Giải pháp nào để sản xuất công nghiệp giữ nhịp tăng trưởng?
Cụ thể, Tổng cục Thống kê cho biết, ngành chế biến, chế tạo tăng 3,6%; ngành khai khoáng tăng 4%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 4,1%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 8,3%.
Theo đó, một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong 7 tháng năm 2023 tăng cao so với cùng kỳ năm trước: đường kính tăng 32,3%; phân hỗn hợp N.P.K tăng 15,9%; xăng dầu tăng 13,2%; ti vi tăng 11,4%; vải dệt từ sợi nhân tạo tăng 8,9%; thuốc lá điếu tăng 8,6%; sơn hóa học và sữa tươi cùng tăng 6%.
Cùng với đó, sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 12,2%; khai thác quặng kim loại và sản xuất sản phẩm thuốc lá cùng tăng 8,6%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 7,6%; hoạt động thu gom, xử lý và tiêu huỷ rác thải; tái chế phế liệu tăng 7,3%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 6,4%. Tuy nhiên, tình hình kinh tế thế giới những tháng đầu năm 2023 gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng đến kết quả sản xuất công nghiệp trong nước. Tính chung 7 tháng năm 2023, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính giảm 0,7% so với cùng kỳ năm trước . Theo đó, chỉ số sản xuất công nghiệp của một số ngành giảm như: chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa giảm 6,9%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 6,8%; sản xuất xe có động cơ giảm 6,2%; sản xuất trang phục giảm 5,5%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học và sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác cùng giảm 4,3%. Ông Ngô Quang Trung, Cục trưởng Cục Công Thương địa phương cho biết, nguyên nhân cơ bản dẫn đến ảnh hưởng hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại tại các địa phương là về mặt thị trường. Hiện nay, do nhiều nguyên nhân, trong đó có ảnh hưởng từ kinh tế thế giới nên các doanh nghiệp gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ đối với các sản phẩm, tác động lớn đến đề sản xuất. Tiếp đến là sự chồng chéo của hệ thống văn bản pháp luật hiện nay vẫn còn tương đối lớn. Ngoài ra, vấn đề liên quan đến tổ chức các chuỗi tiêu thụ sản xuất và tiêu thụ kết nối từ trong nước và nước ngoài…Để đẩy mạnh sản xuất, lãnh đạo Tổng cục Thống kê đề xuất các địa phương cần tập trung rà soát, tháo gỡ thực chất những khó khăn, vướng mắc đối với từng doanh nghiệp, dự án, nhất là doanh nghiệp, dự án lớn trên địa bàn.
Từ đó, nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách địa phương và đề xuất Trung ương ban hành cơ chế, chính sách quốc gia để gỡ khó cho doanh nghiệp và thu hút đầu tư – nhất là vốn dân doanh.Cùng với đó, Bộ Công Thương sẽ tập trung mạnh hơn vào các giải pháp hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp, tiếp tục đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính cho các hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đồng thời, đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA), để tăng xuất khẩu, thông qua hướng dẫn áp dụng quy tắc xuất xứ, cấp giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi để khai thác các cơ hội từ các hiệp định.
Bên cạnh đó, ở trong nước, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục nâng cao khả năng cạnh tranh, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác và phát triển thị trường; triển khai các giải pháp kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy thương mại trong nước… Các chuyên gia kinh tế cũng chỉ ra rằng, trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn còn đang điều chỉnh, sắp xếp lại; đồng thời nhiều quốc gia tăng cường chính sách bảo hộ, rào cản thương mại rất cần doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật thông tin, dự báo tình hình thị trường... Trên cơ sở này, doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn phù hợp với diễn biên thị trường, cũng như tìm ra những giải pháp dài hạn trong sản xuất hướng đến mục tiêu bền vững. Mặt khác, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa hình thức xúc tiến thương mại phù hợp với những xu hướng toàn cầu. Theo đó, doanh nghiệp cần bắt kịp xu hướng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi công nghệ... mới đảm bảo tiêu chuẩn hàng hóa đáp ứng đa dạng thị trường./.Tin liên quan
-
Thị trường
Sản xuất công nghiệp của Nhật Bản bất ngờ lấy lại đà tăng trưởng
08:50' - 01/08/2023
Theo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI), chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của nước này trong tháng 6/2023 tăng 2% so với tháng trước, ghi nhận tăng trưởng sau hai tháng thu hẹp.
-
Kinh tế Việt Nam
Sản xuất công nghiệp nửa đầu năm 2023: Chật vật tìm đơn hàng và tiêu thụ sản phẩm
15:26' - 04/07/2023
Những khó khăn trong việc tìm kiếm đơn hàng và tiêu thụ sản phẩm trong nửa đầu năm 2023 đã khiến doanh nghiệp kim ngạch xuất khẩu của nhóm ngành chế biến, chế tạo giảm mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng thấp do đơn hàng giảm
11:42' - 02/07/2023
Tổng cục Thống kê cho biết, sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2023 đối mặt với nhiều khó khăn khi đơn hàng giảm, sức cầu yếu, chi phí đầu vào tăng cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Sản xuất công nghiệp gặp khó, doanh nghiệp kỳ vọng sớm hồi phục
15:12' - 15/06/2023
Những hạn chế của ngành công nghiệp tuy có cải thiện, nhưng chưa đáng kể. Công nghiệp hỗ trợ còn yếu; tỷ trọng doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo có trình độ kỹ thuật công nghệ cao còn thấp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Cân nhắc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường
13:05'
Sáng 9/5, các đại biểu Quốc hội tập trung vào các quy định liên quan đến nước giải khát có đường, xe điện, điều hòa và xăng...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Bố trí kinh phí chi trả cho người xin nghỉ và dôi dư trong quá trình sắp xếp
12:59'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo khẩn trương bố trí ngay kinh phí để chi trả cho người xin nghỉ theo chế độ và dôi dư trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy.
-
Kinh tế Việt Nam
Hướng đến ký kết Nghị định thư thứ hai nâng cấp Hiệp định ATIGA
12:02'
Sáng 9/5, Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đặc biệt lần thứ hai về đàm phán nâng cấp Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA) đã diễn ra theo hình thức trực tuyến.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị bổ sung vào Luật Doanh nghiệp các quy định cụ thể về thủ tục đăng ký vốn ban đầu
11:47'
Đề nghị bổ sung vào Luật Doanh nghiệp các quy định cụ thể về thủ tục đăng ký vốn ban đầu như: điều kiện, hồ sơ, định giá tài sản…để tăng tính minh bạch và có sự kiểm tra chặt chẽ ngay từ bước ban đầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định chế tài xử lý tình trạng "vốn ảo", "đăng ký khống vốn điều lệ"
10:57'
Sáng 9/5, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Sắp xếp, tổ chức chính quyền địa phương không để gián đoạn việc phục vụ nhân dân
10:55'
Sáng 9/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Yêu cầu ACV xử lý dứt điểm tình trạng nước mưa rò rỉ tại Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất
10:45'
Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất có giá trị đầu tư 11.000 tỷ đồng là một trong những công trình trọng điểm vừa được khánh thành và đi vào hoạt động từ ngày 19/4.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước về quy hoạch
10:05'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng 9/5, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội kiên quyết không để tồn tại hàng trăm dự án “treo”
09:28'
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã triển khai hàng loạt biện pháp đồng bộ nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc kéo dài của các dự án đầu tư công.