Giai đoạn hậu Brexit vấp phải sự khác biệt lớn giữa Anh và EU
Vào năm 1992, khi ông Michel Barnier, Trưởng đoàn đàm phán của Liên minh châu Âu (EU), xuất bản Alas về các nguy cơ lớn, rõ ràng ông không bao giờ nghĩ đến khả năng xảy ra Brexit. Giờ đây, ông Michel Barnier đã được chỉ định để "xây dựng lại" mối quan hệ với Vương quốc Anh sau "cuộc ly hôn" ngày 31/1.
Sau vòng đàm phán đầu tiên trong giai đoạn hậu Brexit, nhà đàm phán EU đã ca ngợi tính chuyên nghiệp của các nhóm đàm phán đặc biệt của mỗi bên. Tổng cộng khoảng 200 người đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa thông thường để tránh lây nhiễm virus SARS-CoV-2 đang hoành hành ở châu Âu.
Bốn bất đồng lớnÔng Barnier cho biết bốn vấn đề bất đồng cần được giải quyết nếu hai bên muốn đạt được một thỏa thuận sau khi nước Anh rời khỏi EU (gọi là hậu Brexit) là sân chơi bình đẳng, hợp tác tư pháp, quản trị quan hệ tương lai và thỏa thuận về đánh bắt cá.Thứ nhất, trong Tuyên bố chính trị, hai bên đều đồng ý ngăn chặn các biến dạng thương mại và lợi thế cạnh tranh không lành mạnh từ cả hai phía. Hai bên đồng ý về tham vọng tiêu chuẩn cao cho một chính sách thương mại hiện đại và bền vững.Nhưng điểm mâu thuẫn là Anh không muốn chuyển những cam kết này vào thỏa thuận chung. Họ cũng không muốn các cơ chế phù hợp để đảm bảo việc tuân thủ chúng. Phía EU đặt vấn đề nếu đã thống nhất bảo toàn những tiêu chuẩn cao, tại sao không cùng nhau chính thức cam kết thực hiện chúng? Đây cũng là một vấn đề của niềm tin giữa các bên.
Điểm bất đồng thứ hai liên quan đến hợp tác tư pháp và cảnh sát trong các vấn đề hình sự. Anh và EU muốn hợp tác trong lĩnh vực này tùy thuộc vào lợi ích chung, vào sự gần gũi về địa lý và những thách thức chung, cho dù đó là cuộc chiến chống khủng bố, tội phạm có tổ chức hay rửa tiền. Một mối quan hệ hợp tác đầy tham vọng đòi hỏi các cam kết của cả hai bên liên quan đến các quyền cơ bản của công dân.Tuy nhiên, Vương quốc Anh thông báo rằng họ không muốn đưa ra cam kết chính thức để tiếp tục áp dụng Công ước châu Âu về nhân quyền. Phía Anh cũng không muốn Tòa án Công lý châu Âu đóng vai trò đầy đủ trong việc giải thích luật pháp châu Âu - và điều này đặc biệt nghiêm trọng khi nói đến các quyền cơ bản của các cá nhân.
Nếu quan điểm này vẫn không thay đổi, điều đó sẽ có tác động ngay lập tức và cụ thể đến tham vọng hợp tác của hai bên. Thực tế là quan hệ hợp tác sẽ vẫn có thể dựa trên các công ước quốc tế, nhưng các tham vọng như mong muốn khó có thể đạt được.
Thứ ba là bất đồng về quản trị thỏa thuận tương lai. Vương quốc Anh muốn ký kết hàng loạt thỏa thuận, theo từng trường hợp cụ thể, mà họ đánh giá là cần thiết, trong khi Brussels đề xuất tập hợp thành một thỏa thuận liên kết bao trùm toàn bộ. Điểm này không phải là một câu hỏi liên quan tới ý thức hệ.Quản trị theo chiều ngang sẽ đảm bảo một thỏa thuận hiệu quả - tránh sự chồng chéo không cần thiết. Đây sẽ là một thỏa thuận lâu dài, đứng vững trước thử thách của thời gian và mang lại sự chắc chắn về mặt pháp lý cho các doanh nghiệp, người tiêu dùng, công dân; một sự hợp tác không giới hạn sẵn sàng cho các thách thức lớn xảy ra trong tương lai, ví dụ như cho cuộc khủng hoảng y tế hiện nay về dịch viêm đường hô hấp COVID-19 chẳng hạn.
Cuối cùng là bất đồng về đánh bắt cá. Vương quốc Anh không muốn thỏa thuận đánh bắt cá là một phần của thỏa thuận thương mại. EU muốn đưa ra chi tiết hạn ngạch cho các vùng biển và các loài cá, còn phía Anh đề nghị tuân thủ nguyên tắc tiếp cận bình đẳng với vùng biển của nhau. EU nhấn mạnh một thỏa thuận thương mại và kinh tế với Anh sẽ phải bao gồm một giải pháp cân bằng cho việc đánh bắt cá.Khởi đầu khó khănĐoàn đàm phán của Anh nói rõ ràng rằng ngày 1/1/2021 là kết thúc thời kỳ chuyển đổi, trong thời gian này mọi việc hầu như không có gì thay đổi, ngoại trừ việc nước Anh không còn tham gia vào các quyết định của EU. Một phát ngôn viên của Chính phủ Anh nhấn mạnh thời điểm sau tháng Một tới, nước Anh sẽ giành lại được sự độc lập về kinh tế và pháp lý, và mối quan hệ trong tương lai phải phản ánh hiện thực này.Những quan điểm khác nhau về các vấn đề chính dường như không thể hòa giải. Nhưng các cuộc đàm phán sẽ tiếp tục và các nhiệm vụ tương ứng có thể sẽ tiến triển. Trong khi đó, ông Michel Barnier, người đã dẫn dắt các cuộc đàm phán đi đến nhất trí về Thỏa thuận rút lui, tin rằng "luôn luôn có thể đạt được thỏa thuận" cho mối quan hệ trong tương lai, đặc biệt là kinh tế và thương mại, dù rằng điều này không dễ dàng.Về một số đồng thuận, ông Barnier trích dẫn hai ví dụ là hợp tác về năng lượng hạt nhân dân sự và sự tham gia của người Anh trong một số chương trình của EU. Phía Chính phủ Anh cũng nói rằng trong một số lĩnh vực, dường như có một sự hiểu biết chung về cách làm các cuộc đàm phán tiến lên.Trưởng đoàn đàm phán của Anh, ông David Frost cũng xác nhận đây sẽ là những cuộc đàm phán khó khăn và khẳng định nước Anh sẽ tiếp tục các cuộc đàm phán gai góc này với tinh thần xây dựng.
Là nhân vật thân cận với Thủ tướng Anh Boris Johnson, ông David Frost chịu trách nhiệm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại với EU vào cuối năm nay. Không giống như người tiền nhiệm của mình, Oly Robbins, nhà đàm phán của cựu Thủ tướng Anh Theresa May, ông Frost có hai con bài trong tay để thành công với nhiệm vụ được trao. Vốn là một nhà kỹ trị của Bộ Tài chính và cựu đại diện của Anh tại EU nên ông hiểu rõ mọi hoạt động bên trong của Liên minh châu Âu (EU).Ông Michel Barnier luôn công khai đánh giá Brexit là cả hai cùng thua. Giờ đây, sự quan tâm của tất cả những người thua cuộc là làm sao để hạn chế sự đổ vỡ của cả hai bên. Trong khi đó, nhà kinh tế học Jean Pisani-Ferry thì nhấn mạnh việc tìm cách thoát khỏi cuộc ly hôn đau đớn này.Nếu London thành công trong ván cược vào "một hệ thống điều tiết nhanh nhẹn hỗ trợ cho sự đổi mới", đó sẽ là một thách thức đối với EU, nhưng cuối cùng đây cũng sẽ là một lợi ích. Bởi vì những gì EU cần không phải là để Anh trôi trượt, hay để nước này tự cô lập và thất bại. EU thực sự muốn thúc đẩy và kích thích nước Anh, đồng thời điều đó cũng có tác dụng giúp đánh thức "lục địa già"./.
- Từ khóa :
- anh
- eu
- liên minh châu âu
- brexit
- đàm phán anh eu
- hậu brexit
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19: Các Bộ trưởng Y tế EU họp tìm cách kiềm chế dịch bệnh lây lan
19:48' - 06/03/2020
Ngày 6/3, các Bộ trưởng Y tế thuộc các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã bắt đầu các cuộc thảo luận bàn cách kiềm chế tốc độ lây lan của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
12 quốc gia thành viên EU kêu gọi EC sớm đưa ra mục tiêu khí hậu năm 2030
06:02' - 04/03/2020
Ủy ban châu Âu đang cân nhắc trong năm nay nâng mục tiêu khí hậu của Liên minh châu Âu năm 2030 theo hướng cắt giảm 50% hoặc 55% lượng khí nhà kính so với mức năm 1990.
-
Kinh tế Thế giới
Anh và EU kết thúc ngày đàm phán đầu tiên hậu Brexit
11:29' - 03/03/2020
Theo Trưởng đoàn đàm phán của EU Michel Barnie, Anh và EU đã kết thúc ngày đàm phán đầu tiên trong tinh thần xây dựng với mong muốn nhất trí một thỏa thuận hợp tác công bằng và tham vọng.
-
Kinh tế Thế giới
Anh mong muốn đạt thỏa thuận thương mại “kiểu Canada” với EU
16:13' - 23/02/2020
Anh mong muốn đạt được một thỏa thuận thương mại với EU khi hai bên tiến hành các cuộc đàm phán chính thức trong tháng 3 tới đây giống như thỏa thuận mà Canada và EU đạt được trước đó.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.