Giải pháp nào hạn chế tình trạng địa phương xin điều chỉnh dự toán vay lại?
Bộ Tài chính vừa có văn bản số 13094/BTC-QLN báo cáo Chính phủ về nguyên nhân của tình trạng có nhiều địa phương đề nghị điều chỉnh dự toán vay lại năm 2023; đồng thời, đề xuất Chính phủ một số giải pháp để hạn chế tình trạng này trong thời gian tới.
Theo Bộ Tài chính, tính đến ngày 31/8, có 33 địa phương đề nghị điều chỉnh dự toán vốn vay lại dẫn đến thay đổi mức vay của từng địa phương so với mức được Quốc hội đã quyết định. Cụ thể, có 27 địa phương đề nghị giảm dự toán vay lại, với tổng số đề nghị giảm là 5.565,149 tỷ đồng; 6 địa phương đề nghị tăng dự toán vay lại, với tổng số đề nghị tăng là 349,344 tỷ đồng. Nội dung điều chỉnh này đã được Bộ Tài chính tổng hợp và báo cáo Chính phủ. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 170/NQ-CP ngày 18/10/2023; trong đó, thông qua nội dung báo cáo của Bộ Tài chính và giao Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Báo cáo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội theo quy định. Ngày 23/10/2023, Chính phủ đã có Tờ trình báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nội dung trên. Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội đã họp thẩm định nội dung này. Hiện nay, Bộ Tài chính đang chờ ý kiến thẩm định chính thức từ Ủy ban Tài chính ngân sách. Qua tổng hợp từ các địa phương, báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, nguyên nhân của việc xin điều chỉnh giảm kế hoạch vốn vay lại của các địa phương là do địa phương có các dự án chưa hoàn thành thủ tục đầu tư (chưa ký Hiệp định vay, Hiệp định chưa có hiệu lực hoặc đang điều chỉnh chủ trương đầu tư, sử dụng vốn dư); các dự án đã kết thúc, hết thời hạn giải ngân hoặc không còn nhu cầu giải ngân, phần vốn tỉnh chưa phân bổ; các dự án điều chỉnh giảm để phù hợp với kế hoạch vốn cấp phát được giao hoặc phù hợp với nhu cầu và tiến độ triển khai dự án; các dự án gặp vướng mắc về giải phóng mặt bằng, đấu thầu… nên không giải ngân được hết kế hoạch vốn, nhóm nguyên nhân này mang tính chất chủ quan do các địa phương, chủ dự án không thực hiện tốt các khâu chuẩn bị dự toán như đền bù giải phóng mặt bằng, đấu thầu, thiết kế,…dẫn đến việc chậm trễ trong giải ngân dự án. Trong số các nhóm dự án xin điều chỉnh giảm dự toán vay lại, nhóm các dự án chưa hoàn thành thủ tục đầu tư là nhóm chiếm số tiền lớn nhất (47% tổng số tiền đề xuất giảm); nhóm các dự án đã kết thúc, hết thời hạn giải ngân hoặc không còn nhu cầu giải ngân, phần vốn tỉnh chưa phân bổ là nhóm có số tiền lớn thứ hai (23% tổng số tiền đề xuất giảm) và có số địa phương xin điều chuyển nhiều nhất. Ngược lại, một số địa phương xin điều chỉnh tăng kế hoạch vốn vay lại là do các tỉnh có dự án sẽ hết thời hạn giải ngân trong năm 2023 nên cần bổ sung kế hoạch vốn đề giải ngân; các tỉnh xin bổ sung kế hoạch vốn để phù hợp với tiến độ triển khai trong năm 2023 của các dự án. Để hạn chế tình trạng xin điều chỉnh dự toán vay lại trong thời gian tới, Bộ Tài chính đề nghị các địa phương cần đánh giá đúng khả năng giải ngân của các dự án để đề xuất giao kế hoạch vốn phù hợp, đặc biệt là các dự án đang có khó khăn, vướng mắc, các dự án đang phải điều chỉnh chủ trương đầu tư, kiên quyết loại bỏ các dự án không có khả năng giải ngân. Đối với các dự án có năm kế hoạch là năm giải ngân cuối cùng cần đánh giá khối lượng công việc còn lại, khả năng hoàn thành trong năm kế hoạch để đề xuất số vốn giao kế hoạch vốn phù hợp do các dự án này chiếm tỷ lệ trả kế hoạch vốn khá cao. Các địa phương cần nâng cao chất lượng của khâu chuẩn bị dự án để đảm bảo các dự án khi đã được cấp phép có thể triển khai đúng kế hoạch đề ra. Bộ Tài chính cũng thẳng thắn đề nghị Tp. Hồ Chí Minh nghiêm túc rà soát lại cách thức lập kế hoạch vốn để đảm bảo hiệu quả, phù hợp bởi Tp. Hồ Chí Minh là địa phương trả lại dự toán nhiều nhất, chiếm 50% tổng số kế hoạch vốn trả lại. Riêng đối với UBND thành phố Hà Nội, ngay sau khi Ủy ban Tài chính Ngân sách họp thẩm định nội dung này, ngày 31/10/2023, UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản đề nghị không tăng dự toán vốn vay lại như đề xuất trước đó mà xin giảm dự toán vay lại. Bộ Tài chính đề nghị UBND thành phố Hà Nội cần nghiêm túc rút kinh nghiệm về rà soát điều chỉnh kế hoạch vốn, nắm rõ khó khăn, vướng mắc và tình hình triển khai của các dự án trên địa bàn để đảm bảo nhất quán, phù hợp trong việc xây dựng và đề xuất điều chỉnh kế hoạch vốn. Đối với các Bộ tổng hợp, Bộ Tài chính đề xuất hạn chế việc giao kế hoạch vốn đầu tư công kéo dài nguồn nước ngoài để tránh tình trạng thiếu kế hoạch vốn vay lại. Đồng thời, thận trọng hơn trong việc giao kế hoạch vốn với các dự án mới chưa ký Hiệp định vay, tránh việc đề xuất kế hoạch vốn cao hơn khả năng.- Từ khóa :
- dự án
- Bộ Tài chính
- địa phương
- Chính phủ
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị Bộ Tài chính xem xét 5 nhóm vấn đề tháo gỡ vướng mắc cho cơ quan báo chí
14:02' - 29/11/2023
Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, giải quyết một số khó khăn, vướng mắc trong quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập...
-
Tài chính
Bộ Tài chính: Thị trường bảo hiểm sẽ được minh bạch
19:12' - 13/11/2023
Trong thời gian tới, thị trường bảo hiểm sẽ được minh bạch; đồng thời, chất lượng tư vấn bảo hiểm sẽ được nâng cao để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người tham gia bảo hiểm.
-
Tài chính
Bộ Tài chính thúc giải ngân nhanh vốn đầu tư tại một số tỉnh
16:03' - 05/11/2023
Tổ công tác số 5 do Bộ trưởng Bộ Tài chính làm tổ trưởng vừa có cuộc kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công tại 3 tỉnh Gia Lai, Kon Tum và Đồng Nai.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Fitch hạ triển vọng tín nhiệm hệ thống ngân hàng Mexico
08:58'
Theo chuyên gia Tapia, trong ngắn hạn, lợi nhuận của các ngân hàng Mexico có thể sẽ giảm do tăng trưởng tín dụng chậm lại trong khi chi phí tín dụng gia tăng.
-
Tài chính
Bỏ thuế khoán: Hộ kinh doanh sắp được phân 4 nhóm mới
18:55' - 02/07/2025
Cục Thuế cho biết hộ kinh doanh sẽ được phân loại theo 4 nhóm doanh thu sau khi bỏ thuế khoán từ năm 2026 nhau nhằm minh bạch hóa nghĩa vụ tài chính, tạo công bằng giữa các thành phần kinh tế.
-
Tài chính
Chi tiết 25 cơ sở thuế trực thuộc Cục Thuế Hà Nội
17:13' - 02/07/2025
Tên gọi, trụ sở và địa bàn quản lý của thuế cơ sở thuộc Thuế TP Hà Nội được quy định tại Quyết định 1378/QĐ-CT ngày 30/6/2025 của Cục thuế.
-
Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân thay thế trình Quốc hội vào tháng 10/2025
17:02' - 02/07/2025
Đồng thời, bổ sung các quy định liên quan đến cho phép được giảm, trừ một số khoản đặc biệt để thúc đẩy sự phát triển, hỗ trợ người dân trong việc trong lĩnh vực như trong lưu vực giáo dục, y tế.
-
Tài chính
Cập nhật chi tiết 29 chi cục thuế cơ sở thuộc Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh
16:29' - 02/07/2025
Tên gọi, trụ sở và địa bàn quản lý của thuế cơ sở thuộc Thuế TP Hồ Chí Minh được quy định tại Quyết định 1378/QĐ-CT ngày 30/6/2025 của Cục thuế.
-
Tài chính
129 đơn vị hành chính cấp xã của Ninh Bình sau sắp xếp, hợp nhất.
11:12' - 02/07/2025
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sắp xếp để thành lập 129 đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Ninh Bình.
-
Tài chính
Hàn Quốc tách siêu bộ, tái cấu trúc quản lý tài chính
07:43' - 02/07/2025
Theo Ủy ban Kế hoạch các vấn đề Nhà nước Hàn Quốc hôm 2/7, Bộ Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc sẽ được tách thành hai bộ là Bộ Kế hoạch và Ngân sách, Bộ Chiến lược và Tài chính.
-
Tài chính
Không gián đoạn thủ tục thuế trong ngày đầu vận hành mô hình tổ chức hai cấp
20:06' - 01/07/2025
Theo thông tin từ Cục Thuế trong ngày làm việc đầu tiên theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp, bộ máy tổ chức mới vận hành tương đối ổn định.
-
Tài chính
Tổng thống D. Trump cân nhắc áp thuế mới đối với Nhật Bản
10:12' - 01/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 30/6 để ngỏ khả năng áp mức thuế mới đối với Nhật Bản liên quan tới việc quốc gia châu Á này hạn chế nhập khẩu gạo từ Mỹ.