Giải pháp nào cho Việt Nam trong nỗ lực giảm phát thải?
Tại Hội nghị COP26, Chính phủ Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ mục tiêu phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050. Ngay say hội nghị này, một lộ trình tổng thể nhằm hiện thực hóa các mục tiêu khí hậu đã được Chính phủ vạch ra và kích hoạt những bước đi đầu tiên; trong đó có việc từng bước từ bỏ điện than, không xây dựng hoặc đầu tư nhà máy điện mới.
*Xu thế giảm phát thảiTheo Bộ Công Thương, nhiệt điện than hiện chiếm hơn 30% tổng công suất nguồn điện của toàn quốc và có vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia của Việt Nam. Đây là một trong những nguồn cung cấp điện chính, bên cạnh thủy điện để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, duy trì hệ thống vận hành ổn định.Thực hiện cam kết tại COP26, Bộ Công Thương cho hay, ngành năng lượng đã và đang trên lộ trình xanh hóa và giảm phát thải, giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, hướng đến một xã hội phát thải bằng 0 trong những thập kỷ tới. Theo dự thảo Quy hoạch Điện VIII của Bộ Công Thương trình Chính phủ, Việt Nam không phát triển thêm các nhà máy nhiệt điện than mới, đồng thời hạn chế tối đa phát triển thêm nhà máy mới tới năm 2045 và từng bước loại bỏ những nhà máy đã vận hành nhiều năm, công nghệ lạc hậu. Cụ thể, dự thảo Quy hoạch Điện VIII dự báo công suất cực đại đến 2030 khoảng 86.500-93.300 MW, năm 2045 khoảng 155.000-189.900 MW. Trên cơ sở đó, Bộ này kiến nghị lựa chọn phương án quy hoạch tổng công suất nguồn điện đến 2030 khoảng 146.000 MW và đến năm 2045 khoảng 343.000 MW. Trong đó đáng chú ý, so với tờ trình trước đó, nguồn điện than đến năm 2030 đã tiếp tục giảm khoảng 6.000 MW, điện khí giảm 17.800 MW; cùng đó tăng điện gió ngoài khơi 4.000 MW, thủy điện tích năng, lưu trữ tăng 1.500 MW...Quy hoạch đến năm 2045, điện than giảm khoảng 12.000 MW, điện khí LNG giảm 38.650 MW, đồng thời tăng điện gió ngoài khơi 18.000 MW.Như vậy so với Quy hoạch Điện VII điều chỉnh, công suất nhiệt điện than đã khoảng 14.800 MW.Việc chuyển dịch năng lượng theo hướng phát triển năng lượng xanh, sạch là đúng xu thế, song nhiều chuyên gia cho rằng cần tính toán một cách hợp lý, tăng thế nào và lộ trình ra sao để đảm bảo an ninh năng lượng cho quốc gia. Ông Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và Tăng trưởng xanh cho rằng, cần có tính toán kỹ trong lập quy hoạch và đảm bảo có nguồn điện mang tính "chắc chắn" trong đầu tư và vận hành trước khi xem xét đưa thêm các nguồn điện có tính thiếu ổn định cao. Trong dài hạn, với những biến động khó lường của giá than, giá dầu, cùng những tác động về biến đổi khí hậu thì các nguồn điện sạch sẽ có vai trò quan trọng. *Giải pháp nào thay thế cho thanĐiện than là một trong những nguồn cung quan trọng cho hệ thống điện, với những ưu điểm như độ tin cậy cao, làm việc liên tục, đóng góp trong phần nền của biểu đồ phụ tải. Mặt khác chi phí sản xuất điện thấp, an toàn... Tuy nhiên, mặt trái của loại hình năng lượng này là việc phát thải nhà kính và sự phụ thuộc vào sử dụng nhiên liệu hóa thạch...Để thay thế điện than, Việt Nam có thể sử dụng loại hình năng lượng nào trong tương lai? Đây là vấn đề được nhiều chuyên gia quốc tế thông tin. Ông Mathias Hollander, Quản lý cấp cao của Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu (GWEC) cho rằng, Việt Nam có lợi thế bờ biển cùng tiềm năng về năng lượng điện gió, đặc biệt là điện gió ngoài khơi. Nhờ có nguồn điện gió mạnh, các dự án điện gió ngoài khơi của Việt Nam có thể đạt hệ số công suất hơn 50%, tương đương với thủy điện.
"Việt Nam hoàn toàn thể hướng tới con số 10GW điện gió ngoài khơi ở mục tiêu đến năm 2030. Việc triển khai được nguồn năng lượng này sẽ giúp Việt Nam "an toàn" hơn trước những rủi ro của thị trường nguyên liệu thế giới vốn được dự báo nhiều biến động trong thời gian tới. Trong khi điện gió trên bờ và điện mặt trời đang chưa giải quyết được vấn đề lưu trữ)...", ông Mark Hutchinson, Chủ tịch nhóm công tác khu vực Đông Nam Á của GWEC khẳng định. Theo chia sẻ của đại diện Công ty Điện gió Lagan, hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có quy định, hướng dẫn chi tiết về việc cho phép khối tư nhân đầu tư lưới truyền tải điện. Nếu có quy định rõ ràng hơn, các nhà phát triển dự án có thể cân nhắc việc đầu tư toàn bộ hoặc một phần vào xây dựng đường dây/nâng cấp lưới điện với sự hợp tác chặt chẽ với đơn vị vận hành để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo các dự án có thể được thực hiện đúng thời hạn.Sự chậm trễ trong xây dựng và kết nối lưới điện, tính bất định trong việc bắt buộc cắt giảm công suất phát do cơ sở hạ tầng và quản lý nhu cầu chưa đủ đáp ứng có thể trở thành rủi ro lớn đối với nhà phát triển, khiến họ trì hoãn cam kết cho đến khi có thêm sự chắc chắn trong quá trình thực hiện.
Ông Stuart Livesey, Giám đốc Quốc gia của COP tại Việt Nam, Tổng giám đốc dự án điện gió ngoài khơi La Gàn cho hay, các dự án điện gió ngoài khơi quy mô lớn có thể tạo ra một lượng điện năng đáng kể với tỷ lệ khả dụng cao hơn so với các dạng năng lượng tái tạo trên bờ khác. Việc tăng cường sản xuất năng lượng từ gió ngoài khơi, và hướng tới kích thích phát triển kinh tế cho địa phương và đất nước, cần được hỗ trợ bằng việc nâng cấp lưới điện và cần được cân nhắc kỹ lưỡng từ sớm. Cần có kế hoạch chiến lược cụ thể và mức tài trợ thích hợp để cho phép hỗ trợ năng lượng nhiều hơn.Hiện nay, nhiều ngân hàng và tổ chức tài chính toàn cầu đã ưu tiên cấp vốn cho các dự án năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió ngoài khơi. Do đó, đối với các nhà phát triển giàu kinh nghiệm và có năng lực, việc huy động vốn sẽ thuận lợi hơn trong xu thế chung của toàn cầu nhằm mục tiêu giảm khí thải. Các quốc gia mà ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi đã phát triển cho thấy mức độ đầu tư cao vào công nghệ của ngành này.Trên toàn cầu, ngày càng có nhiều cam kết nhằm giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và giảm lượng khí thải carbon bằng cách thúc đẩy năng lượng tái tạo. Các chuyên gia cho rằng, cam kết mạnh mẽ của Việt Nam tại COP 26 về việc đạt phát thải carbon ròng bằng 0 vào năm 2050 là một mục tiêu đầy tham vọng nhưng có thể đạt được nếu có các khuôn khổ pháp lý và chính sách hỗ trợ phù hợp./Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Nhà máy nhiệt điện than lớn nhất của Australia sẽ đóng cửa sớm hơn dự kiến
16:09' - 17/02/2022
Nhà máy nhiệt điện than lớn nhất Australia là Eraring sẽ đóng cửa vào năm 2025 - sớm hơn vài năm so với kế hoạch ban đầu do chi phí sử dụng năng lượng tái tạo thấp.
