Giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài tại các bộ, ngành mới đạt hơn 39%
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, lũy kế giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài 11 tháng kế hoạch năm 2024 của các bộ ngành đạt 39,06% kế hoạch vốn điều chỉnh, tương đương 3.285,7 tỷ đồng. Tỷ lệ giải ngân đầu tư công vốn nước ngoài 11 tháng qua gấp hơn 2 lần tỷ lệ giải ngân 6 tháng đầu năm 2024 (16,62% kế hoạch vốn), tuy nhiên vẫn thấp hơn hẳn so với kết quả giải ngân nguồn vốn đầu tư công trong nước cùng kỳ năm 2023 (đạt khoảng 53,16% kế hoạch).
Thống kê cho thấy có 2/10 bộ, ngành giải ngân trên 50% kế hoạch vốn như Bộ Tài nguyên Môi trường (87,76%), Bộ Giao thông vận tải (58,35%)… Có 4/10 bộ đã giải ngân nhưng tỷ lệ giải ngân thấp là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (39,41%), Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (29,79%), Đại học Quốc gia Hà Nội (6,75%), Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (6,82%).
Ông Hoàng Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho biết, thời gian qua, vấn đề giải ngân vốn đầu tư công và vốn đầu tư công nguồn vốn nước ngoài luôn được Chính phủ quan tâm và coi đây là một trong những nguồn lực để phát triển kinh tế. Với mục tiêu giải ngân đạt 95% trong cả năm 2024, Chính phủ đã có hàng loạt chỉ đạo để đẩy nhanh tiến độ giải ngân.
Về phía Bộ Tài chính đã chỉ đạo toàn ngành thực hiện đồng bộ các biện pháp để đẩy mạnh tiến độ giải ngân nguồn vốn đầu tư công, bao gồm cả vốn vay nước ngoài; đôn đốc phân bổ, nhập dự toán trên Tabmis (hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc) và giải ngân kế hoạch đầu tư công nguồn vốn nước ngoài năm 2024.Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã tích cực làm việc và trao đổi trực tiếp, trực tuyến với các cơ quan chủ quản và chủ dự án để rà soát, đôn đốc giải ngân; tổ chức các đoàn đi thực địa các dự án để nắm bắt khó khăn, vướng mắc trong giải tổ chức đoàn đi thực địa các dự án ngân.
Bộ Tài chính đã có nhiều cuộc họp, trao đổi với các nhà tài trợ về các vướng mắc của từng dự án. Tuy nhiên, kết quả giải ngân vốn đầu tư công nguồn nước ngoài chưa được như mong muốn.
Ông Hoàng Hải cho rằng, mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt 95% là khá khó khăn. Trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính, việc thực hiện các cơ chế chính sách để phục vụ việc giải ngân vốn đầu tư công một cách nhanh nhất là cần thiết.Tại hội nghị, các bộ, ngành đã cùng thảo luận và xác định nguyên nhân giải ngân chậm; trong đó có thể kể đến một số nguyên nhân chính như chậm giải phóng mặt bằng, chậm trong khâu đấu thầu, thiết kế kỹ thuật; dự án phải thực hiện thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án (có những dự án phải điều chỉnh chủ trương đầu tư nhiều lần, thời gian điều chỉnh kéo dài), dự án phải thực hiện điều chỉnh hiệp định vay; các nhà tài trợ chậm có ý kiến đối với các hồ sơ mời thầu, hồ sơ có liên quan đến sửa đổi Hiệp định vay,…Tại Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2024, bộ này có 2 dự án về xây dựng hạ tầng của Đại học Đà Nẵng và Đại học Y dược (Đại học Huế) với tổng số vốn là 629 tỷ đồng. Những vướng mắc chính khi thực hiện các dự án ODA là về quy trình, thủ tục, đặc biệt là trong các khâu như giải phóng mặt bằng, thẩm định thiết kế, dự toán, đấu thầu…Cùng với đó, các quy định hiện hành khá phức tạp, gây chậm trễ trong triển khai. Nguồn vốn đầu tư cho các dự án đến nay đã được phân bổ, tuy nhiên có một số dự án vẫn còn thiếu vốn, cần phải điều chỉnh bổ sung. Việc giải ngân vốn cũng gặp một số khó khăn.
