Giải ngân chậm làm nghẽn nhiều chương trình mục tiêu quốc gia
Riêng năm 2023, nguồn vốn hỗ trợ thực hiện chương trình cho các huyện miền núi hơn 1.730 tỷ đồng. Nhưng đến nay, Quảng Nam mới giải ngân hơn 262 tỷ đồng. Việc giải ngân chậm đã làm nghẽn nhiều chương trình mục tiêu quốc gia khi đầu tư cho miền núi.
Tại Phước Sơn, giai đoạn 2023-2025, huyện có nhu cầu hỗ trợ nhà ở cho 1.646 hộ dân, nhưng hiện Trung ương chỉ bố trí vốn cho 273 hộ. Trong khi đó, với nhiều dự án, tiểu dự án địa phương không có nhu cầu thì lại được cấp nguồn vốn lớn, dẫn đến không hiệu quả trong triển khai chương trình mục tiêu quốc gia.
Ông Hồ Công Điểm - Phó chủ tịch UBND huyện Phước Sơn cho rằng, nên phân cấp cho các địa phương linh hoạt điều chỉnh giữa dự án này với dự án khác, nếu dự án đó địa phương không có nhu cầu. Đồng thời, đề nghị Trung ương cân nhắc khi phân bổ nguồn vốn phải đáp ứng nhu cầu dự án; tránh trường hợp giao vốn cho dự án mà không có nhu cầu thì không tiêu hết tiền, ảnh hưởng tiến độ giải ngân. Tỉnh Quảng Nam có tỷ lệ giải ngân vốn từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia rất thấp. Năm 2022, chỉ giải ngân 30% với trên 487 tỷ đồng. Từ đầu năm 2023, tỷ lệ giải ngân chỉ đạt gần 11,5%. Nguyên nhân được chỉ ra là khi phía Trung ương ban hành nhiều văn bản, lại sửa đổi nhiều lần nên gây khó khăn cho địa phương. Sau đó, tỉnh, huyện lại phải ban hành văn bản cập nhật. Đây là vấn đề gặp phải ở nhiều địa phương trên cả nước. Mặt khác, có dự án vừa triển khai đã phải dừng lại, có dự án còn nằm trên giấy, không giải ngân được. Nghịch lý ở chỗ, nguồn vốn từ Chương trình rất lớn nhưng tiến độ giải ngân quá chậm, người nghèo miền núi chưa thụ hưởng được bao nhiêu. Một trong những bất cập được chỉ ra trong việc không thể giải ngân là quy định yêu cầu người dân phải lập dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị. Ông Lê Thanh Hưng - Bí thư Huyện ủy Nam Trà My cho biết, để đảm bảo các thủ tục thì cán bộ xã phải "xắn tay áo" làm thay cho dân. Câu hỏi đặt ra là khi mục tiêu dự án là nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân trong liên kết phát triển sản xuất nhưng cán bộ lại làm thay thì liệu bà con có phát huy được vai trò chủ thể hay không. "Chủ thể của dự án phải vào cuộc ngay từ đầu, mà muốn như thế thì thủ tục phải hạn chế rườm rà. Thủ tục nào cũng có cán bộ xã, trưởng thôn làm thay thì người dân sẽ không thấy được những vấn đề mà bản thân mình cần làm để từ đó cố gắng, nỗ lực, quyết tâm bỏ công sức chăm sóc, triển khai dự án đó. Làm như thế họ sẽ ỷ lại như là được cho không vậy" - ông Hưng chia sẻ. Một trong những dự án được nhiều người hy vọng có cơ hội thoát nghèo là “Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị”.Dự án này có nguồn vốn lớn nhất trong các dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, dự kiến hỗ trợ các địa phương thực hiện trong 5 năm với hơn 20.060 tỷ đồng.
Thế nhưng, 2 năm nay, dự án này vẫn nằm im trên giấy. Quy định về đấu thầu đang gây khó cho việc giải ngân. Vì theo quy định, dự án sử dụng vốn sự nghiệp trên 100 triệu đồng phải tổ chức đấu thầu. Khổ nỗi, các tổ nhóm lại không có tư cách pháp nhân để tham gia đấu thầu nên khó thực hiện quy định này. Các địa phương vùng miền núi có đến hơn 90% dân số là người dân tộc thiểu số, người dân cũng không hiểu đấu thầu là gì, rất khó trong triển khai thực hiện. Ông Trần Anh Tuấn - Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng, thực tế, tại các huyện miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đội ngũ cán bộ ít, địa bàn rộng, núi rừng hiểm trở, năng lực và trình độ cán bộ cơ sở và người dân còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Trong khi đó, chương trình có quá nhiều điểm mới, nhiều nội dung chưa rõ ràng, không phù hợp, càng khó triển khai thực hiện. Đó là chưa kể tâm lý của một bộ phận cán bộ sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám tham mưu, không dám triển khai công việc. Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, bà Nguyễn Thúy Anh - Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội nhấn mạnh: "Cần tiếp tục đưa các tổ công tác xuống cơ sở để hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy tiến độ dự án và tiểu dự án. Chúng ta nói Trung ương chậm, nhưng đến khi Trung ương đã tháo gỡ được những khó khăn thì về địa phương mới khởi động lại từ đầu thì cũng không thực hiện được". Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, Quảng Nam cần đánh giá cụ thể nguyên nhân chủ quan và khách quan, làm rõ trách nhiệm của ban chỉ đạo và từng thành viên ban chỉ đạo các cấp. Đồng thời, kiểm điểm người đứng đầu nếu để xảy ra tình trạng giải ngân chậm./.Tin liên quan
-
Tài chính
Kho bạc nhà nước Phú Thọ đẩy nhanh giải ngân vốn đầu công
09:26' - 23/08/2023
Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, Kho bạc Nhà nước tỉnh chỉ đạo các đơn vị nâng cao tinh thần trách nhiệm, chấp hành nhiệm vụ kiểm soát chi và giải quyết ngay hồ sơ, không để tồn đọng.
