Anh và EU kết thúc ngày đàm phán đầu tiên hậu Brexit
Ngày 2/3 các nhà đàm phán thương mại của Anh và và Liên minh châu Âu (EU) đã bước vào ngày đầu tiên trong tiến trình đàm phán được dự đoán sẽ kéo dài hàng tháng nhằm tiến tới một quan hệ mới hậu Brexit, với việc cả hai bên đều có quan điểm khác biệt về nhiều vấn đề then chốt trong khi thời gian không còn nhiều.
Trưởng đoàn đàm phán của EU Michel Barnier và người đồng cấp Anh David Frost đã gặp nhau tại Brussels, bắt đầu nhiều tháng đàm phán căng thẳng với sự tham gia của khoảng 100 quan chức của mỗi bên. Sau ngày đàm phán đầu tiên, ông Barnier viết trên trang Twitter cá nhân rằng: "Chúng tôi đã bước vào đàm phán trong tinh thần xây dựng. Chúng tôi muốn nhất trí một thỏa thuận hợp tác công bằng và tham vọng. Ông cũng cho biết hai bên sẽ tôn trọng những cam kết chung trước đó. Một người phát ngôn phía Anh cho biết ông Frost và các thành viên trong phái đoàn Anh đã nhóm họp với ông Barnier và đoàn đàm phán của EU trong khoảng hai tiếng.Người này cho biết thêm Anh sẽ tham gia đàm phán một các xây dựng để đạt được một thỏa thuận thương mại tự do hoàn toàn tôn trọng quyền tự trị về mặt pháp lý và chính trị của Anh.
Tiến trình đàm phán nói trên diễn ra chỉ hơn một tháng sau khi Anh rời khỏi EU và dự kiến sẽ kết thúc vào cuối năm nay.Đây là một khung thời gian quá gấp gáp, khiến nhiều người cho là bất khả thi để hai bên có thể đạt được một điều gì đó ngoài một thỏa thuận căn bản nhất.
Thời hạn kết thúc đàm phán là ngày 31/12, cũng là thời điểm chấm dứt thời kỳ chuyển tiếp hiện tại của Anh.
Trong thời gian này, Anh vẫn thực hiện hoạt động thương mại như một thành viên của EU và không phải chịu thuế quan hay các hàng rào khác.
Thủ tướng Anh Boris Johnson đã loại trừ việc kéo dài thời kỳ chuyển tiếp nói trên, và hai bên sẽ có một hội nghị thượng đỉnh Anh-EU vào tháng Sáu để quyết định xem liệu có cần phải tiếp tục đàm phán hay không. Vòng đàm phán tuần này ở Brussels sẽ khép lại vào ngày 5/3 tới. Vòng tiếp theo sẽ diễn ra ở London, và sau đó sẽ luân phiên giữa hai thành phố này. Bản mục tiêu đàm phán được công bố hồi tuần trước cho thấy EU muốn có một “sân chơi công bằng” để ngăn chặn việc Anh cắt giảm những tiêu chuẩn của khối này về lao động, thuế, môi trường và trợ cấp nhà nước.Trong khi đó, Anh kiên quyết đặt ra những quy định của riêng mình với lý do “sự độc lập về chính trị và kinh tế”.
Nhiều chuyên gia cảnh báo Anh và EU sẽ không thể đạt được một thỏa thuận trước cuối năm nay nếu hai bên không chịu nhân nhượng.Trong trường hợp này, cả hai bên sẽ đều bị thiệt hại về kinh tế, đặc biệt là Anh và Ireland, thành viên EU phụ thuộc nhiều nhất vào thương mại với Vương quốc Anh.
Theo tính toán của các chuyên gia từ Liên hợp quốc, nếu không đạt được thỏa thuận nào với EU, nước Anh sẽ mất đến 29 tỷ euro (32 tỷ USD) doanh thu xuất khẩu mỗi năm, khi EU là điểm đến của gần một nửa hàng xuất khẩu từ Anh./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
EU và Anh khởi động các cuộc đàm phán hậu Brexit
09:27' - 02/03/2020
Các nhóm đàm phán phải đạt được sự nhất trí vào trước tháng 9 để kịp thời gian cho các thủ tục quốc gia nhằm phê chuẩn thỏa thuận cho tương lai.