Đại diện Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội cũng cho biết, bộ có 1 dự án sử dụng vốn ODA của ADB. Theo tiến độ năm 2024, các tiểu dự án thuộc dự án này sẽ kết thúc. Song dự án đã gặp nhiều khó khăn và chậm tiến độ so với kế hoạch ban đầu như quá trình chuẩn bị dự án kéo dài hơn 2 năm do vướng mắc về mặt bằng và thủ tục; đấu thầu và phê duyệt hồ sơ thiết kế gặp nhiều khó khăn do quy định về sử dụng vốn ODA. Cùng với đó, dự án có quy mô lớn, chưa dự phòng được các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình triển khai.Để tháo gỡ những khó khăn này, đại diện Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề xuất gia hạn thời gian thực hiện dự án thêm 2 năm, từ năm 2024 đến năm 2027. Các bộ, ngành liên quan như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Xây dựng cũng cần hỗ trợ, tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình triển khai dự án cũng như đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.Chia sẻ tại hội nghị, ông Nguyễn Minh Tân, Phó Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước (Bộ Tài chính) cho biết, với Bộ Tài chính, việc cân đối bố trí dự toán ngân sách hằng năm là cực kỳ khó khăn, để đảm bảo tỷ lệ theo quy định 28-30% chi cho đầu tư phát triển, giảm chi thường xuyên cắt giảm, dành nguồn lực cho đầu tư phát triển. Trong khi đó, nguồn lực cho đầu tư phát triển càng tăng mà không giải ngân nổi gây ra nhiều bất cập.Ông Nguyễn Minh Tân đề nghị các cơ quan còn chậm trong triển khai thực hiện giải ngân vốn ODA phải có báo cáo lãnh đạo các giải pháp giải ngân sao cho đạt kết quả cao nhất; đồng thời, có giải pháp giải ngân kế hoạch vốn của năm 2025 ngay từ đầu năm sao cho hiệu quả, quyết liệt hơn.Đại diện Vụ Ngân sách nhà nước cũng đề nghị, thời gian tới, Bộ Kế hoạch và đầu tư cố gắng tăng cường kỷ luật cho việc bố trí vốn, để các bộ ngành tập trung giải quyết bố trí nguồn vốn cũ, nếu không sẽ sẽ gây tồn đọng, dồn vốn khiến việc giải ngân càng khó khăn.Phát biểu kết thúc hội nghị, ông Hoàng Hải cho biết, mặc dù tình hình giải ngân vốn ODA năm 2024 đã có một số tiến bộ so với năm 2023, nhưng mục tiêu giải ngân 95% vẫn rất khó đạt được. Để đẩy nhanh tiến độ, cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các bộ, ngành và chủ đầu tư để hoàn thành các thủ tục, giải phóng vốn và triển khai hiệu quả dự án. Đồng thời, cần xác định rõ trách nhiệm của từng cán bộ để đảm bảo mục tiêu giải ngân cao, với các kiến nghị giải pháp vượt quá thẩm quyền của các bộ, ngành cần nhanh chóng tổng hợp, báo cáo lên cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết.- Từ khóa :
- bộ tài chính
- giải ngân vốn đầu tư
- vốn oda
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Trao quyết định bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
20:22' - 28/11/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Văn Thắng giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính và đồng chí Trần Hồng Minh giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải được phê chuẩn giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính
19:00' - 28/11/2024
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng được phê chuẩn giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính.
-
Tài chính
Bộ Tài chính đề nghị xây dựng dự án Luật thuế thu nhập cá nhân
11:35' - 26/11/2024
Bộ Tài chính vừa có dự thảo Tờ trình đề nghị xây dựng dự án Luật thuế thu nhập cá nhân (thay thế).
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Sẽ hoàn thiện khung khổ pháp lý để xử lý các loại tài sản, tiền mã hóa
18:05'
Bộ Tài chính phối hợp với các bộ liên quan nghiên cứu thực trạng, kinh nghiệm quốc tế trong quản lý để hoàn thiện khung khổ pháp lý xử lý các loại tài sản, tiền mã hóa.
-
Tài chính
Thu thuế kinh doanh thương mại điện tử tăng 19% trong 3 tháng đầu năm
15:16'
Bộ Tài chính cho biết, 3 tháng đầu năm số thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử là 34,5 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ.
-
Tài chính
Hóa giải trở ngại quản lý thuế thương mại điện tử
09:58'
Cục Thuế, Bộ Tài chính đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm hóa giải trở ngại quản lý thuế thương mại điện tử, , kinh doanh trên nền tảng số.
-
Tài chính
NATO cam kết hỗ trợ quân sự hơn 20 tỷ euro cho Ukraine
07:31'
Tổng Thư ký Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte cho biết các quốc gia thành viên đã cam kết hỗ trợ quân sự hơn 20 tỷ euro (21,65 tỷ USD) cho Ukraine trong 3 tháng đầu năm.
-
Tài chính
Đài Loan (Trung Quốc) chi ngân sách khủng để đối phó thuế nhập khẩu của Mỹ
09:44' - 05/04/2025
Kế hoạch này nhằm đáp ứng các nhu cầu đa dạng của các ngành công nghiệp và xã hội trong tương lai, đồng thời cho biết các lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp là mục tiêu hỗ trợ chính.
-
Tài chính
Đã hoàn hơn 29.230 tỷ đồng thuế giá trị gia tăng
21:05' - 04/04/2025
Số hoàn thuế giá trị gia tăng từ đầu năm đến ngày 23/3 là 3.705 quyết định với tổng số tiền được hoàn là 29.236 tỷ đồng, bằng 108% so với số hoàn cùng kỳ năm 2024.
-
Tài chính
Hướng dẫn xử lý tài chính, ngân sách nhà nước khi tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp
16:36' - 04/04/2025
Bộ Tài chính hướng dẫn, khi thực hiện bàn giao nguồn tài chính, ngân sách nhà nước giữa các cơ quan, đơn vị phải lập biên bản bàn giao, tiếp nhận giữa các bên, kể cả các khoản nợ phải thu, phải trả.
-
Tài chính
Số thu ngân sách từ xuất nhập khẩu tăng 9,7%
12:46' - 04/04/2025
Để hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2025 đạt khoảng 411.000 tỷ đồng, tăng 9,6% so với dự toán năm 2024, Cục Hải quan yêu cầu các đơn vị hải quan khu vực triển khai đồng bộ các nhiệm vụ.
-
Tài chính
Yếu tố hỗ trợ thu ngân sách nhà nước quý I tăng hơn 29%
09:19' - 04/04/2025
Theo Bộ Tài chính, lũy kế thu ngân sách nhà nước quý I/2025 ước đạt 721,3 nghìn tỷ đồng, bằng 36,7% dự toán, tăng 29,3% so cùng kỳ năm 2024.