Lý do chậm giải ngân vốn đầu tư công vùng Đông Nam Bộ
Tính đến tháng 8, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đầu tư công tại các tỉnh, thành vùng Đông Nam Bộ còn thấp hơn so với mức bình quân chung của cả nước. Theo đó, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và đang được chính quyền các địa phương tập trung chỉ đạo, triển khai nhiều giải pháp quyết liệt để đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án được giao vốn.
*Tình hình giải ngân chậm
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, nguyên nhân chậm trễ giải ngân từ lâu được nhận diện, đó là chất lượng chuẩn bị dự án chưa tốt, giải phóng mặt bằng chậm, thời gian điều chỉnh dự án lâu, điều chỉnh nhiều lần, năng lực của ban quản lý dự án, năng lực nhà thầu cũng như trách nhiệm, sự vào cuộc của người đứng đầu hạn chế. Nhiều dự án cũng rất phức tạp, trải qua nhiều quy định như: chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, sử dụng đất lúa, dự án đi qua hai địa bàn rất nhiều vướng mắc.Dự án giải ngân được số vốn lớn nhất từ đầu năm đến nay là dự án đường Vành đai 3 vì tính đến hết tháng 6/2023, Thành phố Hồ Chí Minh đã chi 9,4 nghìn tỷ đồng để bồi thường giải phóng mặt bằng cho dự án này.
Tại tỉnh Đồng Nai, tổng nguồn vốn đầu tư công năm 2023 trên địa bàn tỉnh là gần 13 nghìn tỷ đồng. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai, đến đầu tháng 8/2023, tỉnh đã giải ngân gần 2,4 nghìn tỷ đồng, đạt hơn 18% so với kế hoạch vốn.Với kết quả này, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đầu tư công của Đồng Nai đang thấp hơn so với mức bình quân chung hơn 30,4% của cả nước.
Cũng như Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của Bình Dương chưa đạt kỳ vọng vì nhiều vướng mắc khác nhau.UBND tỉnh Bình Dương cho biết, tổng vốn kế hoạch đầu tư công năm 2023 là hơn 21,8 nghìn tỷ đồng. Tính đến cuối tháng 6/2023, Bình Dương mới giải ngân được 5,2 nghìn tỷ đồng, chỉ đạt 24,2% kế hoạch.
Theo đó, có một số vướng mắc làm chậm tiến độ giải ngân tại Bình Dương là quy định pháp luật chồng chéo chưa được tháo gỡ; đền bù, giải phóng mặt bằng vẫn là điểm nghẽn chính; di dời hạ tầng kỹ thuật, nhất là hệ thống lưới điện còn chậm,…Cụ thể như dự án thành phần 6 - Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đường Vành đai 3 - Thành phố Hồ Chí Minh, tiến độ chi trả bồi thường giải phóng mặt bằng bị ảnh hưởng do chậm phê duyệt đơn giá bồi thường đất; dự án Thiết bị Bệnh viện đa khoa 1.500 giường đang chờ Bộ Y tế ban hành hướng dẫn để xác định chi phí,…
*Cần nhiều giải pháp
Trước tình trạng chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi yêu cầu thành phố trước hết phải đảm bảo giải phóng mặt bằng; trong đó, các địa phương có khối lượng lớn cần phải tập trung; đồng thời, khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai gói nâng trần 99 nghìn tỷ đồng mà HĐND Thành phố Hồ Chí Minh vừa thông qua; trong đó, tập trung chuẩn bị hồ sơ đầu tư cho các dự án lớn, đặc biệt chú trọng các dự án nằm trong danh sách 50 chương trình, công trình tiêu biểu cấp thành phố chào mừng kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đối với các dự án đến hết tháng 7/2023 nhưng chưa giải ngân vốn do nguyên nhân chủ quan, ông Phan Văn Mãi chỉ đạo trường hợp cần thiết sẽ xử lý trách nhiệm cá nhân, xem xét điều chuyển, bố trí lại nguồn vốn theo quy định. Đồng thời, cần đẩy nhanh tiến độ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư các dự án đầu tư xây dựng Dự án đường Vành đai 2, Vành đai 4, Cao tốc Mộc Bài - Thành phố Hồ Chí Minh, dự án rạch Xuyên Tâm,… Theo quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức, để đạt được tỷ lệ giải ngân nguồn vốn trên 95% kế hoạch như cam kết với Chính phủ, từ nay đến cuối năm, mỗi tháng tỉnh Đồng Nai phải giải ngân được trên 10% kế hoạch vốn.Do đó, các địa phương, các chủ đầu tư phải thực hiện tốt hơn nữa việc phối hợp trong quá trình triển khai các dự án. Các địa phương phải quy hoạch, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu tái định cư, khẩn trương thực hiện công tác định giá đất. Các chủ đầu tư phải xây dựng kế hoạch giải ngân nguồn vốn chi tiết cho từng dự án.