-
Tài chính
Nhiều nước nhất trí ngừng cấp tín dụng xuất khẩu cho các nhà máy nhiệt điện than
20:41' - 22/10/2021
Ngày 22/10, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho biết hầu hết các nước thành viên đã nhất trí ngừng cung cấp tín dụng xuất khẩu cho các nhà máy nhiệt điện than.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiến nghị loại các dự án điện than chưa triển khai xây dựng ra khỏi Quy hoạch điện 8
19:33' - 23/09/2021
Hầu hết các dự án điện than mới sẽ sử dụng nguồn than nhập khẩu, trong khi đó giá than đang tăng phi mã.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự thảo Quy hoạch Điện VIII đã hạn chế thêm các dự án nhiệt điện than mới
11:45' - 18/09/2021
Bộ Công Thương cho hay, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, hiện nay, Bộ đang khẩn trương rà soát, phân tích và hoàn thiện toàn bộ nội dung của Dự thảo Quy hoạch điện VIII.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Giải đáp vướng mắc trong kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu
14:30'
Lĩnh vực hải quan luôn nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp vì đây là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại quốc tế, đảm bảo an ninh kinh tế, góp phần phát triển đất nước.
-
Doanh nghiệp
Khởi công xây dựng nhà máy amoniac xanh lớn nhất thế giới
08:02'
Với khoản đầu tư khoảng 4,4 tỷ riyal Qatar, tương đương 1,2 tỷ USD, dự án này được phát triển thông qua sự hợp tác giữa tập đoàn QatarEnergy và công ty phân bón Qatar (QFC).
-
Doanh nghiệp
Petrovietnam: “Một đội ngũ – Một mục tiêu” cho ngọn lửa năng lượng quốc gia luôn rực sáng
07:36'
Ngày 27/11/1961, Đoàn thăm dò dầu lửa 36 được thành lập, đánh dấu sự ra đời của ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam. Trải qua 63 năm phát triển, ngành Dầu khí đã thành một trụ cột kinh tế quan trọng.
-
Doanh nghiệp
VinFast có doanh số bán ô tô tăng 115% và doanh thu tăng hơn 49%
21:09' - 26/11/2024
Trong quý 3, VinFast đã bàn giao tổng cộng 21.912 xe điện, tăng 66% so với quý 2 và tăng 115% so với cùng kỳ năm 2023.
-
Doanh nghiệp
Canada khởi xướng điều tra chống lẩn tránh với sản phẩm sơ mi rơ moóc nhập khẩu từ Việt Nam
19:25' - 26/11/2024
Cơ quan Dịch vụ biên giới Canada (CBSA) thông báo khởi xướng điều tra chống lẩn tránh đối với sản phẩm sơ mi rơ moóc nhập khẩu từ Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
"Đại gia" Mỹ chi 2 tỷ USD cho trung tâm dữ liệu tại Nhật Bản
09:16' - 26/11/2024
Nhà cung cấp phần mềm kinh doanh của Mỹ - ServiceNow có kế hoạch đầu tư 2 tỷ USD vào Nhật Bản trong vài năm tới để mở rộng hoạt động trung tâm dữ liệu và văn phòng tại địa phương.
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận của các công ty bảo hiểm Hàn Quốc tăng mạnh
08:04' - 26/11/2024
Các công ty bảo hiểm tại Hàn Quốc đã chứng kiến lợi nhuận ròng kết hợp tăng vọt 13% trong 9 tháng tính từ đầu năm nay nhờ doanh số bán hàng và lợi nhuận đầu tư tăng do lãi suất cao.
-
Doanh nghiệp
Tập đoàn dầu khí Total tạm ngừng đầu tư vào Adani
07:55' - 26/11/2024
Tập đoàn dầu khí Total đã tuyên bố sẽ tạm dừng mọi khoản đầu tư mới đối với Tập đoàn Adani, Ấn Độ cho đến khi các cáo buộc hối lộ và gian lận của ban lãnh đạo Tập đoàn này được làm rõ.
-
Doanh nghiệp
63 năm ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam: "Giếng tổ" của khí công nghiệp
18:41' - 25/11/2024
Giếng khoan GK-61, nằm tại xã Đông Cơ, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, được biết đến như “Giếng tổ” trong ngành Dầu khí Việt Nam.