Giải pháp nào để hoàn thành mục tiêu điện khí hoá nông thôn?
Tại Hội thảo Phát triển năng lượng tái tạo góp phần thực hiện Chương trình Điện khí hoá nông thôn và tiếp cận năng lượng, do Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA) phối hợp cùng Nhóm Công tác về Biến đổi khí hậu Việt Nam (CCWG) tổ chức ngày 21/8, nhiều chuyên gia cho rằng năng lượng tái tạo là giải pháp quan trọng giúp hoàn thành mục tiêu điện khí hoá nông thôn, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế.
Theo ông Đinh Duy Phong, Phòng Điện khí hoá nông thôn (Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo), Chương trình điện khí hoá nông thôn Việt Nam giai đoạn 2013 - 2020 đặt mục tiêu đến năm 2020 đạt 100% số hộ dân nông thôn, vùng sâu, vùng xa được tiếp cận điện. Tính đến năm 2015, số xã chưa có điện mới được cấp là 40 xã (70,1%); số thôn, bản mới được cấp điện là 2.250 thôn, bản (90% mục tiêu); số hộ dân được cấp điện mới và cấp chính thức là 165.828 hộ (đạt 17,7%)... Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn nhiều khó khăn, thách thức. Trong khi đó, các giải pháp năng lượng tái tạo phân tán, độc lập, không nối lưới cho những vùng chưa có điện lưới đã chứng minh được tính hiệu quả kinh tế, xã hội được cộng đồng lựa chọn. Đây có thể coi như một giải pháp cụ thể giúp hoàn thành mục tiêu điện khí hoá nông thôn. Đặc biệt, lần đầu tiên tại huyện biên giới Tịnh Biên (An Giang), 2 ấp Vồ Bà và ấp Tà Lọt, xã An Hảo, trở thành ấp 100% năng lượng mặt trời. Theo PGS.TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (Trường đại học Cần Thơ), mô hình pin năng lượng mặt trời tại nhà là lựa chọn phù hợp với giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, dựa vào điều kiện sinh thái ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Ông Tuấn cho biết, bằng cách đi theo con đường phát triển năng lượng tái tạo từ các nguồn điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối, điện thuỷ triều, điện sóng biển, điện địa nhiệt… sẽ phù hợp với khu vực này. Thực tế, nếu tính chi phí – lợi ích lâu dài, thì giá điện từ nguồn năng lượng tái tạo không hề đắt hơn nhiệt điện than. Trong khi, phát triển nhiệt điện than ở vùng ĐBSCL rất đắt, giá thành thường tăng xấp xỉ 2%/năm. Tại Việt Nam, có 14 nhà máy than, nhưng chưa có cảng tiếp nhận than. Giá điện tái tạo nhìn có vẻ cao hơn, nhưng tương lai (trên dưới năm 2030) thì sẽ cân bằng, trong khi lại không gây hại môi trường. Bà Nguỵ Thị Khanh, Giám đốc GreenID, cơ quan điều phối VSEA cho biết, giải pháp để thực hiện hoàn thành mục tiêu Điện khí hoá nông thôn không chỉ về mặt kỹ thuật mà còn là cách thức tiếp cận nguồn lực tài chính, bởi đây là rào cản lớn nhất hiện nay đối với việc tiếp cận ứng dụng công nghệ, nhất là công nghệ xanh. Theo đó, các công nghệ đưa ra là các giải pháp như pin năng lượng mặt trời cũng như cách sử dụng tiết kiệm điện trong gia đình. "Để thực hiện chương trình này chúng tôi cũng mong sự chung tay của các nhà cung cấp tài chính, hoặc các chương trình phát triển Xanh cho Việt Nam, hỗ trợ cho các thành phố, các cộng đồng, hoặc là các nơi tiên phong thực hiện chương trình này, đặc biệt là các hộ gia đình. Về phía tổ chức, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn một chương trình để các hộ gia đình đồng hành cùng chương trình, và sẽ thực hiện ngay tại Hà Nội. Dự kiến sẽ có khoảng 100 hộ gia đình đầu tiên tại Hà Nội tham gia chương trình này" - bà Khanh thông tin. Đồng thời, đơn vị cũng sẽ thiết lập cổng thông tin công khai minh bạch để khi mọi người tham gia đều sẽ biết ai là người cung cấp tài chính, ai là người cung cấp các giải pháp công nghệ phù hợp... mọi thứ đều được hiển thị rõ ràng trên công thông tin này. Theo ông Antoine Vander Elst, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, năng lượng tái tạo không còn là giấc mơ hay là loại công nghệ đắt đỏ chỉ có ở các quốc gia giàu có. Nhờ sự phát triển của năng lượng tái tạo ở châu Âu và các nước khác, giá thành đã giảm đáng kể trong vài năm gần đây.Công nghệ năng lượng tái tạo ngày nay đáng tin cậy và rẻ hơn cả nhiên liệu hoá thạch, đặc biệt là khi cân nhắc tới các khía cạnh quan trọng như biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và sức khoẻ.
Năng lượng tái tạo góp phần tăng cường an ninh năng lượng (do giảm thiểu phụ thuộc vào năng lượng xuất khẩu) và cung cấp rất nhiều cơ hội nghề nghiệp. Tại Liên minh châu Âu có 2,2 triệu người làm việc trong lĩnh vực về năng lượng tái tạo, trải rộng khắp 90.000 doanh nghiệp trên 28 quốc gia./.Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Nhiều sự kiện quanh Tuần lễ Năng lượng tái tạo Việt Nam 2018
12:09' - 21/08/2018
Sự kiện này sẽ khởi đầu cho chuỗi sự kiện diễn ra từ ngày 21 đến 26/8/2018 tại 3 thành phố lớn là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo
13:09' - 21/06/2018
Hàng chục dự án và các cơ sở đào tạo trong nước đã được hỗ trợ, hưởng lợi để nâng cao năng lực đầu tư, thi công… cũng như đạo tạo nhân lực trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.
-
DN cần biết
EU nâng mục tiêu sử dụng năng lượng tái tạo
11:48' - 15/06/2018
Liên minh châu Âu (EU) ngày 14/6 đã đạt thỏa thuận tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng mức năng lượng tiêu thụ của khối lên 32% vào năm 2030, so với tỷ lệ 27% được đưa ra trước đó.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Việt Nam có đủ điều kiện để phát triển mạnh năng lượng tái tạo
17:55' - 06/06/2018
Theo báo cáo của Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) vào tháng 6/2017, tiềm năng kỹ thuật điện gió của Việt Nam là khoảng 215.000 MW, điện mặt trời khoảng 340.000 MW.
-
DN cần biết
Tỉnh Quảng Bình kêu gọi đầu tư vào năng lượng tái tạo
15:06' - 06/03/2018
UBND tỉnh Quảng Bình đang kêu gọi các công ty, đơn vị trong và ngoài nước quan tâm đầu tư năng lượng tái tạo-một trong những hướng phát triển bền vững và có nhiều tiềm năng, lợi thế ở địa phương này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
6 tháng, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 9,8%
11:14'
Bộ Tài chính bảo đảm không để xảy ra tình trạng đứt gãy, gián đoạn trong việc triển khai thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công trong giai đoạn sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp...
-
Kinh tế Việt Nam
Cảng cá hàng trăm tỷ chưa sử dụng đã “tắc luồng”
11:08'
Dự án cảng cá Cửa Nhượng tại xã Thiên Cầm (tỉnh Hà Tĩnh) được đầu tư hơn 280 tỷ đồng từ nguồn kinh phí bồi thường sự cố môi trường biển đến nay đã hoàn thành và chuẩn bị bàn giao.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thúc đẩy đầu tư nông nghiệp, xây dựng thương hiệu lúa Thủ đô
09:37'
Hà Nội chỉ đạo Sở Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương lập kế hoạch đầu tư đê điều, rà soát đất rừng, phát triển giống lúa mang thương hiệu Thủ đô, chuẩn bị cho nhiệm kỳ 2026–2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với các tập đoàn kinh tế lớn của Brazil
07:42'
Sáng 6/7 theo giờ địa phương, tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo các tập đoàn kinh tế hàng đầu Brazil.
-
Kinh tế Việt Nam
Mưa to, lũ lớn gây nhiều thiệt hại tại vùng núi phía Tây Nghệ An
18:59' - 06/07/2025
Một số gia đình phải di chuyển ra khỏi vị trí nguy hiểm đề phòng sạt lở, sụt trượt đất đá để đảm bảo an toàn.
-
Kinh tế Việt Nam
Nửa đầu năm 2025, Việt Nam đón gần 10,7 triệu lượt khách quốc tế
14:34' - 06/07/2025
Tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong nửa đầu năm 2025 đã tăng 20,7% so với cùng kỳ năm trước, vượt 25,7% so với cùng kỳ năm 2019 (thời điểm trước dịch COVID-19).
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Brazil mở ra kỷ nguyên mới trong hợp tác nông nghiệp
10:48' - 06/07/2025
Thủ tướng tin tưởng kết quả chuyến thăm lần này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho hợp tác nông nghiệp giữa hai nước, đưa nông nghiệp thành lĩnh vực đột phá của hợp tác song phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Truyền thông Brazil đưa tin đậm nét hoạt động của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Rio de Janeiro
10:45' - 06/07/2025
Theo Planalto, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Lula da Silva đều khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường hội nhập và bổ trợ giữa hai nền kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo nền tảng chiến lược để phát triển “siêu đô thị” Thành phố Hồ Chí Minh
10:44' - 06/07/2025
Việc tái cấu trúc đơn vị hành chính cấp tỉnh đang mở ra cơ hội lịch sử để kiến tạo một Thành phố Hồ Chí Minh với diện mạo không gian và địa giới mới.