Gia Lai: Xảy ra hàng loạt vụ phá rừng thông
Nếu như trước đây, việc phá rừng thông chủ yếu phục vụ cho mục đích lấn chiếm đất sản xuất, thì hiện nay, việc người dân phá rừng thông còn có một mục đích khác, phục vụ cho trồng phong lan và bán cho các thương lái.
Đầu tháng 5/2019, nhận được phản ánh của người dân, phóng viên TTXVN đã có mặt tại khu vực rừng thông thuộc địa phận làng Đê Bơ Tứk, xã Đắk Jơ Ta, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai. Tại hiện trường, có hàng trăm cây thông đã bị chặt quanh gốc, cắt đứt việc tiếp thu chất dinh dưỡng từ gốc lên thân cây.Điều đáng nói, những vết chặt còn khá mới, nhựa bắt đầu khô lại, cho thấy tình trạng chặt gốc thông tại đây diễn ra chưa lâu. Thậm chí, một số cây thông vẫn còn treo bảng “cấm keng cây, chặt cây, phá rừng, đốt rừng, lấn chiếm đất rừng”, nhưng gốc thì đã bị chặt và đốt.
Ông Đinh Văn Trứ, Chủ tịch UBND xã Đắk Jơ Ta cho biết, khu vực rừng thông bị chặt phá thuộc lâm phần của Ban Quản lý rừng phòng hộ Mang Yang, được trồng từ năm 1998, được xem là “lá phổi xanh” của các khu dân cư xung quanh và thị trấn Kon Dỡng, huyện Mang Yang.Xác định được tầm quan trọng của khu vực này, chính quyền địa phương đã phối hợp cùng Ban Quản lý rừng phòng hộ Mang Yang thường xuyên tổ chức xuống làng tuyên truyền, vận động cho bà con nhân dân trong việc bảo vệ rừng. Bên cạnh đó, hàng năm, UBND xã cũng tiến hành ký bản cam kết không chặt, phá rừng với các hộ dân sinh sống ở ven rừng. Tuy nhiên, tình trạng phá rừng vẫn diễn ra.
“Hiện nay trong làng Đê Bơ Tứk vẫn còn khoảng 20 hộ dân thiếu đất sản xuất, trong khi tài nguyên của làng thì không còn. Đây chính là nguyên nhân khiến một số hộ dân vào rừng chặt cây thông để lấn chiếm đất rừng. UBND xã và các cơ quan chức năng đã xác định được có 4 – 5 hộ tham gia chặt thông, đã mời lên UBND xã để tuyên truyền, nhắc nhở.Tới đây, chính quyền địa phương sẽ tổ chức một buổi tuyên truyền lưu động tại nhà văn hóa của làng để nâng cao nhận thức cho người dân trong việc bảo vệ rừng”, ông Đinh Văn Trứ cho biết thêm.
Trên thực tế, tình trạng phá rừng thông để lấn chiếm đất sản xuất đã xảy ra từ nhiều năm nay trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ, thành phố Pleiku, nơi quản lý hơn 8.000 ha rừng thuộc địa phận thành phố Pleiku, huyện Chư Păh và huyện Ia Grai, tình trạng phá rừng thông diễn ra phức tạp, buộc đơn vị này phải đưa ra phương án thu hồi hơn 26 ha rừng bị lấn chiếm trong 3 năm 2017 – 2019. Bên cạnh đó, Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ cũng phối hợp với các địa phương và cơ quan chức năng phát hiện, xử lý nhiều vụ việc, đưa các đối tượng phá rừng ra xử lý hình sự công khai, nhằm răn đe, tuyên truyền, giáo dục cho người dân trong việc bảo vệ rừng.Thế nhưng, khi việc thu hồi đất rừng bị lấn chiếm đang diễn ra khá chậm, thì Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ lại phải “đau đầu” khi rừng thông tiếp tục bị “bức tử”, với các thủ đoạn tinh vi hơn.
Nửa cuối tháng 4/2019, sau khi nhận được phản ánh của các cơ quan báo chí, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Kpă Thuyên và Bí thư Huyện ủy Ia Grai Nguyễn Hữu Quế đã trực tiếp đi thị sát rừng thông thuộc tiểu khu 309, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, phát hiện hàng trăm cây thông bị róc vỏ, bức tử. Ông Kpă Thuyên yêu cầu xử lý trách nhiệm của các cán bộ liên quan.Đồng thời, phải cắm biển cấm người dân vào đốt lửa, cạo vỏ thông. Bên cạnh đó, cần thành lập đường dây nóng, nhanh chóng kiểm đếm số lượng thông bị chết để báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và gửi lên UBND tỉnh.