-
Kinh tế Thế giới
Anh dọa hủy đàm phán hậu Brexit nếu EU không nhượng bộ
20:45' - 27/02/2020
Theo văn bản ủy quyền đàm phán thỏa thuận thương mại hậu Brexit với EU, Anh cũng tỏ ý muốn các nghĩa vụ “mang tính ràng buộc về mặt pháp lý” đối với việc tiếp cận thị trường tài chính của EU.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẵn sàng cung cấp "quyền tiếp cận siêu ưu đãi" cho Anh hậu Brexit
08:00' - 27/02/2020
Ngày 26/2, Trưởng đoàn đàm phán của Liên minh châu Âu (EU) về Brexit, ông Michel Barnier, tuyên bố nước Anh không thể có một thỏa thuận thương mại giống như EU đã ký với Canada.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ đáp trả đến cùng nếu Mỹ tiếp tục áp thuế bổ sung 50%
09:54'
Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, nếu Mỹ tiếp tục tăng thuế quan đối với Trung Quốc, nước này sẽ kiên quyết thực hiện các biện pháp đáp trả để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.
-
Kinh tế Thế giới
Goldman Sachs, JPMorgan nâng dự báo về khả năng suy thoái của kinh tế Mỹ
08:28'
Ngân hàng Goldman Sachs đã tăng dự báo suy thoái của Mỹ từ 35% lên 45%.
-
Kinh tế Thế giới
EU đề xuất thuế trả đũa 25% đối với hàng hóa Mỹ
08:12'
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Ủy ban châu Âu (EC) vừa đưa ra đề xuất áp mức thuế trả đũa 25% lên một loạt hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Xuất khẩu tăng trưởng mong manh giữa tâm bão chiến tranh thương mại
06:30'
Theo Cơ quan Thống kê Liên bang Đức (Destatis), trong tháng Hai, sản lượng công nghiệp của Đức tiếp tục giảm mặc dù xuất khẩu tăng, do dự đoán tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Các ngân hàng lớn tăng dự báo suy thoái của nền kinh tế đầu tàu thế giới
21:20' - 07/04/2025
Ngân hàng Goldman Sachs đã tăng dự báo suy thoái của Mỹ từ 35% lên 45%.
-
Kinh tế Thế giới
Anh nới lỏng các quy định về xe điện trước tác động từ thuế quan của Mỹ
18:11' - 07/04/2025
Động thái này được đưa ra sau khi chính phủ thực hiện cuộc tham vấn kéo dài hai tháng với ngành ô tô về mục tiêu xe không phát thải của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Thủ tướng tương lai kêu gọi phản ứng nhanh chóng trước thuế quan của Mỹ
18:08' - 07/04/2025
Là một quốc gia xuất khẩu lớn, Đức đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi thuế quan, báo hiệu thêm rắc rối cho nền kinh tế Đức vốn đã trì trệ.
-
Kinh tế Thế giới
"Bóng ma" suy thoái rình rập: Mỹ có “gánh” nổi hệ quả chính sách?
13:51' - 07/04/2025
Trong tuần qua, giá trị cổ phiếu chu kỳ toàn cầu kém hơn cổ phiếu phòng thủ toàn cầu khoảng 8 điểm phần trăm - khoảng cách lớn nhất kể từ khi bắt đầu lệnh phong tỏa do đại dịch COVID-19 vào năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Thủ tướng Nhật Bản sẵn sàng sang Mỹ đàm phán
13:49' - 07/04/2025
Thủ tướng Ishiba mô tả việc Tổng thống Trump áp thuế đối với ô tô nhập khẩu, ngành công nghiệp trọng yếu của Nhật Bản, là điều “rất đáng thất vọng”.