Giải pháp nào để thúc đẩy xuất khẩu nông sản?
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2018 là năm bản lề có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm 2016 – 2020 của ngành. Mục tiêu ngành nông nghiệp đặt ra trong năm 2018 là tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành tăng khoảng 3%, kim ngạch xuất khẩu đạt 40 tỷ USD.
Tuy nhiên, theo ông Trần Văn Công, Phó cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện công tác xúc tiến thương mại nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do sự gia tăng bảo hộ của các nước đối với sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp trong nước, kể cả các nước lớn như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU…Do đó, các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm của các nước nhập khẩu ngày càng cao.
Việc đàm phán mở cửa các thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam vào các thị trường gặp rất nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian (5-7 năm). Sự cạnh tranh các mặt hàng nông nghiệp về giá, chất lượng, mẫu mã, an toàn thực phẩm ngày càng lớn… Để đạt được kết quả trên, nhiệm vụ trọng tâm trong xúc tiến thương mại năm 2018 được ngành nông nghiệp đặt ra là nâng cao năng lực nghiên cứu, phân tích, dự báo cung cầu thị trường nông sản nhằm cung cấp kịp thời cho các doanh nghiệp và người sản xuất có giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu.Đồng thời, tiêu thụ kịp thời nông sản; tăng cường công tác thông tin truyền thông, tuyên truyền quảng bá các sản phẩm chủ lực của Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm, các thị trường tiềm năng.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh kết nối các doanh nghiệp nông nghiệp trong và ngoài nước thông qua các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản; tiếp tục tập trung tháo gỡ rào cản kỹ thuật, giải quyết vướng mắc sản phẩm thủy sản; tháo gỡ khó khăn về cơ chế thanh toán trong xuất khẩu sản phẩm gạo và một số nông sản khác với châu Phi, Trung Đông…Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, sản xuất của ngành nông nghiệp nước ta đã cung vượt cầu, vì vậy, nhiệm vụ quan trọng là việc mở rộng tối đa thị trường toàn cầu cùng với những sản phẩm nông sản có chất lượng cao nhất.
Chia sẻ về thị trường Nhật Bản, ông Tạ Đức Minh, Tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật Bản cho biết, thị trường Nhật Bản đánh giá cao nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam, đặc biệt là các loại trái cây như xoài, chuối...Với việc lô thịt gà được xuất khẩu sang Nhật Bản đã chứng minh cho sản phẩm nông sản của Việt Nam đã có “phép thử” tại thị trường khó tính này. Đây là thị trường có nhu cầu lớn về thịt gà và cũng có nhiều đơn vị chào hàng, do đó, cần đẩy mạnh tiếp cận các nhà nhập khẩu của Nhật Bản để phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường.
Tuy nhiên, theo ông Tạ Đức Minh, giá cả xuất khẩu các mặt hàng nông sản sang thị trường vẫn còn cao, nhất là trái cây do sản phẩm dễ bị hỏng và khâu vận chuyển vẫn còn khá tốn kém. Vì vậy, cần có giải pháp giảm chi phí vận chuyển để tăng sức cạnh tranh. Với thị trường Nhật Bản, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường “đặt hàng” tham tán tại Nhật Bản nghiên cứu để xuất khẩu trứng, tìm hiểu về công nghệ bảo quản hoa quả có múi của Nhật Bản, bởi chúng ta đang phát triển quá nhanh các loại trái cây này. Bà Nguyễn Hoàng Thúy, Thám tán thương mại Việt Nam tại Australia cho biết, việc mở cửa thị trường ở Australia gặp nhiều khó khăn và kéo dài, ví dụ quả vải kéo dài tới 12 năm. Vì vậy, cần tìm giải pháp làm thế nào để rút ngắn quá trình đàm phán.Tham tán thương mại tại Australia cũng đề nghị cần có sự phối hợp thông tin giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với tham tán nhằm có sự phối hợp thực hiện tốt các chương trình đàm phán.
Với thị trường Australia, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, việc xuất khẩu tôm nguyên con là rất quan trọng. Thị trường này không lớn nhưng nếu mở cửa được sản phẩm này, chúng ta có thể mở cửa được nhiều thị trường khác, sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Mong muốn Tham tán Việt Nam tại Australia cần giúp Bộ trao đổi thông tin với nước bạn. Với vai trò và sứ mệnh của mình, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường mong muốn, các tham tán không chỉ đi bán hàng, ngành nông nghiệp cần nhiều thông tin, công nghệ, văn hóa, xu hướng thị trường… Những thông tin đó của các tham tán sẽ vô cùng quan trọng đối với ngành nông nghiệp trong mở cửa, phát triển thị trường xuất khẩu. Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng đề nghị, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần cung cấp thông tin như: các định hướng lớn, sản phẩm nông sản, việc đàm phán mở cửa thị trường để trên cơ sở đó cho các tham tán thương mại tại các nước có thông tin làm việc hỗ trợ cho sự phát triển.Bên cạnh đó, đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tích cực phối hợp với Bộ Công Thương trong việc tham gia mở rộng thị trường, các hội chợ triển lãm tại các nước.
Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng đề nghị, tham tán thương mại các nước thường xuyên cung cấp thông tin, đặc biệt là các thông tin thị trường, phân tích về thị trường để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có định hướng xuất khẩu vào những thị trường nào có lợi thế hơn.Các tham tán thương mại cũng cần thường xuyên chủ động để phối hợp để làm tốt hơn nhiệm vụ xúc tiến thương mại, hỗ trợ xúc tiến đầu tư, tăng cường trao đổi thông tin thị trường để tạo ra những sản phẩm nông nghiệp đáp ứng được các yêu cầu của các quốc gia khó tính…
Theo Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng, các tham tán cần tìm hiểu công nghệ mới của các nước, để giới thiệu, chuyển giao về cho doanh nghiệp Việt Nam, giúp nông sản Việt có thể tăng chế biến, bảo quản tốt, tăng giá trị gia tăng./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
"Đầu tàu" trong kết nối tiêu thụ nông sản sạch - Bài 2: Thúc đẩy kết nối giao thương
08:08' - 06/02/2018
Nhiều địa phương trên cả nước có các sản phẩm nông nghiệp chất lượng tốt, song khâu tiêu thụ lại khó khăn.
-
Kinh tế & Xã hội
"Đầu tàu" trong kết nối tiêu thụ nông sản sạch - Bài 1: Phát triển chưa xứng tầm
08:01' - 06/02/2018
Với hơn 10 triệu dân đang sinh sống và hàng năm đón khoảng trên 21 triệu lượt khách du lịch, Hà Nội cần lượng lương thực, thực phẩm an toàn rất lớn.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhiều nông sản tăng giá do nhu cầu Tết
18:44' - 04/02/2018
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 1/2018, thị trường lúa gạo tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trầm lắng, đa số các địa phương đã hết lúa tươi, giá lúa ít biến động.
-
Doanh nghiệp
T&T ra mắt thương hiệu nông sản an toàn T.Vita
14:59' - 22/01/2018
T.Vita sẽ tổ chức vận hành sản xuất và phân phối theo chuỗi khép kín, tích hợp công nghệ cao trong trồng trọt và chế biến, nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
-
Hàng hoá
Hàng nông sản Việt Nam xuất sang Hàn Quốc tăng mạnh từ khi FTA có hiệu lực
12:50' - 21/01/2018
Hàng nông sản của Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc đã tăng 34% trong vòng 2 năm qua, sau khi thỏa thuận thương mại tự do (FTA) giữa hai nước chính thức có hiệu lực từ tháng 12/2015.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
08:11'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.