Sau đó, Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ đã có báo cáo số 59/BC-BQL do Phó Trưởng ban phụ trách Nguyễn Tất Thành ký ngày 3/5 nêu rõ, qua kiểm tra, đo đạc thực tế tại hiện trường, xác định có 981 cây thông bị róc vỏ; trong đó, có 715 cây thông bị róc một phần vỏ khô bên ngoài, một số cây có hiện tượng chảy nhựa do có sự tác động của con người.276 cây thông đã bị chết khô, thân còn đứng nguyên tại hiện trường, vỏ cây đã mục và bị bóc sạch vỏ từ gốc lên khoảng 2 - 3m so với mặt đất. Nguyên nhân là do người dân róc vỏ khô của cây thông để trồng phong lan.
Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ cũng cho rằng, khu vực rừng thông bị xâm hại nằm xen kẽ các khu dân cư và quanh thành phố Pleiku nên người dân thường xuyên ra vào tham quan, giải trí, tổ chức dã ngoại, thậm chí đốt lửa, nấu ăn,… nên việc quản lý gặp nhiều khó khăn.
Theo ông Nguyễn Văn Thái, Phó Trưởng đoàn kiểm tra liên ngành, Phó Đội trưởng Đội kiểm lâm cơ động số 2, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai, hiện nay trên địa bàn tỉnh Gia Lai có khoảng 8.500ha rừng thông, chủ yếu tại các rừng phòng hộ.Ngoài tình trạng chặt gốc thông để lấn chiếm đất sản xuất xảy ra lâu nay thì tình trạng róc vỏ thông với mục đích trồng phong lan và bán cho các thương lái mới chỉ xảy ra trong thời gian gần đây.
Tuy nhiên, do diện tích thông đa số thuộc các ban quản lý hoặc giao cho địa phương với số lượng kiểm lâm địa bàn ít, trong khi các đối tượng róc vỏ thông lại lựa chọn thời điểm không có mặt lực lượng chức năng để róc vỏ, gây khó khăn trong việc phát hiện và xử lý kịp thời.
Qua đấu tranh và nắm bắt thông tin, khoảng 11 giờ ngày 8/5, Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Công an thành phố Pleiku tiến hành bắt giữ 103 bao tải vỏ thông với khối lượng gần 3,5 tấn tại một khu vườn trên đường Ung Văn Khiêm, thành phố Pleiku.Ban đầu, đối tượng Phạm Minh Ngọc (sinh năm 1981, trú xã Tân Bình, huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai) khai nhận đã thu mua số vỏ thông này tại huyện Đắk Đoa và đưa đi tiêu thụ. Hiện, lực lượng chức năng đã thu giữ phương tiện và tang vật vụ án để tiếp tục mở rộng điều tra, làm rõ nguồn gốc số vỏ thông và vị trí bị lấy vỏ để có phương án xử lý.
Đây là vụ việc đầu tiên cơ quan chức năng tỉnh Gia Lai phát hiện và bắt giữ đối tượng thu mua vỏ thông trái phép, sau khi tình trạng này xảy ra từ đầu năm 2019. Thế nhưng, với trên 8.500 ha rừng thông dàn trải trên địa bàn tỉnh, rõ ràng, việc đấu tranh, phòng, chống các đối tượng “bức tử” rừng thông để lấy đất sản xuất và phục vụ cho mục đích trồng phong lan hoặc bán cho các thương lái là điều không hề dễ dàng. “Với chức năng của Đoàn kiểm tra liên ngành, chúng tôi đấu tranh với mọi hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng và khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trên địa bàn.Đoàn sẽ đưa cán bộ xuống các địa bàn để nắm tình hình, phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị chủ rừng, quyết liệt ngăn chặn tình trạng phá rừng thông làm nương rẫy và phục vụ cho các mục đích khác”, ông Nguyễn Văn Thái nhấn mạnh./.
Xem thêm:>>Ngàn cây thông rừng gần 20 năm tuổi chết đứng vì bị hạ độc
>>Rừng thông 20 năm tuổi ở Đam Rông, Lâm Đồng đang bị triệt hạ
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Vụ hàng ngàn cây thông rừng ở Lâm Đồng bị hạ độc: Chính quyền “kêu khó”
16:09' - 07/05/2019
Như TTXVN đã đưa tin, hơn 10 ngày qua, trên địa bàn xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, hàng ngàn cây thông rừng gần 20 năm tuổi bị hạ độc bằng thuốc trừ cỏ.
-
Kinh tế Việt Nam
Có hay không việc xây dựng trên đất rừng ở huyện Thạch Thất?
11:26' - 04/05/2019
Gần đây dư luận đề cập đến việc có hay không một số công trình vi phạm trật tự xây dựng; phá rừng, khai thác rừng trong quá trình triển khai dự án du lịch Thác Bạc - Suối Sao.
-
Kinh tế & Xã hội
Brazil đứng đầu thế giới về diện tích rừng bị chặt phá nghiêm trọng
14:13' - 27/04/2019
Brazil đứng đầu danh sách các nước có diện tích rừng bị chặt phá nghiêm trọng nhất thế giới năm 2018 mặc dù tốc độ phá rừng đã giảm 70% so với năm 2017.
-
Kinh tế & Xã hội
Cháy lớn đã thiêu rụi 6 ha rừng đặc dụng Đèo Cả
10:31' - 27/04/2019
Hai ngày nay, các đám cháy liên tục bùng phát khiến khoảng 6 ha rừng đặc dụng Đèo Cả (xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) bị thiêu rụi.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ có 3 triệu ha rừng trồng đạt chứng chỉ quản lý rừng bền vững
17:06' - 26/04/2019
Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, ngành lâm nghiệp hướng đến mục tiêu đến năm 2025 sẽ có 3 triệu ha rừng trồng sản xuất đạt chứng chỉ quản lý rừng bền vững.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng "ngôi nhà chung" của những người làm báo
17:59'
Chiều 22/11, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị "Phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về Hội và nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác văn phòng Hội Nhà báo".
-
Kinh tế & Xã hội
Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản bị tín dụng đen quấy rối qua mạng
17:21'
Theo phản ánh từ các doanh nghiệp Nhật Bản tại Bình Dương, các tổ chức tín dụng đen lợi dụng thông tin cá nhân của người lao động, quấy rối doanh nghiệp qua mạng nhằm đòi nợ công nhân.
-
Kinh tế & Xã hội
Hải Phòng thu hút đầu tư vào nông nghiệp
17:12'
Dù nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế của Hải Phòng nhưng vẫn luôn được quan tâm thu hút đầu tư vào lĩnh vực này.
-
Kinh tế & Xã hội
Kinh tế cửa khẩu, động lực phát triển kinh tế của các địa phương phía Bắc
15:30'
Nhiều năm qua, các tỉnh đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư, vận hành nền tảng cửa khẩu số giúp giảm chi phí, thời gian thông quan.
-
Kinh tế & Xã hội
Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế chuyên ngành Y Dược 2024
14:56'
Triển lãm quốc tế chuyên ngành Y Dược 2024 có quy mô 100 gian hàng đến từ 8 quốc gia và vùng lãnh thổ, dự kiến đón khoảng 9.000 lượt khách đến tham quan và trải nghiệm.
-
Kinh tế & Xã hội
Thúc đẩy hợp tác giáo dục Việt Nam – Venezuela
13:46'
Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu nghị (UTM) của Việt Nam và Trường Đại học Andrés Bello (UCAB) của Venezuela vừa ký Thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024-2029.
-
Kinh tế & Xã hội
Lạng Sơn chú trọng triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
09:05'
Lạng Sơn được kỳ vọng tới năm 2030 trở thành một trong các cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế của vùng trung du và miền núi phía Bắc.
-
Kinh tế & Xã hội
Kon Tum xây dựng quy trình nâng cấp cửa khẩu với các nước bạn Lào và Campuchia
08:02'
Kon Tum có kế hoạch là triển khai đồng bộ, hiệu quả các nội dung, giải pháp để mở các cặp cửa khẩu trong thời kỳ 2024 - 2030.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMB 22/11. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay ngày 22/11/2024. SXMB thứ Sáu ngày 22/11
19:30' - 21/11/2024
Bnews. XSMB 22/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 22/11. XSMB thứ Sáu. Trực tiếp KQXSMB ngày 22/11. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Sáu ngày 22/11/2024.