Giải pháp nào để tăng tỷ trọng xuất khẩu cho doanh nghiệp trong nước?
Bàn giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp trong nước trong khi hiện nay tỷ trọng tổng kim ngạch xuất khẩu thuộc về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV chiều 4/6, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, Bộ trưởng chỉ ra thực tế doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm tỷ trọng lớn, trên 73% do các doanh nghiệp này có lợi thế về vốn, công nghệ... nhiều năm nay. Thế nhưng, doanh nghiệp Việt Nam nguồn lực hạn chế, mới đang từng bước thâm nhập thị trường.
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, doanh nghiệp FDI sản xuất và xuất khẩu sản phẩm công nghiệp công nghệ cao nên giá trị vượt trội hơn so với các mặt hàng nông sản của doanh nghiệp trong nước. Doanh nghiệp FDI xuất khẩu cũng phù hợp với chủ trương giai đoạn đầu vì chỉ có thu hút đầu tư FDI mới có điều kiện để hội nhập, học tập về kinh nghiệm quản trị, chuyển giao công nghệ cũng như tiếp cận thị trường.
Tuy nhiên, mục tiêu của Việt Nam hội nhập không phải chỉ là đo đếm bằng các hiệp định thương mại tự do (FTA) hay đo đếm bằng các dự án nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư, kể cả đo đếm bằng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên hàng năm.
"Thước đo ở đây phải là đo bằng sức khỏe của nền kinh tế đất nước mà bằng sự hội nhập của chính doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Đây là mục tiêu lớn", Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định.
Tuy nhiên cũng phải thừa nhận doanh nghiệp nội của Việt Nam cũng đã vươn lên hội nhập tội nhờ sự tiếp cận và liên kết doanh nghiệp này. Bằng chứng là năm 2023 tỷ trọng xuất khẩu trong doanh nghiệp, khu vực doanh nghiệp nội giảm thấp hơn doanh nghiệp ngoại và 5 tháng đầu năm nay, tốc độ xuất khẩu, giá trị xuất khẩu tuyệt đối tăng gấp 2 lần mức tăng, tức 24% mức tăng của doanh nghiệp ngoại chỉ là 12%.Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp đang từng bước vươn lên chiếm lĩnh thị trường này, khai thác lợi thế Việt Nam đang có, là thành viên của các FTA và hưởng cơ chế ưu đãi của các hiệp định mang lại.
Để hỗ trợ doanh nghiệp Việt tăng xuất khẩu, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định sẽ chủ trương hỗ trợ doanh nghiệp tăng nguồn hàng chất lượng cao, ổn định để cạnh tranh doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt doanh nghiệp lớn, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản trị doanh nghiệp trong nước nhất là công nghiệp hỗ trợ. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đa dạng hóa hỗ trợ khai thác các FTA, hỗ trợ xuất khẩu qua thương mại điện tử. Hỗ trợ thông tin, hướng dẫn, cảnh báo doanh nghiệp ứng phó với những vụ việc phòng vệ nước ngoài một cách hiệu quả. Bộ Công Thương sẽ xây dựng thương hiệu cho nông sản. Trong thời gian qua việc xây dựng thương hiệu cho nông sản, Bộ Công Thương phối hợp các bộ ngành, địa phương tập trung hỗ trợ cho việc phát triển thương hiệu thực phẩm ở 3 cấp độ. Đặc biệt là thương hiệu ngành quy mô cấp toàn quốc trong chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại. Cùng đó là sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, quy mô cấp địa phương và thương hiệu sản phẩm quy mô cấp doanh nghiệp trong chương trình quốc gia Việt Nam. Hiện tại, Bộ Công Thương cũng đang phối hợp triển khai kế hoạch với 3 bộ. Các hoạt động hỗ trợ nêu trên đã góp phần đưa Việt Nam xuất khẩu đứng thứ 15 trên thế giới và đứng thứ 2 ở khu vực Đông Nam Á. Thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục nỗ lực để nâng cao nhận thức, vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết của việc xây dựng thương hiệu trong việc sản xuất, kinh doanh và đầu tư. Lý giải việc Bộ Công Thương làm gì để thúc đẩy địa phương thu hút doanh nghiệp tham gia chế biến nông sản, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ rõ: Vai trò của cơ giới hóa để nâng cao giá trị chế biến nông lâm thủy sản, phát triển nông nghiệp nông thôn, điều này được khẳng định trên thực tế những năm vừa qua và Việt Nam đã thu được rất nhiều kết quả. Thời gian qua, Bộ đã áp dụng nhiều giải pháp để ban hành chính sách quản lý cụm công nghiệp để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Cùng đó, triển khai các chương trình ưu đãi hỗ trợ phát triển công nghiệp địa phương, hỗ trợ doanh nghiệp cơ khí, doanh nghiệp địa phương học tập để nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ vào các khâu của quá trình sản xuất. Triển khai các nhiệm vụ được giao trong các chương trình mục tiêu quốc gia. Ở vùng sâu vùng xa, để thu hút đầu tư quan trọng nhất phải là vùng nguyên liệu nên phải quy hoạch được vùng trồng, vùng nuôi và áp dụng được công nghệ mới để sản phẩm xanh, sạch, đảm bảo chất lượng; nắm bắt nhu cầu của thị trường. Do đó, nhằm thu hút doanh nghiệp, địa phương phải dành nguồn lực đất đai, hạ tầng, sẵn sàng thu hút nhà đầu tư vào sản xuất. Bộ Công Thương nghiên cứu và đề xuất bổ sung, hoàn thiện chính sách để thu hút nhà đầu tư vào khu vực này. Một lĩnh vực quan trọng cũng được Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ ra tại phiên chất vấn là logistics có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng lực của doanh nghiệp. Do đó, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ ban ngành để phát triển logistics, giúp doanh nghiệp giảm chi phí, đã đạt được hiệu quả nhất định.Tuy nhiên, hiện nay logistics hiện còn một số hạn chế như nhận thức chồng chéo, cơ sở hạ tầng chưa thực sự đồng bộ, vấn đề chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, đội ngũ nhân lực...
Về giải pháp, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết sẽ phối hợp với hiệp hội, phát triển chỉ số logistics, có khuyến cáo về xuất nhập khẩu hàng ngày, đẩy mạnh xúc tiến thị trường...Đặc biệt, Bộ cũng sẽ tiếp tục làm tốt, tuyên truyền để hiệp hội doanh nghiệp hiểu đúng hiểu rõ hơn, tận dụng các FTA, tạo nguồn hàng chất lượng cao, đa dạng hóa xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất nhập khẩu qua thương mại điện tử, tăng cường hỗ trợ thông tin, có cảnh báo trong các vụ kiện phòng vệ thương mại.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội XV: Chống ngập úng đô thị phải giải quyết đồng bộ
16:41' - 04/06/2024
Trong phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra ngày 4/6, nguyên nhân gây ra ngập úng ở các đô thị, nhất là các đô thị lớn là một trong những nội dung được quan tâm.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Ngăn chặn sớm các rủi ro từ biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn
12:33' - 04/06/2024
Trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra góc nhìn, giải pháp đối với những vấn đề của ngành đang được dư luận, cử tri và các đại biểu quan tâm.
-
Kinh tế Việt Nam
Hôm nay, Quốc hội bắt đầu hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn
08:00' - 04/06/2024
Theo chương trình làm việc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội dành cả ngày 4/6 tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Thành phố Cần Thơ sẽ phát huy vai trò đầu tàu trong khu vực trên tất cả các lĩnh vực
18:50'
Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao và khẳng định thành tựu phát triển kinh tế -xã hội của Cần Thơ góp phần vào thành tựu chung của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng phấn đấu thu ngân sách gần 47.258 tỷ đồng từ nay đến cuối năm
18:48'
Kế hoạch 6 tháng cuối năm 2025, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng đạt 47.257,47 tỷ đồng; trong đó thu nội địa đạt 18.988,32 tỷ đồng, thu xuất nhập khẩu đạt 25.259,16 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Mỹ áp thuế 50% với đồng nhập khẩu: Tác động ra sao tới thị trường trong nước?
17:20'
Giới chuyên môn nhìn nhận xu hướng tăng thuế từ phía Mỹ không gây ra những lo ngại đáng kể.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Chính quyền địa phương 2 cấp phải vận hành thông suốt và đồng bộ
14:22'
Thủ tướng yêu cầu chính quyền địa phương 2 cấp phải vận khẩn trương, hiệu quả, với phương châm “làm việc nào dứt việc đấy, làm việc nào ra việc đấy; tạo sự thông suốt, chuyên nghiệp và đồng bộ”.
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 - vòng đối thoại địa phương
14:11'
Sáng 13/7, tại Lạng Sơn, Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam chủ trì tổ chức Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 - vòng đối thoại địa phương, Cụm miền núi Đông Bắc Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố ĐBSCL
10:45'
Sáng 13/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị tại Cần Thơ, bàn về chính quyền địa phương 2 cấp, tiến độ dự án giao thông trọng điểm và Đề án phát triển 1 triệu ha lúa tại ĐBSCL.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá
09:27'
Trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội đã đón khoảng 15,56 triệu lượt khách du lịch, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
09:08'
Trong tuần qua, kinh tế Việt Nam có các thông tin nổi bật như xe máy xăng sẽ không được chạy trong Vành đai 1 từ 1/7/2026, chỉ số VN30 lập đỉnh lịch sử, Vietnam Airlines đón hành khách thứ 350 triệu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ùn tắc giao thông kéo dài, BOT cầu Rạch Miễu liên tục xả trạm
19:34' - 12/07/2025
Chiều 12/7, Trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu đã tiến hành xả trạm nhiều lần để giảm ùn tắc kéo dài theo yêu cầu của Cảnh sát giao thông.