Giải pháp “hút” vốn cho chợ miền núi
Chợ truyền thống ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đóng góp đáng kể vào cải thiện đời sống của người dân trong khu vực.
Tuy nhiên, trước sức ép cạnh tranh ngày càng cao từ các kênh phân phối khác, chợ truyền thống đang bộc lộ nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng và điều kiện kinh doanh, kém sức cạnh tranh. Để mô hình chợ truyền thống phát huy hiệu quả, phù hợp với đặc thù từng vùng miền, cần có tư duy phát triển mới để khai thác triệt để vai trò tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo.
Phóng viên BNEWS/TTXVN đã phỏng vấn TS Lê Quốc Phương, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công Thương để tìm hiểu về vấn đề này.
Phóng viên: Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015–2020 (theo Quyết định 964/QĐ/TTg) triển khai đã được 5 năm và tiếp nối là giai đoạn 2021-2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1162/QĐ-TTg ngày 13 tháng 7 năm 2021. Ông có thể đánh giá khái quát về hiệu quả của chương trình?
Ông Lê Quốc Phương: Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo vì đây là vùng có điều kiện kinh tế còn khó khăn, đời sống bà con thấp.
Một trong những chính sách này là chương trình phát triển hạ tầng thương mại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo theo Quyết định 964 của Thủ tướng.
Chương trình được thực hiện tại 287 huyện có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn thuộc 48 tỉnh/thành phố trên cả nước. Đây là chương trình đặc thù, hết sức cần thiết nhằm xây dựng và phát triển hệ thống phân phối sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, thu hẹp khoảng cách về phát triển thương mại của khu vực này với các vùng miền khác, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập của người dân, đảm bảo an ninh quốc phòng tại khu vực này.
Việc thực hiện Chương trình trong những năm qua đã đem lại những kết quả khả quan về mức tăng trưởng hàng năm về giá trị của tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên các địa bàn còn nhiều khó khăn. Thúc đẩy phát triển các sản phẩm, hàng hóa có thương hiệu là đặc trưng, đặc sản, tiềm năng, lợi thế của miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa và hải đảo để đưa vào hệ thống phân phối trong cả nước và phục vụ xuất khẩu. Tuy nhiên, có thể khái quát được vài nét và nét về kết quả của chương trình. Đó là việc đầu tư cải tạo mạng lưới chợ truyền thống đã giúp nâng cấp, mở rộng, tăng thêm số lượng các chợ, giúp cho việc lưu thông hàng hóa được tốt hơn. Cùng với đó, chương trình đã giúp cho các địa phương phát triển, quảng bá được các đặc sản hoặc các sản phẩm có thế mạnh tiềm năng.
Thực tế, không nên quá kỳ vọng vào kết quả mang tính đột phá của chương trình mà đây chỉ là kết quả tạo tiền ban đầu để giúp cho nâng cấp hệ thống hạ tầng thương mại ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo. Số vốn 446 tỷ đồng rải ra cho 287 huyện để thực hiện được tất cả các mục tiêu là điều không dễ dàng.
Phóng viên: Theo ông, việc thúc đẩy hạ tầng thương mại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đang gặp khó khăn, thách thức gì?
Ông Lê Quốc Phương: Hiện nay, hạ tầng cơ sở hạ tầng thương mại ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo vẫn còn thiếu và yếu.
Khó khăn đầu tiên là do nhận thức của nhiều địa phương còn chưa đầy đủ, chưa thống nhất về vị trí và vai trò quan trọng của hạ tầng thương mại trong phát triển kinh tế xã hội.
Nhiều địa phương hiểu được tầm quan trọng của hạ tầng cơ sở, nhưng hạ tầng cơ sở chợ trong thương mại chưa được đặt đúng vị trí trong hạ tầng cơ sở chung.
Đầu tư cho hạ tầng thương mại của khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo này mới tập trung chủ yếu là vào các hạ tầng chung như điện, đường, trường, trạm…
Trong khi nguồn vốn nhà nước chưa đủ thì hiện nay vẫn còn chưa có được cơ chế, chính sách để hỗ trợ cho đầu tư từ các nguồn vốn khác, cụ thể, là chưa có cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế khác tham gia.
Muốn thu hút đầu tư của các thành phần khác vào đây phải có cơ chế rất mạnh, không phải như vùng đồng bằng. Lý do là dân cư ở đây thưa thớt, sản xuất ít, hàng hoá ít trong khi suất đầu tư phát triển hạ tầng thương mại nói chung và chợ nói riêng rất lớn, khả năng thu lời không cao nên các doanh nghiệp không mặn mà.
Muốn thúc đẩy, muốn tạo cơ chế thì phải có những cái cơ chế đặc biệt, chính sách ưu đãi cũng phải mạnh như những chính sách về thuế, đất đai, tín dụng. Cho đến nay, chúng ta chưa có được những cơ chế mạnh mẽ, đột phá hơn để có thể thu hút được.
Phóng viên: Tốc độ tăng trưởng nhanh của thương mại điện tử, nhất là sau khi đại dịch COVID-19 làm thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Theo ông, xu hướng trên ảnh hưởng gì đến sự phát triển của các chợ truyền thống?
Ông Lê Quốc Phương: Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của hội nhập quốc tế, khoa học công nghệ, bên cạnh hình thức truyền thống xuất hiện rất nhiều hình thức phân phối lưu thông hiện đại. Nhưng với Việt Nam, do đặc điểm về văn hóa, lịch sử kinh tế, chợ truyền thống vẫn tiếp tục tồn tại và thậm chí còn có khả năng phát triển ở nhiều vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa trong thời gian tới.
Không chỉ ở Việt Nam, chợ truyền thống vẫn còn tồn tại phát triển ở trong khu vực châu Á, ở những cái nước mà có trình độ phát triển hơn Việt Nam.
Ở những vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi, hải đảo hình thức chợ truyền thống sẽ còn tiếp tục tồn tại trong thời gian khá lâu vì đây là hình thức giúp cho người dân phân phối, lưu thông hàng hóa.
Phóng viên: Hiện có tình trạng chợ xây mới nhưng không thu hút được các doanh nghiệp và người dân tham gia, dẫn đến nhiều chợ xây xong lại bỏ hoang hoặc không sử dụng hết công năng. Vậy theo ông, tình trạng này là do đâu và giải pháp gì để khắc phục?
Ông Lê Quốc Phương: Qua báo cáo, một số địa phương chợ xây xong không sử dụng hoặc không sử dụng hết công suất, công năng hoặc thậm chí bỏ hoang.
Nguyên nhân chính là do khi xây chợ, công tác khảo sát, công tác đánh giá, nghiên cứu vị trí đặt chợ chưa tốt nên có một số chợ đặt vào vị trí không phù hợp, quá xa khu dân cư nên không hiệu quả.
Sản xuất ở khu vực miền núi còn kém phát triển, thu nhập của người dân thấp, nên chợ xây xong khó kéo được tiểu thương vào, vì vào cũng không bán được hàng hóa.
Một điểm nữa là một số địa phương xây chợ rất khang trang, kiên cố nhưng không đáp ứng được yêu cầu cụ thể về hàng hóa của địa phương cũng như yêu cầu của cư dân nên xây xong rồi chỉ sử dụng được một phần hoặc thậm chí không sử dụng.
Phóng viên: Hiện quy hoạch phát triển chợ ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo còn thiếu và chưa đồng bộ. Ông có khuyến nghị gì về quy hoạch hệ thống chợ tại khu vực này?
Ông Lê Quốc Phương: Hiện nay, một số địa phương quy hoạch chợ nhưng không phù hợp với quy hoạch chung phát triển của địa phương. Quy hoạch không đồng bộ dẫn đến việc triển khai khó khăn, lúng túng.
Để quy hoạch tốt phải xác định mục tiêu chính của quy hoạch phát triển chợ là nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động trao đổi hàng hóa địa phương, giúp tiêu thụ hàng hóa của bà con được thuận lợi. Quy hoạch hạ tầng thương mại nói chung và chợ nói riêng là phải đảm bảo tính hợp lý, căn cứ vào nhu cầu cụ thể của địa phương.