Tại tỉnh Bình Dương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Nguyễn Văn Dành yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư cần tiếp thu và ghi nhận đầy đủ các kiến nghị của sở, ngành, các chủ đầu tư, kết hợp với điều kiện thực tiễn, rà soát lại và sớm tham mưu UBND tỉnh trong điều kiện có thể điều hòa vốn theo đúng quy trình, quy định và thẩm quyền thực hiện.Đối với các công trình trọng điểm như Quốc lộ 13, Vành đai 3,… các địa phương phải quyết liệt và khẩn trương thực hiện công tác giải tỏa, đền bù.
Bên cạnh đó, Sở Công Thương cần phải rà soát lại, khẩn trương, đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị chủ đầu tư để đẩy nhanh tiến độ di dời lưới điện, tránh ảnh hưởng đến tiến độ của toàn dự án. Riêng đối với dự án Bệnh viện Đa khoa 1.500 giường, các sở, ngành liên quan cần tăng cường công tác phối hợp, khắc phục các khó khăn, vướng mắc để sớm đưa dự án đi vào vận hành theo đúng thời gian đề ra, không được chậm trễ. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công từ nay đến cuối năm 2023, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đạt mục tiêu giải ngân từ 95 - 100% kế hoạch vốn năm 2023. "Đẩy mạnh giải ngân đi đôi với bảo đảm chất lượng công trình, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công. Thực hiện ngay và chủ động rà soát, đánh giá khả năng giải ngân của từng dự án để có phương án điều chỉnh kế hoạch vốn từ những dự án chậm giải ngân sang dự án giải ngân tốt còn thiếu vốn trong nội bộ của địa phương theo quy định…", Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu./.Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Doanh nghiệp xi măng chờ cơ hội tăng tiêu thụ nội địa từ các dự án đầu tư công
15:17' - 11/08/2023
Xây dựng dân dụng giảm tốc, hàng loạt dự án gặp khó khăn về vốn, giải ngân vốn đầu tư công chậm… đang tạo ra thách thức không nhỏ trong việc sản xuất, kinh doanh xi măng suốt thời gian qua.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Tháp ưu tiên nguồn cát cho công trình đầu tư công
17:58' - 09/08/2023
Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, trong năm 2023, nhu cầu về cát của tỉnh (kể cả phục vụ cho công trình sử dụng vốn đầu tư công) khoảng 19,9 triệu m3.
-
Tài chính
Hà Nội đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công
14:56' - 09/08/2023
Theo báo cáo của UBND thành phố Hà Nội về kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2023, tính đến ngày 15/7/2023, lũy kế giải ngân vốn đầu tư công của Hà Nội là 17.002 tỷ đồng, đạt 36,2% kế hoạch.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì họp xây dựng dự thảo nghị quyết của Bộ Chính trị về y tế, giáo dục
20:35' - 17/05/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ chủ trì tiếp thu ý kiến của các đại biểu, đồng thời tiếp tục xin ý kiến của các chủ thể liên quan; hoàn thiện các đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết.
-
Kinh tế Việt Nam
Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Làm rõ khả năng cân đối vốn cho các dự án
20:34' - 17/05/2025
Chủ tịch Quốc hội lưu ý, phải thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn theo quy định của Luật Đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần bịt "lỗ hổng" pháp lý để quản lý hiệu quả hàng hoá
19:34' - 17/05/2025
Ngày 17/5, Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
-
Kinh tế Việt Nam
Đảm bảo tính minh bạch, công bằng và ổn định của hệ thống ngân sách Nhà nước
19:16' - 17/05/2025
Dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) được đánh giá là dự án luật rất quan trọng, có liên quan đến nhiều hoạt động kinh tế và tác động đến nhiều đạo luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Điểm tựa kinh tế nông nghiệp Việt Nam - Bài cuối: "Hạt ngọc trời" vươn mình trong kỷ nguyên mới
18:15' - 17/05/2025
Từ một vùng đất còn nhiều khó khăn, đối mặt với nguy cơ thiếu đói, ĐBSCL đã vươn lên trở thành vựa lúa lớn nhất cả nước, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và đóng góp quan trọng vào xuất khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Điểm tựa kinh tế nông nghiệp của Việt Nam - Bài 1: Vùng đất lạc hậu hóa vựa lúa vàng
18:00' - 17/05/2025
Sự trù phú của Đồng bằng sông Cửu Long ngày nay được dựng xây từ mồ hôi và ý chí của hàng triệu người nông dân, những người đã kiên cường bám đất, bám đồng và không ngừng đổi mới tư duy sản xuất.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền mạnh cho chính quyền địa phương
17:04' - 17/05/2025
Chiều 17/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp triển khai kế hoạch rà soát các nhiệm vụ phân cấp, phân quyền thuộc phạm vi lĩnh vực của các bộ, cơ quan ngang bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương động thổ xây dựng 3 dự án chiến lược
16:04' - 17/05/2025
Chính phủ Việt Nam luôn xác định phát triển bền vững, kinh tế xanh và chuyển đổi số là những trụ cột chiến lược để đưa đất nước tiến lên mạnh mẽ trong thời kỳ mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân
15:04' - 17/05/2025
Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân, với 429/434 đại biểu Quốc hội có mặt tham gia biểu quyết tán thành.