Giải pháp “hút” vốn cho chợ miền núi
Chợ truyền thống ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đóng góp đáng kể vào cải thiện đời sống của người dân trong khu vực.
Tuy nhiên, trước sức ép cạnh tranh ngày càng cao từ các kênh phân phối khác, chợ truyền thống đang bộc lộ nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng và điều kiện kinh doanh, kém sức cạnh tranh. Để mô hình chợ truyền thống phát huy hiệu quả, phù hợp với đặc thù từng vùng miền, cần có tư duy phát triển mới để khai thác triệt để vai trò tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo. Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn TS Lê Quốc Phương, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công Thương để tìm hiểu về vấn đề này. Phóng viên: Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015–2020 (theo Quyết định 964/QĐ/TTg) triển khai đã được 5 năm. Ông có thể đánh giá khái quát về hiệu quả của chương trình? Ông Lê Quốc Phương: Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo vì đây là vùng có điều kiện kinh tế còn khó khăn, đời sống bà con thấp. Một trong những chính sách này là chương trình phát triển hạ tầng thương mại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo theo Quyết định 964 của Thủ tướng. Chương trình thực hiện từ năm 2015 đến hết năm 2020 với tổng kinh phí là 446 tỷ đồng từ các nguồn vốn khác nhau, chủ yếu là nguồn vốn ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương. Địa bàn thực hiện là 287 huyện thuộc 48 tỉnh, thành có các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Chương trình đặt ra nhiều mục tiêu nhưng mục tiêu cơ bản nhất là nâng tổng mức luân chuyển hàng hóa và dịch vụ ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo lên đến mức 10-12 %. Chương trình này hiện nay vẫn đang trong quá trình triển khai thực hiện hết năm 2010 và sau đó mới có đánh giá tổng kết. Tuy nhiên, có thể khái quát được vài nét và nét về kết quả của chương trình. Đó là việc đầu tư cải tạo mạng lưới chợ truyền thống đã giúp nâng cấp, mở rộng, tăng thêm số lượng các chợ, giúp cho việc lưu thông hàng hóa được tốt hơn. Cùng với đó, chương trình đã giúp cho các địa phương phát triển, quảng bá được các đặc sản hoặc các sản phẩm có thế mạnh tiềm năng. Thực tế, không nên quá kỳ vọng vào kết quả mang tính đột phá của chương trình mà đây chỉ là kết quả tạo tiền ban đầu để giúp cho nâng cấp hệ thống hạ tầng thương mại ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo. Số vốn 446 tỷ đồng rải ra cho 287 huyện để thực hiện được tất cả các mục tiêu là điều không dễ dàng.
Phóng viên: Theo ông, việc thúc đẩy hạ tầng thương mại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đang gặp khó khăn, thách thức gì?
Ông Lê Quốc Phương: Hiện nay, hạ tầng cơ sở hạ tầng thương mại ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo vẫn còn thiếu và yếu.
Khó khăn đầu tiên là do nhận thức của nhiều địa phương còn chưa đầy đủ, chưa thống nhất về vị trí và vai trò quan trọng của hạ tầng thương mại trong phát triển kinh tế xã hội. Nhiều địa phương hiểu được tầm quan trọng của hạ tầng cơ sở, nhưng hạ tầng cơ sở chợ trong thương mại chưa được đặt đúng vị trí trong hạ tầng cơ sở chung. Đầu tư cho hạ tầng thương mại của khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo này mới tập trung chủ yếu là vào các hạ tầng chung như điện, đường, trường, trạm… Trong khi nguồn vốn nhà nước chưa đủ thì hiện nay vẫn còn chưa có được cơ chế, chính sách để hỗ trợ cho đầu tư từ các nguồn vốn khác, cụ thể, là chưa có cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế khác tham gia. Muốn thu hút đầu tư của các thành phần khác vào đây phải có cơ chế rất mạnh, không phải như vùng đồng bằng. Lý do là dân cư ở đây thưa thớt, sản xuất ít, hàng hoá ít trong khi suất đầu tư phát triển hạ tầng thương mại nói chung và chợ nói riêng rất lớn, khả năng thu lời không cao nên các doanh nghiệp không mặn mà. Muốn thúc đẩy, muốn tạo cơ chế thì phải có những cái cơ chế đặc biệt, chính sách ưu đãi cũng phải mạnh như những chính sách về thuế, đất đai, tín dụng. Cho đến nay, chúng ta chưa có được những cơ chế mạnh mẽ, đột phá hơn để có thể thu hút được. Phóng viên: Tốc độ tăng trưởng nhanh của thương mại điện tử, nhất là sau khi đại dịch COVID-19 làm thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Theo ông, xu hướng trên ảnh hưởng gì đến sự phát triển của các chợ truyền thống? Ông Lê Quốc Phương: Ngay trước dịch COVID-19, trong xu thế phát triển mạnh mẽ của hội nhập quốc tế, khoa học công nghệ, bên cạnh hình thức truyền thống xuất hiện rất nhiều hình thức phân phối lưu thông hiện đại. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, thương mại điện tử càng phát triển vì người dân tránh giao tiếp trực tiếp. Nhưng với Việt Nam, do đặc điểm về văn hóa, lịch sử kinh tế, chợ truyền thống vẫn tiếp tục tồn tại và thậm chí còn có khả năng phát triển ở nhiều vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa trong thời gian tới. Không chỉ ở Việt Nam, chợ truyền thống vẫn còn tồn tại phát triển ở trong khu vực châu Á, ở những cái nước mà có trình độ phát triển hơn Việt Nam. Ở những vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi, hải đảo hình thức chợ truyền thống sẽ còn tiếp tục tồn tại trong thời gian khá lâu vì đây là hình thức giúp cho người dân phân phối, lưu thông hàng hóa. Phóng viên: Hiện có tình trạng chợ xây mới nhưng không thu hút được các doanh nghiệp và người dân tham gia, dẫn đến nhiều chợ xây xong lại bỏ hoang hoặc không sử dụng hết công năng. Vậy theo ông, tình trạng này là do đâu và giải pháp gì để khắc phục? Ông Lê Quốc Phương: Qua báo cáo, một số địa phương chợ xây xong không sử dụng hoặc không sử dụng hết công suất, công năng hoặc thậm chí bỏ hoang. Nguyên nhân chính là do khi xây chợ, công tác khảo sát, công tác đánh giá, nghiên cứu vị trí đặt chợ chưa tốt nên có một số chợ đặt vào vị trí không phù hợp, quá xa khu dân cư nên không hiệu quả.Sản xuất ở khu vực miền núi còn kém phát triển, thu nhập của người dân thấp, nên chợ xây xong khó kéo được tiểu thương vào, vì vào cũng không bán được hàng hóa.
Một điểm nữa là một số địa phương xây chợ rất khang trang, kiên cố nhưng không đáp ứng được yêu cầu cụ thể về hàng hóa của địa phương cũng như yêu cầu của cư dân nên xây xong rồi chỉ sử dụng được một phần hoặc thậm chí không sử dụng. Phóng viên: Hiện quy hoạch phát triển chợ ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo còn thiếu và chưa đồng bộ. Ông có khuyến nghị gì về quy hoạch hệ thống chợ tại khu vực này? Ông Lê Quốc Phương: Hiện nay, một số địa phương quy hoạch chợ nhưng không phù hợp với quy hoạch chung phát triển của địa phương. Quy hoạch không đồng bộ dẫn đến việc triển khai khó khăn, lúng túng. Để quy hoạch tốt phải xác định mục tiêu chính của quy hoạch phát triển chợ là nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động trao đổi hàng hóa địa phương, giúp tiêu thụ hàng hóa của bà con được thuận lợi. Quy hoạch hạ tầng thương mại nói chung và chợ nói riêng là phải đảm bảo tính hợp lý, căn cứ vào nhu cầu cụ thể của địa phương. Ngoài ra quy hoạch phải phù hợp với định hướng phát triển, nằm trong quy hoạch phát triển chung. Nếu quy hoạch chợ không nằm trong quy hoạch phát triển chung thì rất khó thực hiện. Việc xây dựng quy hoạch phải có sự tham gia của doanh nghiệp, đặc biệt là của khối doanh nghiệp tư nhân. Một điểm nữa là trong quy hoạch phải bố trí quỹ đất để xây dựng hạ tầng thương mại nói chung và chợ nói riêng. Nếu quy hoạch có nhưng quỹ đất không có hoặc là khó khăn thì không triển khai thực hiện được. Phóng viên: Xin cám ơn ông!Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Đà Nẵng dừng thi công các công trình xây dựng; tăng thời gian họp chợ, siêu thị
21:45' - 30/07/2020
Ngày 30/7, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Thành phố Đà Nẵng đã họp khẩn, nắm bắt tình hình, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
-
Kinh tế & Xã hội
Lào Cai xây dựng Trung tâm xúc tiến thương mại và chợ biên giới Kim Thành
20:06' - 14/07/2020
Nhằm thúc đẩy thương mại khu vực biên giới, tỉnh Lào Cai vừa ban hành Đề án xây dựng Trung tâm xúc tiến thương mại và chợ biên giới Kim Thành.
-
Hàng hoá
Giá thực phẩm ở các chợ truyền thống tăng sau Tết
17:20' - 05/02/2020
Trong khi các siêu thị không tăng giá bán thì tại hệ thống chợ truyền thống ở Hà Nội, giá thực phẩm rau xanh tăng đáng kể so với thời điểm trước Tết Nguyên đán Canh Tý.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều siêu thị và chợ truyền thống đã mở cửa phục vụ người dân
20:24' - 26/01/2020
Ngày 26/1 (tức ngày mùng 2 Tết), thị trường hàng hóa đã sôi động hơn ngày mùng 1 Tết, nhưng hoạt động mua bán hàng hóa vẫn còn rất ít do đầu năm người dân chủ yếu đi lễ chùa và đi chơi Tết.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
“Lão làng” ngành AI dự đoán một cuộc cách mạng công nghệ mới trong 5 năm tới
11:18'
Ông Yann LeCun, nhà khoa học AI hàng đầu của Meta (công ty mẹ của Facebook) đã dự báo về một cuộc cách mạng tiếp theo trong lĩnh vực này vào cuối thập kỷ.
-
Ý kiến và Bình luận
Thụy Sỹ tập trung thúc đẩy hiệp định thương mại tự do
09:14'
Thụy Sỹ luôn tận dụng hội nghị thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos làm nền tảng chính cho các hoạt động ngoại giao thương mại.
-
Ý kiến và Bình luận
EU sẵn sàng đàm phán thương mại với Mỹ
08:21'
Ngày 4/2, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), bà Ursula von der Leyen khẳng định Liên minh châu Âu (EU) đã sẵn sàng cho các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ nhằm bảo vệ lợi ích kinh tế của khối.
-
Ý kiến và Bình luận
EU kêu gọi ngành vận tải biển đẩy nhanh quá trình khử carbon
16:23' - 04/02/2025
Ngành vận tải biển đang phát thải quá nhiều khí nhà kính, gây ra tác động nghiêm trọng đến môi trường - Đây là kết luận của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) trong một báo cáo công bố ngày 4/2.
-
Ý kiến và Bình luận
Nhiều người Anh hối tiếc khi Brexit
16:12' - 04/02/2025
5 năm sau khi Anh chính thức rời Liên minh châu Âu, hầu hết cử tri, trong đó có những người từng ủng hộ Brexit, cảm thấy hối tiếc về quyết định chia tay đối tác thương mại lớn nhất của nước này.
-
Ý kiến và Bình luận
WHO kêu gọi Mỹ xem xét lại quyết định rút lui
09:03' - 04/02/2025
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đã phản bác các lý do mà Tổng thống Donald Trump đưa ra để rút Mỹ khỏi WHO.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam - Điểm đến quan trọng cho sự phát triển của năm 2025
16:32' - 03/02/2025
Theo trang vietnam-briefing.com, việc Chính phủ Việt Nam đưa ra loạt ưu đãi và các cơ chế pháp lý thử nghiệm, triển vọng cho các nhà đầu tư công nghệ số tại Việt Nam đang rất hứa hẹn.
-
Ý kiến và Bình luận
Học giả Trung Quốc đề xuất giải pháp thúc đẩy hợp tác thực chất Việt -Trung
15:02' - 03/02/2025
Ông Lôi Tiểu Hoa - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Quảng Tây (Trung Quốc) đề xuất 4 nhóm giải pháp thúc đẩy hợp tác thực chất Việt Nam-Trung Quốc.
-
Ý kiến và Bình luận
Ai Cập và Djibouti kêu gọi các nỗ lực chung để bảo vệ an ninh ở Biển Đỏ
08:51' - 03/02/2025
Lãnh đạo Ai Cập và Ngoại trưởng Djibouti đã thảo luận về tình hình an ninh ở Biển Đỏ, đồng thời nêu bật sự cần thiết phải thúc đẩy các nỗ lực chung để bảo vệ eo biển Bab El-Mandeb.