Ngoài ra quy hoạch phải phù hợp với định hướng phát triển, nằm trong quy hoạch phát triển chung. Nếu quy hoạch chợ không nằm trong quy hoạch phát triển chung thì rất khó thực hiện.
Việc xây dựng quy hoạch phải có sự tham gia của doanh nghiệp, đặc biệt là của khối doanh nghiệp tư nhân. Một điểm nữa là trong quy hoạch phải bố trí quỹ đất để xây dựng hạ tầng thương mại nói chung và chợ nói riêng. Nếu quy hoạch có nhưng quỹ đất không có hoặc là khó khăn thì không triển khai thực hiện được.
Phóng viên: Xin cám ơn ông!
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Làm sao để thúc đẩy thương mại khu vực miền núi, biên giới, hải đảo?
17:49' - 03/12/2024
Thu hút đầu tư phát triển cho khu vực miền núi, hải đảo dù rất được quan tâm nhưng do chính sách thiếu đồng bộ, nhất quán, và thiếu tính đặc thù nên hiệu quả thực thi chưa được như mong muốn.
-
Kinh tế & Xã hội
Gia tăng kênh tiêu thụ sản phẩm thương mại miền núi, vùng sâu và hải đảo
14:34' - 29/11/2024
Việc thực thi chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trong hệ thống phân phối hiện đại mang lại nhiều thuận lợi nhờ các chính sách đồng bộ và sự phối hợp chặt chẽ.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
IMF khuyến nghị với nền kinh tế quá phụ thuộc vào xuất khẩu dầu
09:45'
IMF khuyến nghị Iraq - nước sản xuất dầu lớn thứ hai trong OPEC có thể kiềm chế thâm hụt tài chính bằng cách huy động nguồn thu thuế từ các hoạt động kinh tế phi dầu mỏ và kiểm soát quỹ lương công.
-
Ý kiến và Bình luận
Ngoại trưởng Nga, Mỹ điện đàm về Ukraine và quan hệ song phương
09:14'
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ Marco Rubio ngày 17/5, trao đổi quan điểm xung quanh cuộc hòa đàm về xung đột Ukraine.
-
Ý kiến và Bình luận
Bên lề Quốc hội: Giúp doanh nghiệp gia nhập thị trường một cách tốt nhất
16:44' - 17/05/2025
Sáng 17/5, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân (Nghị quyết Quốc hội).
-
Ý kiến và Bình luận
Thống đốc Fed cảnh báo chính sách thương mại "phủ bóng" kinh tế Mỹ
13:18' - 16/05/2025
Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Michael Barr cảnh báo các chính sách thương mại đã phủ bóng lên triển vọng của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Ý kiến và Bình luận
Nhật Bản đề xuất luật mới hạn chế Google và Apple toàn quyền kiểm soát kho ứng dụng
08:00' - 16/05/2025
Đây cũng là một phần trong nỗ lực của Ủy ban Thương mại Công bằng Nhật Bản nhằm hạn chế hành vi độc quyền của hai "ông lớn" Google và Apple.
-
Ý kiến và Bình luận
Trao công hàm phản đối Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông
21:43' - 15/05/2025
Bộ Ngoại giao đã giao thiệp với Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội và cũng đã trao công hàm phản đối lệnh cấm đánh bắt cá nói trên.
-
Ý kiến và Bình luận
Đã đưa được hơn 450 công dân ở Myanmar về nước an toàn
21:20' - 15/05/2025
Bộ ngoại giao, các cơ quan liên quan trong nước và các cơ quan chức năng sở tại đưa hơn 450 công dân về nước an toàn.
-
Ý kiến và Bình luận
Cập nhật tình hình đàm phán thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ
21:19' - 15/05/2025
Các cuộc đàm phán giữa Việt Nam và Hoa Kỳ về chính sách áp thuế đối ứng của Hoa Kỳ đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đang được triển khai.
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Argentina ca ngợi kinh tế và ngoại giao hiệu quả của Việt Nam
08:08' - 15/05/2025
Nhà báo Gaston Fiorda khẳng định Việt Nam hiện là một trong những nền kinh tế mạnh nhất Đông Nam Á.