“Giấc mơ” về hệ sinh thái kỹ thuật số của Boeing có quá xa vời?

08:27' - 18/12/2021
BNEWS Boeing đang bước vào năm 2022 trong tâm thế sẵn sàng “chiến đấu” để khẳng định lại vị thế thống trị về kỹ thuật của mình trong ngành hàng không vũ trụ toàn cầu sau cuộc khủng hoảng 737 MAX.

Trong nhà máy của hãng sản xuất máy bay Boeing (Mỹ) trong tương lai, các thiết kế kỹ thuật 3D sẽ được kết hợp với các robot có thể nói chuyện với nhau, trong khi các thợ máy của hãng trên khắp thế giới sẽ được liên kết với nhau bằng tai nghe HoloLens trị giá 3.500 USD do Microsoft Corp sản xuất.

Đây là viễn cảnh nằm trong chiến lược mới đầy tham vọng của Boeing nhằm hợp nhất các hoạt động thiết kế, sản xuất và dịch vụ hàng không rộng khắp trong một hệ sinh thái kỹ thuật số duy nhất.

Chiến lược trên được Boeing kỳ vọng sẽ thực hiện trong vòng ít nhất là hai năm tới. Những người chỉ trích nói rằng, Boeing đã nhiều lần đưa ra những cam kết táo bạo tương tự về một cuộc cách mạng kỹ thuật số, với những kết quả khác nhau.

Tuy nhiên, những người trong cuộc cho biết các mục tiêu toàn diện này bao gồm cả việc cải thiện chất lượng và tính an toàn ngày càng cấp bách và càng có ý nghĩa hơn khi hãng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trước mắt.

Nhà sản xuất máy bay của Mỹ đang bước vào năm 2022 trong tâm thế sẵn sàng “chiến đấu” để khẳng định lại vị thế thống trị về kỹ thuật của mình trong ngành hàng không vũ trụ toàn cầu sau cuộc khủng hoảng 737 MAX, đồng thời đặt nền móng cho các kế hoạch sản xuất máy bay tương lai trong thập kỷ tới - một “canh bạc” có giá lên tới 15 tỷ USD.

Sau nhiều năm cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, nhu cầu giao hàng theo đơn đặt hàng ngày càng lớn đã mở ra một mặt trận mới trong cuộc chiến giữa Boeing với đối thủ Airbus của châu Âu, đó là cơ sở sản xuất.

Máy bay Boeing 737 MAX trong chuyến bay thử tại Seattle, bang Washington, Mỹ ngày 29/6/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
sản xuất mới và tận dụng sức mạnh của dữ liệu để tối ưu hóa hệ thống công nghiệp của mình. Trong khi đó, cách tiếp cận của Boeing cho đến nay đã được chú ý bởi việc áp dụng những kỹ thuật ngày càng cao.

Sự đổi mới đồng thời của cả hai “gã khổng lồ” trong lĩnh vực chế tạo máy bay toàn cầu đã mở ra rõ nét một cuộc cách mạng kỹ thuật số đang diễn ra trên thế giới, khi các nhà sản xuất ô tô như Ford Motor và các công ty truyền thông xã hội như Meta Platforms Inc, chủ sở hữu Facebook, đều đang hướng tới cái gọi là “vũ trụ ảo” (metaverse).

Tuy nhiên, tham vọng của Boeing đang phải đối mặt với những thách thức to lớn. Nhà phân tích Richard Aboulafia của Teal Group cho biết, Boeing đã quá chú trọng vào lợi tức của cổ đông khiến chi phí dành cho kỹ thuật trở nên hạn hẹp. Hãng cũng cắt giảm chi tiêu cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D). Bên cạnh đó, kế hoạch của Boeing cũng đang phải “vật lộn” với sự thiếu hụt phụ tùng, linh kiện, sự chậm trễ trong thiết kế và các yêu cầu thử nghiệm bổ sung./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục