Kỳ họp thứ 7, Quốc hội XV: Chống ngập úng đô thị phải giải quyết đồng bộ
Trước tình trạng mất dần các ao, hồ thay vào đó là các công trình bê tông cũng như các khu dân cư lấn chiếm ao hồ cần có giải pháp căn cơ để khắc phục.
Đăng đàn trả lời chất vấn về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho rằng, muốn chống ngập úng đô thị cần giải quyết một cách đồng bộ. Đồng thời, Bộ trưởng cũng ghi nhận thực tế, trong quá trình phát triển nhiều ao hồ tự nhiên đã bị lấp và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ngập úng đô thị thời gian qua.
Tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh nhưng quy hoạch lại chưa được làm bài bản; trong đó có quy hoạch đánh giá tác động môi trường. Quy hoạch chủ yếu là về quy hoạch phát triển đô thị, hạ tầng, dịch vụ, dân cư… nhưng lại chưa tính thật sâu, thật sát và hướng đến định hướng lâu dài.
Trước đây các đô thị ít ngập hơn bởi có ao, hồ làm điều tiết, tích trữ nước khi mưa lớn. Sau đó, các hệ thống thoát nước chảy chưa kịp thì ao, hồ là nơi tích lũy. Trong khi đó, hiện mật độ xây dựng quá dày đặc cũng gây ngập úng đô thị. Thêm vào đó, hệ thống chứa, thoát nước của đô thị chưa đảm bảo khi có lưu lượng mưa lớn...
Như vậy, muốn chống ngập úng đô thị cần giải quyết một cách đồng bộ. Trong các khu đô thị mới, khu vực phát triển mới cần giữ ao, hồ để vừa có cảnh quan, vừa là những nơi để tích trữ nước khi mưa lớn để chống gây tràn, ngập úng cho đô thị. Bên cạnh đó, cần có nghiên cứu quy hoạch, xây dựng đô thị một cách bài bản; trong đó, đề nghị phải nâng cấp các hệ thống thoát nước của đô thị, đặc biệt là những đô thị lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cần có một hệ thống thoát nước đồng bộ.
Tham gia trả lời chất vấn với tư cách thành viên Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị nhận định, tình trạng ngập úng đô thị hiện nay diễn ra rất phức tạp. Bộ Xây dựng cho rằng có một số nguyên nhân; trong đó có tác động của điều kiện tự nhiên, biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt.
Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, dẫn đến nhu cầu xây dựng tăng cao; trong đó có việc san lấp ao hồ, kênh rạch dẫn đến diện tích bề mặt ngày càng được bê tông hóa khiến khả năng thoát nước, tiêu thoát nước tự nhiên hay khả năng thẩm thấu tự nhiên bị giảm xuống.
Cùng đó, công tác quy hoạch cũng chưa đảm bảo trong khâu dự báo cũng như đáp ứng yêu cầu về phòng, chống ngập úng đô thị. Ngoài ra, việc triển khai quy hoạch và công tác lập, thực hiện các dự án đầu tư theo quy hoạch cũng chưa đáp ứng yêu cầu. Một mặt nữa còn do cả ý thức của người dân và tình trạng rác thải cản trở dòng chảy thoát nước…
Trước thực trạng này, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, giải pháp trong thời gian sắp tới được Bộ Xây dựng xác định là tiếp tục hoàn thiện pháp luật và cơ chế, chính sách liên quan đến thoát nước, xử lý nước thải; trong đó, tập trung xây dựng Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, Luật Cấp, thoát nước cũng như Luật Quản lý phát triển đô thị và hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức liên quan đến xử lý nước thải.
Giải pháp nữa được Bộ Xây dựng chú trọng là nâng cao chất lượng lọc, quản lý, quy hoạch, xây dựng quy hoạch đô thị; đồng thời, tập trung nguồn lực để xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị đảm bảo thoát nước cũng như xử lý nước thải đô thị; tiếp tục rà soát, tập trung hướng dẫn, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra các địa phương triển khai quy hoạch cũng như quy định pháp luật trong xử lý nước thải, cấp, thoát nước thải đô thị.
Trước sự quan tâm của các đại biểu về sử dụng cát biển làm vật liệu xây dựng, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, Bộ Xây dựng đã xây dựng và ban hành cũng như chuyển các cơ quan có thẩm quyền ban hành tương đối đầy đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn hướng dẫn kỹ thuật cũng như các định mức kinh tế - kỹ thuật về xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao làm nguyên liệu để sản xuất vật liệu xây dựng và trong công trình xây dựng.
Hệ thống này bao gồm 19 tiêu chuẩn, 1 quy chuẩn, 7 chỉ dẫn kỹ thuật và 3 định mức kinh tế kỹ thuật cho các lĩnh vực như làm nguyên liệu sản xuất xi măng, vữa xây, bê tông, bê tông đầm lăn và đất làm vật liệu đường giao thông cũng như trong vật liệu san lấp. Hiện nay, tiêu chuẩn về sản phẩm cát nghiền để làm vật liệu xây dựng thay thế cũng đã ban hành tiêu chuẩn cát nghiền cho bê tông và vữa cũng như ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa, vật liệu xây dựng; trong đó có cát nghiền.
Đối với cát nhiễm mặn, Bộ Xây dựng cũng đã xây dựng và ban hành tiêu chuẩn về cát nhiễm mặn cho bê tông và vữa cũng như ban hành cấp phối, tái chế chất thải rắn, xây dựng để làm móng đường giao thông, đô thị. Riêng đối với cát nhiễm mặn làm vật liệu san lấp đường giao thông hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì xây dựng Đề án nghiên cứu đánh giá cũng như thí điểm sử dụng cát biển để đắp nền đường.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Ngăn chặn sớm các rủi ro từ biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn
12:33' - 04/06/2024
Trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra góc nhìn, giải pháp đối với những vấn đề của ngành đang được dư luận, cử tri và các đại biểu quan tâm.
-
Kinh tế Việt Nam
Tuần làm việc thứ 3, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Trọng tâm là hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn
08:51' - 02/06/2024
Tuần làm việc thứ 3 của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV (từ ngày 3-8/6/2024) sẽ diễn ra nhiều nội dung quan trọng, trong đó điểm nhấn nổi bật là hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20' - 23/11/2024
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09' - 23/11/2024
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.
-
Kinh tế Việt Nam
Ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
16:07' - 23/11/2024
Thực tế cho thấy, pháp luật hiện hành chưa tách bạch, phân định rõ chức năng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp đang sử dụng vốn nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghiệp công nghệ số
16:03' - 23/11/2024
Nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ số đang trở thành xu thế mới và ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiến kế cho Vĩnh Phúc trong thực hiện xanh hóa kinh tế
15:04' - 23/11/2024
Ngày 23/11, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao sự đóng góp của các doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại Việt Nam - Malaysia
13:39' - 23/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, hoan nghênh các doanh nghiệp của Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khai trương đường bay Hà Nội – Kuala Lumpur
13:38' - 23/11/2024
Việc mở đường bay mới diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, mở ra cơ hội hợp tác và phát triển mới.