé), tổng lượng cà phê xuất khẩu của Brazil trong tháng vừa qua giảm 26% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 2,95 triệu bao, trong đó xuất khẩu cà phê robusta (cà phê nhân xanh) chỉ đạt 138.600 bao, giảm tới 40% so với tháng 2 và thấp hơn rất nhiều so với mức 862.500 bao của tháng 3/2024. Đây là mức giảm sâu sau khi xuất khẩu robusta từng đạt kỷ lục vào năm ngoái. Nguyên nhân chủ yếu đến từ nguồn cung hạn chế do thời tiết bất lợi, khiến sản lượng robusta của Brazil suy giảm rõ rệt trong niên vụ.Trong khi đo, tình hình tồn kho cà phê trên sàn ICE ngày 16/4 ghi nhận diễn biến trái chiều. Theo đó, tồn kho Arabica trên sàn ICE giảm nhẹ, xuống còn 787.313 bao, trong khi tồn kho Robusta tăng nhẹ trở lại nhưng vẫn duy trì ở vùng thấp nhất kể từ mức đỉnh thiết lập ngày 25/3 là 4.414 lô.Trên thị trường nội địa, giá cà phê nhân xô tại khu vực Tây Nguyên ngày 16/4 tiếp tục tăng mạnh, ở mức trung bình 133.000 đồng/kg, tăng 2% và cao hơn 2.900 đồng/kg so với phiên liền trước. Cụ thể, giá cà phê tại Đắk Lắk và Gia Lai cùng đạt 133.000 đồng/kg, Lâm Đồng ở mức 132.000 đồng/kg, còn Đắk Nông ghi nhận mức cao nhất 133.200 đồng/kg. Đà tăng này phản ánh tác động từ nguồn cung toàn cầu eo hẹp và diễn biến tích cực trên các sàn giao dịch quốc tế.
Ở chiều ngược lại, giá cao su trên các sàn giao dịch quốc tế tiếp tục giảm sâu, lùi về vùng giá thấp nhất trong hơn một năm trở lại đây. Cụ thể, cao su RSS3 trên sàn Osaka khép phiên giảm 3,05%, trong khi cao su TSR20 tại Singapore giảm 2,08%. Đáng chú ý, Trung Quốc – quốc gia sản xuất ô tô lớn nhất thế giới đã đạt sản lượng 4,65 triệu xe trong hai tháng đầu năm, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước và chiếm tới 27,5% tổng doanh số toàn cầu.Tuy nhiên, với tình hình căng thẳng thương mại Mỹ - Trung như hiện tại, nhu cầu sản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ xe tại Trung Quốc có nguy cơ sụt giảm mạnh. Điều này được dự báo sẽ kéo theo sự suy giảm giá trị xuất nhập khẩu cao su và các sản phẩm từ cao su giữa Trung Quốc với Mỹ và châu Âu, qua đó tác động tiêu cực đến thị trường cao su thế giới trong thời gian tới.
Khép lại phiên giao dịch hôm qua, trên thị trường năng lượng, giá hết các mặt hàng trong nhóm đồng loạt tăng mạnh. Trong đó, giá cả hai mặt hàng dầu thô là Brent và WTI đều đồng loạt tăng gần 2% trong phiên giao dịch lên mốc cao nhất trong vòng gần hai tuần qua, khi mà thị trường đã có thêm lo ngại mới về nguồn cung.Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu Brent đã ghi nhận mức tăng 1,82%, lên mốc 65,85 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu WTI dừng lại ở mốc 62,47 USD/thùng, tương đương với mức tăng lên tới 1,86%.
