Giá trâu, bò giảm, người chăn nuôi ở Lào Cai "tiến thoái lưỡng nan"
Nhiều năm nay, chăn nuôi và nuôi vỗ béo trâu, bò phát triển ổn định là nghề đem lại thu nhập cao cho hàng nghìn hộ dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai, góp phần tích cực trong công cuộc xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Tuy nhiên, gần 1 năm nay, lượng tiêu thụ và giá bán trâu, bò giảm mạnh khiến người chăn nuôi lo lắng "tiến thoái lưỡng nan".
Chợ họp vào thứ 7 hàng tuần, bên dốc Cán Cư Sử. Trên khu đất rộng, hàng trăm con trâu gần thì từ Bắc Hà, Mường Khương… (Lào Cai), xa cho đến tận Xín Mần (Hà Giang) được người dân đưa về giao dịch. Thế nhưng, khu chợ này trong nửa năm trở lại đây trở nên đìu hiu, mất hẳn vẻ sôi động vốn có.
Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Si Ma Cai Thào Seo Lừ cho biết, trước đây, mỗi phiên chợ có hàng trăm con trâu, bò được mang đến giao dịch mua bán thành công, nhưng từ cuối năm 2021 đến nay, lượng mua bán trâu, bò giảm rất mạnh, chỉ còn lác đác vài con. Giá thu mua đại gia súc trên địa bàn giảm trên 30% so với cuối năm 2021.
Tại chợ phiên, anh Vàng A Lở (xã Sán Chải, Si Ma Cai) cho biết, gia đình anh được Nhà nước hỗ trợ vốn để mua 1 con trâu sinh sản. Nhờ chăm sóc tốt, đến nay, gia đình đã có đàn trâu 4 con trọng lượng trung bình gần 2 tạ/con. Thế nhưng, chưa kịp vui mừng vì đàn trâu sinh trưởng tốt, anh vấp phải nỗi lo khi từ cuối năm 2021 đến nay, thị trường trâu ế ẩm, không tìm được đầu ra khiến gia đình gặp khó.Anh Lở cho biết, thời điểm trước tháng 10/2021, mỗi con trâu mộng khoảng 3 tạ được rao bán với giá 60-70 triệu đồng. Nhưng từ cuối năm 2021 đến nay, giá trâu giảm xuống chỉ còn 35 - 40 triệu đồng/con.Tại khu buôn bán gia súc của chợ phiên vùng cao Lùng Phình (huyện Bắc Hà), bà Giàng Thị Cở mang theo 5 con trâu thì bán được 2 con, mỗi con lỗ gần 1 triệu đồng so với tiền vốn, không kể thức ăn và công chăm sóc suốt 5 tháng. Tuy bán lỗ vốn nhưng bà Cở lại thở phào bởi nếu tiếp tục nuôi thì số lỗ có thể sẽ tăng mỗi ngày.Bà Giàng Thị Cở bộc bạch, trước Tết Nguyên đán Nhâm Dần, trâu khoảng 4 - 5 tạ có giá 70 - 80 triệu đồng, nhưng từ sau Tết đến nay, tính ra mỗi con trâu mất gần 30 triệu đồng, mà muốn bán cũng khó vì không ai hỏi mua.Xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn có nhiều hộ chuyên nuôi đại gia súc với số lượng từ 10 – 20 con trâu, bò vỗ béo. Giá trâu, bò bất ngờ lao dốc, thậm chí còn không có người mua đã khiến các hộ dân chăn nuôi lâm vào cảnh "tiến thoái lưỡng nan" bởi càng nuôi lâu càng khó xoay vòng nguồn vốn, thậm chí lỗ vốn, mà bỏ thì không được nhất là đối với những gia đình vay vốn để chăn nuôi.Gia đình chị Lù Thị Mai (thôn Văn Tiến) nuôi trâu sinh sản và vỗ béo hơn chục năm nay, thu nhập khá ổn định. Một chu kỳ nuôi vỗ béo khoảng 3 tháng, mỗi con lãi khoảng 3 - 4 triệu đồng. Hơn 1 năm nay, giá trâu giảm khoảng 20 - 25 triệu đồng/con.Đã nhiều tháng nay không có thương lái về mua trâu, nhà chị càng nuôi càng lỗ, nhất là trâu vỗ béo. Hiện, trong chuồng của gia đình chị Mai có 4 con trâu đã đến kỳ xuất bán, do giá bán thấp, không đủ bù chi phí nên đành nuôi chờ thị trường khởi sắc trở lại.
"Giá trâu xuống thấp trong khi giá vật tư đầu vào, giá xăng lại tăng mạnh, cước phí vận chuyển cao đã khiến người nuôi rất khó khăn. Chúng tôi đang rất muốn bán để giảm đàn nhưng không có người mua. Giết thịt bán cũng khó tiêu thụ vì giá thịt bán tại chợ vẫn giữ nguyên như cũ dù giá thu mua tại chuồng đã giảm mạnh", chị Mai chia sẻ. Theo thống kê của ngành nông nghiệp Lào Cai, địa phương hiện có hơn 142 nghìn con gia súc; trong đó, có hơn 117 nghìn con trâu, hơn 24 nghìn con bò.Tìm hiểu nguyên nhân của việc trâu, bò rớt giá nhưng khó tiêu thụ, các thương lái tại chợ trâu Cán Cấu, Si Ma Cai cho biết, thị trường tiêu thụ chính của trâu, bò trên địa bàn là xuất bán sang Trung Quốc, nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên từ năm 2021 đến nay, phía Trung Quốc đóng biên, dẫn đến không xuất bán được, chỉ tiêu thụ nhỏ giọt tại thị trường trong nước nên giá giảm mạnh và sức tiêu thụ thấp.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai Tô Mạnh Tiến cho biết, những năm gần đây, việc chăn nuôi đại gia súc đã giúp nhiều người dân thoát nghèo, nhiều hộ chuyển sang nuôi nhốt, vỗ béo.Trước tác động từ thị trường phía Trung Quốc khiến giá trâu, bò trên địa bàn giảm mạnh, ngành nông nghiệp đang báo cáo các cấp chính quyền, đoàn thể có các giải pháp đồng bộ giảm các chi phí vận chuyển và đầu vào, tạo điều kiện cho người dân yên tâm chăn nuôi.
Ngành nông nghiệp Lào Cai khuyến cáo người chăn nuôi trâu, bò tiếp tục theo dõi thị trường, không nên tăng đàn trong thời điểm này; cần theo dõi nhu cầu thị trường để ứng biến. Tuy nhiên, giải pháp giảm đàn cần phù hợp, không giảm ồ ạt khiến nguồn cung bị đứt gãy, khi thị trường phục hồi sẽ không có để bán.Khi trâu, bò mất giá, người dân cần thực hiện các biện pháp để thích nghi như thay đổi khẩu phần ăn, ủ chua phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn, tăng nguồn thu từ việc chế biến phân vi sinh từ chất thải chăn nuôi.
Ngoài ra, để chăn nuôi phát triển ổn định, các địa phương cần thành lập các tổ hợp tác, liên kết trong chăn nuôi để tránh bị ép giá, kết nối tiêu thụ để không bí đầu ra./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cửa khẩu Lào Cai hoạt động trở lại sau hơn 1 ngày tạm dừng
21:41' - 05/07/2022
Từ 19h30 ngày 5/7, hoạt động xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành (Lào Cai) đã được thông thương trở lại.
-
Kinh tế & Xã hội
Lào Cai khắc phục tình trạng khan hiếm thuốc, vật tư y tế
14:49' - 05/07/2022
Để khắc phục tình trạng khan hiếm cục bộ thuốc và vật tư y tế, ngành Y tế tỉnh Lào Cai và đặc biệt là các bệnh viện triển khai linh hoạt nhiều giải pháp đảm bảo khám chữa bệnh cho nhân dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiểm soát xe quá khổ, quá tải tại Lào Cai gặp nhiều khó khăn
14:09' - 01/07/2022
Do lực lượng mỏng, nhiều phương tiện tìm mọi cách để “né” trạm cân và các trạm kiểm soát của cơ quan chức năng nên việc kiểm soát xe quá khổ, quá tải tại Lào Cai gặp nhiều khó khăn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Điện hạt nhân – Phù hợp với xu thế phát triển của đất nước
13:38'
Việc phát triển điện hạt nhân trở nên cần thiết trong bối cảnh thế giới đối mặt với thiếu hụt nguồn năng lượng sạch, biến đổi khí hậu trong khi nhu cầu năng lượng gia tăng.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên tăng trưởng, tạo nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới
11:47'
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trung ương xác định mục tiêu tổng quát năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2021-2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối các tuyến giao thông trọng yếu để thúc đẩy liên kết vùng
11:17'
Tỉnh Hậu Giang tập trung thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, gia tăng kết nối với các tỉnh, thành phố, mở ra không gian phát triển mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo sức hấp dẫn mới cho nhà đầu tư vào khu công nghiệp
10:41'
Tỉnh Vĩnh Phúc đang triển khai nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm tạo sức hấp dẫn mới cho nhà đầu tư vào khu công nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ
23:21' - 30/11/2024
Thủ tướng yêu cầu việc thực hiện phải thống nhất và quyết tâm rất cao trên tinh thần “tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt; làm việc nào, dứt việc đó”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai
21:27' - 30/11/2024
Ngày 30/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 124/CĐ-TTg về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất thu thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ qua chuyển phát nhanh
21:08' - 30/11/2024
Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ bán qua chuyển phát nhanh, nhằm tránh thất thu thuế, phù hợp thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới, tạo đột phá phát triển đất nước
20:23' - 30/11/2024
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Thời gian không chờ đợi
20:18' - 30/11/2024
Thời gian không chờ đợi. Đó là vì việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị liên quan mật thiết đến kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.