Giá tiêu hôm nay 21/11: Chuỗi đi ngang vẫn chưa thể ngừng
Giá tiêu ngày 21/11
Giá tiêu hôm nay 21/11 tiếp tục đi ngang so với hôm qua. Cụ thể, tại Gia Lai giá tiêu hôm nay được thương lái thu mua ở mức 58.000 đồng/kg. Tại Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay duy trì ở mức 59.500 đồng/kg.
Tương tự, tại khu vực Đông Nam bộ, giá tiêu cũng không có biến động. Tại Đồng Nai, Bình Phước giá tiêu ở mức 60.500 đồng/kg. Tại Vũng Tàu, giá tiêu mới nhất hôm nay dao động quanh mốc 61.500 đồng/kg.
Như vậy giá tiêu tiếp tục đi ngang tại các vùng trồng trọng điểm so với cùng thời điểm hôm qua. Thị trường trong nước đang có chuỗi ngày đi ngang.
Dưới đây là bảng giá tiêu mới nhất trong nước hôm nay 21/11/2022. Đơn vị: đ/kg
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) | Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg) | Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Đắk Lắk | 59.000 | - |
Gia Lai | 58.000 | - |
Đắk Nông | 59.500 | - |
Bà Rịa - Vũng Tàu | 61.500 | - |
Bình Phước | 60.500 | - |
Đồng Nai | 60.500 | - |
Tổng kết tuần này, giá hồ tiêu trong nước đi ngang và vẫn nằm dưới ngưỡng 62.000 đ/kg.
Trong buổi công bố kỷ yếu về sản xuất hồ tiêu bền vững, đánh giá trong thập kỷ qua của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, xuất khẩu tiêu của thế giới đã tăng đều đặn. Trong đó, năm 2017 chứng kiến mức tăng trưởng cao nhất là 31,2%.
Việt Nam vẫn đang là quốc gia đứng đầu về sản lượng hồ tiêu toàn cầu (chiếm 55 - 60%). Tiếp đến là Brazil và Indonesia. Trong đó, Brazil liên tục đóng góp khoảng 15 - 18% cho sản lượng hồ tiêu toàn cầu xuất khẩu trong 5 năm qua.
Trong khi đó, xuất khẩu hồ tiêu của Indonesia và Ấn Độ biến động theo hai chiều hướng trái ngược nhau. Sau khi tăng liên tục từ năm 2017 - 2020, lượng hạt tiêu xuất khẩu của Indonesia đã giảm vào năm 2021 và chiếm 10,5% sản lượng tiêu xuất khẩu toàn cầu.
Ngược lại, mặc dù được biết đến là nước tiêu thụ lớn thứ 3 với phần lớn sản lượng tiêu để đáp ứng nhu cầu trong nước, nhưng lượng tiêu xuất khẩu của Ấn Độ lại có sự gia tăng đáng kể.
Điều này là do một lượng lớn hồ tiêu được nhập khẩu để dùng cho mục đích chế biến và tái xuất. Năm 2021, Ấn Độ đóng góp 4,5% xuất khẩu hồ tiêu toàn cầu, tăng 54,7% so với năm 2020.
Thị trường hồ tiêu thế giới
Giá tiêu hôm nay 21/11 tại thị trường thế giới đi ngang so với hôm qua. Tại Indonesia, giá tiêu đen Lampung giữ ở mức 3.642 USD/tấn; còn giá hạt tiêu trắng Muntok của quốc gia này đang neo tại mức 5.895 USD/tấn.
Trong khi đó, giá tiêu đen Kuching ASTA của Malaysia vẫn giữ ở mức 5.100 USD/tấn; hạt tiêu trắng ASTA của quốc gia này đang ở mức 7.300 USD/tấn. Riêng giá tiêu trắng nước ta duy trì ở mức 4.550 USD/tấn.
Đối với thị trường xuất khẩu của Việt Nam, giá tiêu đen loại 500g/l và 550g/l lần lượt duy trì ở mức 3.100 và 3.200 USD/tấn. Còn tại Brazil, giá hạt tiêu đen ASTA 570 neo ở mức 2.575 USD/tấn.
Tuần qua, thị trường hồ tiêu thế giới biến động trái chiều. Trong khi giá tiêu nội địa Malaysia tăng, giá tiêu Việt Nam đi ngang, thì giá tiêu Ấn Độ tuần này lại phản ứng tiêu cực. Còn giá tiêu Indonesia tuần này lại báo cáo giảm do xuất khẩu ít hơn do thiếu hàng. Cũng trong tuần này, IPC liên tiếp điều chỉnh tăng giảm với giá tiêu Indonesia.