Động lực chính thúc đẩy đà tăng giá dầu trong phiên hôm qua đến từ các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ nhắm đến mặt hàng dầu thô Iran. Các biện pháp mới này tiếp tục bao gồm một nhà máy lọc dầu tại Trung Quốc - thường được gọi là “teapot refinery” (nhà máy lọc dầu ấm trà) cũng như các công ty và đội tàu bị cáo buộc hỗ trợ vận chuyển dầu thô từ Iran.Mặc cho những phản hồi tích cực từ cả hai phía sau vòng đàm phán đầu tiên diễn ra vào ngày 12/4 tại Oman, ngay trước thềm vòng đàm phán thứ hai dự kiến vào cuối tuần này tại Rome, đại diện từ hai quốc gia đã có những phát biểu thể hiện sự bất đồng quan điểm về chương trình hạt nhân của Tehran. Ngay sau đó, Bộ Tài chính Mỹ ra thông cáo về các biện pháp trừng phạt mới do Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu tái khởi động chính sách “áp lực tối đa” lên Iran.Trước đó, các biện pháp trừng phạt của Mỹ nhắm vào dầu thô từ Venezuela đã khiến lượng dầu xuất khẩu từ quốc gia Nam Mỹ này suy giảm đáng kể. Các đối tác liên doanh nước ngoài của công ty dầu quốc gia Venezuela (PDVSA) đều đã bị yêu cầu ngưng xuất khẩu tất cả các mặt hàng có liên quan và dù cho Tập đoàn Chevron từ Mỹ đã được cho phép kéo dài hoạt động tại Venezuela đến hết ngày 27/5, PDVSA cũng đã yêu cầu tập đoàn này ngưng xuất khẩu dầu thô đến Mỹ do lo ngại về vấn đề thanh toán tiền hàng. Sự sụt giảm nguồn cung từ Iran và Venezuela đã làm dấy lên lo ngại cho các nhà đầu tư. Những lo ngại càng được củng cố khi ngày hôm qua, nhóm OPEC+ thông báo đã nhận được bản kế hoạch cắt giảm từ bảy thành viên do vượt sản lượng so với hạn mức đã được nhóm đặt ra trước đó. Theo bản kế hoạch này, mức cắt giảm hàng tháng sẽ dao động từ 196.000 thùng/ngày đến 520.000 thùng/ngày từ nay cho đến tháng 6/2026. Theo ước tính, bảy quốc gia trong bản kế hoạch mới nhất sẽ phải tăng mức cắt giảm sản lượng thêm 369.000 thùng/ngày so với bản kế hoạch trước đó, với hai quốc gia nổi bật là Iraq và Kazakhstan, ngoài ra còn có hai quốc gia đứng đầu nhóm OPEC+ là Nga và Saudi Arabia. Ở chiều ngược lại, trong những diễn biến kìm hãm đà tăng giá dầu, vào hôm qua, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) đã công bố số liệu dự trữ dầu tại Mỹ. Theo đó, dự trữ dầu thô thương mại tại nước này đã tăng khoảng 515.000 thùng trong tuần làm việc kết thúc vào ngày 11/4. Viện Dầu mỏ Mỹ (API) trong thông báo trước đó cũng đã ước tính dự trữ dầu thô tại Mỹ tăng 2,4 triệu thùng.Dù xuất khẩu dầu từ Mỹ đã đạt 5,1 triệu thùng/ngày, mức cao nhất trong vòng khoảng một năm qua và nhập khẩu dầu lại giảm xuống còn 6 triệu thùng/ngày, mức tiêu thụ dầu thô trong nước tại Mỹ lại giảm đáng kể dù cho mùa cao điểm đi lại của người dân Mỹ đang đến cận kề. Theo dữ liệu từ EIA, các nhà máy loc dầu tại Mỹ chỉ đạt công suất khoảng 86,3% so với tuần trước đó, gây nên những thận trọng nhất định về nhu cầu dầu tại nước này, đặc biệt trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn.Tin liên quan
-
Hàng hoá
MXV: Thị trường kim loại tăng giá trong khi giá nông sản suy yếu
09:52' - 16/04/2025
Thị trường kim loại tiếp tục duy trì đà tăng trong phiên giao dịch ngày 15/4 với lực mua áp đảo nhờ kỳ vọng Mỹ sẽ sớm hạ lãi suất và tín hiệu tiêu thụ tích cực từ các ngành công nghiệp chủ chốt.
-
Hàng hoá
MXV: Thị trường kim loại và năng lượng tăng giá do nhu cầu tiêu thụ phục hồi
08:38' - 15/04/2025
8/10 mặt hàng kim loại tăng giá, do những lo ngại về tình trạng thắt chặt nguồn cung và nhu cầu tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc phục hồi.
-
Hàng hoá
Chỉ số MXV-Index về mức thấp nhất kể từ tháng 9 năm ngoái
09:43' - 08/04/2025
Áp lực giảm giá hàng hóa đến từ lo ngại về chính sách thuế mới của Mỹ khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố không đạt thỏa thuận thương mại với Trung Quốc nếu không giải quyết được thâm hụt thương mại.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản: 6 tháng, gạo xuất khẩu tăng về lượng, giảm giá trị
11:56' - 06/07/2025
Giá nhiều loại lúa tuần qua ở Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục có xu hướng tăng nhẹ. Trong khi xuất khẩu vẫn trầm lắng khiến cho giá gạo xuất khẩu giảm nhẹ.
-
Hàng hoá
Giá gạo Nhật Bản có thể hạ nhiệt sau khi chính phủ mở kho dự trữ
20:20' - 05/07/2025
Theo dữ liệu mới nhất từ Tổ chức Hỗ trợ Nguồn cung Ổn định Lúa gạo, niềm tin của các thương nhân gạo Nhật Bản về triển vọng giá đã sụt giảm nghiêm trọng.
-
Hàng hoá
OPEC+ nhất trí tiếp tục tăng sản lượng dầu
18:27' - 05/07/2025
Ngày 5/7, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) thông báo quyết định tiếp tục tăng sản lượng dầu mỏ trong tháng 8.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng nhẹ trong khi chờ quyết sách từ OPEC+
14:09' - 05/07/2025
Tính cả tuần, giá dầu Brent tăng khoảng 0,8% và dầu WTI tăng khoảng 1,5% so với cuối tuần trước, đánh dấu tuần tăng thứ hai liên tiếp
-
Hàng hoá
Nguồn cung cà phê toàn cầu có thể phục hồi trong ba năm tới
07:36' - 05/07/2025
Nguồn cung cà phê toàn cầu hiện đang eo hẹp do tình trạng thâm hụt sản lượng kéo dài nhiều năm, do tác động của tình hình thời tiết khắc nghiệt.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á giảm nhẹ trước thềm cuộc họp OPEC+
15:32' - 04/07/2025
Trong phiên giao dịch chiều 4/7, giá dầu Brent Biển Bắc giảm 35 xu Mỹ, xuống còn 68,45 USD/thùng. Trong khi , giá WTI giảm 25 xu Mỹ, còn 66,75 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Giá nhiều mặt hàng nguyên liệu công nghiệp bật tăng
09:51' - 04/07/2025
Giá nhiều mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp đã quay đầu bật tăng, trong đó, giá đường tăng vọt tới 5%.
-
Hàng hoá
Hai nhân tố đẩy giá dầu thế giới đi xuống phiên 3/7
08:10' - 04/07/2025
Thời hạn tạm dừng áp thuế quan cao hơn của Tổng thống Donald Trump sẽ kết thúc vào ngày 9/7, trong khi một số đối tác thương mại lớn như Liên minh châu Âu và Nhật Bản vẫn chưa đạt được thỏa thuận.
-
Hàng hoá
Sắp diễn ra Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu
19:56' - 03/07/2025
Hội chợ có quy mô 300 gian hàng của trên 150 doanh nghiệp trưng bày các mặt hàng đạt chứng nhận OCOP như chè, cà phê, hàng lưu niệm, các sản phẩm dược liệu, trầm hương, tinh dầu, tinh bột nghệ...