-
Tài chính
Giải ngân tối thiểu 90% vốn kế hoạch 2023 cho các chương trình mục tiêu quốc gia
11:06' - 19/08/2023
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các tỉnh thành tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các cấp cơ sở để giải ngân tối thiểu 90% vốn kế hoạch năm 2023 cho các chương trình mục tiêu quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng tốc giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm
14:10' - 18/08/2023
Năm 2023, các Ban quản lý dự án/chủ đầu tư thuộc Bộ GTVT được giao kế hoạch vốn gần 86.800 tỷ đồng. Tính đến hết tháng 7, các chủ đầu tư đã giải ngân được gần 42.400 tỷ đồng, đạt xấp xỉ 49% kế hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2023
12:50' - 18/08/2023
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Lý do chậm giải ngân vốn đầu tư công vùng Đông Nam Bộ
15:46' - 14/08/2023
Tính đến tháng 8, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đầu tư công tại các tỉnh, thành vùng Đông Nam Bộ còn thấp hơn so với mức bình quân chung của cả nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Khai thác lợi thế để phát triển công nghiệp và xây dựng
13:51'
Sau hợp nhất, tỉnh Tuyên Quang tiếp tục phát huy những thế mạnh, phấn đấu tạo cú “bứt phá” về phát triển khu vực công nghiệp, xây dựng nói riêng và kinh tế - xã hội toàn tỉnh nói chung.
-
Kinh tế Việt Nam
Bầu Phó Chủ tịch HĐND và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
13:51'
Sáng 17/7, Kỳ họp thứ 29 Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 hoàn tất các thủ tục bãi nhiệm, miễn nhiệm và bầu bổ sung nhiều chức danh lãnh đạo chủ chốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Tây Ninh có khả năng đạt tăng trưởng hai con số trong năm 2025
13:50'
Ngày 17/7, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Nguyễn Văn Út yêu cầu các đơn vị, địa phương tập trung rà soát, xây dựng kịch bản tăng trưởng nhằm đạt mục tiêu phấn đấu tăng trưởng kinh tế trên 10%.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong phân bổ nguồn lực
13:49'
Sáng 17/7, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chủ trì cuộc họp với Bộ Tài chính và các tập đoàn, tổng công ty, lấy ý kiến vào 3 dự thảo nghị định quy định chi tiết Luật số 68/2025/QH15.
-
Kinh tế Việt Nam
Xác định rõ nhiệm vụ ngành xây dựng và giao thông trong kỷ nguyên chuyển đổi xanh, chuyển đổi số
13:12'
Sáng 17/7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc làm việc cho ý kiến về công tác chuẩn bị Đại hội Đảng bộ của Bộ Xây dựng lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030.
-
Kinh tế Việt Nam
TTXVN tiếp tục thông tin bảo vệ quyền, lợi ích của đất nước, nhân dân
13:12'
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo TTXVN phải tiên phong, gương mẫu, đi đầu trong mặt trận tư tưởng của Đảng; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; bảo vệ quyền, lợi ích của đất nước, nhân dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Nai xác định giải ngân vốn đầu tư công là động lực tăng trưởng 2 con số
12:44'
Giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu hiện nay của Đồng Nai để cùng các ngành, các địa phương đạt mục tiêu tăng trưởng của tỉnh đạt hai con số.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ nhà thầu đẩy nhanh dự án thành phần 2 cao tốc Cao Lãnh – An Hữu
12:39'
Nhằm đảm bảo tiến độ dự án thành phần 2 cao tốc Cao Lãnh – An Hữu, chủ đầu tư đang hỗ trợ nhà thầu tháo gỡ vướng mắc trong thi công, cam kết giải ngân nhanh nguồn vốn đầu tư theo từng giai đoạn dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
3 lộ trình tránh ùn tắc khi cao tốc Long Thành - Dầu Giây sửa chữa
12:38'
Để tránh tình trạng ùn tắc kéo dài trên tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, Công an tỉnh Đồng Nai thông báo 3 lộ trình di chuyển để phương tiện lưu thông.