Cộng đồng nông dân trồng tiêu tại Ấn Độ đang lo lắng về việc giá đã giảm khoảng 8 rupee/kg trong hai tuần qua tại thị trường đầu mối. Các nguồn thương mại cho rằng, nguyên nhân của sự sụt giảm giá là do nhập khẩu tăng cùng với đó là sự sẵn có của lượng tiêu đen dự trữ trong kho./.
Tin liên quan
-
Thị trường
Nhật Bản: Chỉ số giá tiêu dùng tổng hợp tăng mạnh nhất trong hơn 40 năm
12:30' - 20/11/2022
Chỉ số giá tiêu dùng tổng hợp của Nhật Bản trong tháng 10/2022 đã tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2021.
-
Hàng hoá
Giá tiêu ngày 19/11 liệu vẫn đi ngang?
21:00' - 18/11/2022
Giá tiêu ngày 19/11 dự kiến có thể tiếp tục đi ngang. Giá tiêu hiện giữ ở mức 58.000 - 61.500 đ/kg.
-
Hàng hoá
Giá tiêu ngày 16/11 vẫn đi ngang tại các vùng trọng điểm?
21:00' - 15/11/2022
Giá tiêu ngày 16/11 dự kiến có thể tiếp tục đi ngang. Giá tiêu hiện giữ ở mức 58.000 - 61.500 đ/kg.
-
Hàng hoá
Giá tiêu hôm nay 15/11: Đi ngang tại các vùng trọng điểm
21:00' - 14/11/2022
Giá tiêu hôm nay 15/11 tại thị trường thế giới đang giảm mạnh, trong khi giá hồ tiêu trong nước lại đi ngang, giữ ở mức 58.000 - 61.500 đ/kg.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng trở lại sau đợt bán tháo
16:58' - 26/11/2024
Trong phiên 26/11 tại châu Á, giá dầu Brent kỳ hạn tăng 15 xu Mỹ, hay 0,21%, lên 73,16 USD/thùng, trong khi giá ngọt nhẹ WTI kỳ hạn của Mỹ tăng 15 xu Mỹ, hay 0,22%, lên 69,09 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu gỗ hứa hẹn vượt mục tiêu
16:07' - 26/11/2024
Kim ngạch xuất khẩu gỗ Việt Nam 11 tháng năm 2024 ước đạt hơn 14,6 tỷ USD, dần tiến gần mục tiêu được điều chỉnh từ hồi giữa năm 2024 là 15,2 tỷ USD.
-
Hàng hoá
Công bố 30 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận
13:04' - 26/11/2024
Sáng 26/11, tỉnh Bình Thuận tổ chức công bố và tôn vinh các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024.
-
Hàng hoá
Công bố 30 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận
13:04' - 26/11/2024
Sáng 26/11, tỉnh Bình Thuận tổ chức công bố và tôn vinh các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024.
-
Hàng hoá
Hàn Quốc chưa "mặn mà" với dầu thô Mỹ
11:21' - 26/11/2024
Khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tập hợp đội ngũ năng lượng của mình với mục tiêu mở rộng sản xuất dầu khí trong nhiệm kỳ thứ hai, các đồng minh có thể sẽ phải chịu áp lực nhập khẩu dầu của Mỹ.
-
Hàng hoá
Hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, ứng dụng công nghệ cao
08:12' - 26/11/2024
Việc ứng dụng công nghệ cao không chỉ giúp nâng cao năng suất mà còn đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm hơn 2 USD sau thông tin về thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah
07:54' - 26/11/2024
Ngày 25/11, Israel cho biết sắp đạt được một lệnh ngừng bắn với lực lượng Hezbollah nhưng vẫn còn một số vấn đề cần giải quyết.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm dần về ngưỡng 70 USD/thùng
17:03' - 25/11/2024
Giá dầu giảm nhẹ trong phiên chiều 25/11 sau khi tăng 6% vào tuần trước, nhưng lo ngại căng thẳng gia tăng giữa các cường quốc phương Tây và các nhà sản xuất dầu lớn là Nga và Iran đã hạn chế đà giảm.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á “neo” gần đỉnh hai tuần do căng thẳng địa chính trị
10:33' - 25/11/2024
Hai hợp đồng dầu chủ chốt này đều ghi nhận mức tăng lớn nhất tính theo tuần kể từ cuối tháng 9/2024 trong tuần trước sau khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang.