Giải pháp nào hỗ trợ hiệu quả cho lưu thông hàng hóa và tiêu thụ nông sản?
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Anh Tuấn cho rằng, dịch COVID-19 diễn biến rất phức tạp, tốc độ lây lan nhanh chóng ở các tỉnh, thành phố. Đại dịch đã tác động, làm ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người dân, làm đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa thiết yếu…
Vì vậy, cần có giải pháp hỗ trợ lưu thông, cung ứng hàng hóa cho các địa phương vùng dịch; đồng thời, có phương án hỗ trợ các hộ nông dân phân phối nông sản, hàng hoá đặc sản địa phương lên các sàn thương mại điện tử.
Đây là nội dung của buổi làm việc giữa Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải với Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Anh Tuấn để bàn về các giải pháp lưu thông, cung ứng hàng hóa cho các địa phương vùng dịch.
Đây cũng là giải pháp mà Bộ Công Thương chú trọng khi thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Nhằm tháo gỡ khó khăn cho khâu lưu thông, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, theo Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn cần duy trì đội ngũ giao hàng (shipper) để đảm bảo thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch bệnh, vừa đảm bảo phát triển kinh tế xã hội.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn đề nghị Bộ Công Thương phối hợp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp bưu chính tham gia sâu hơn vào khâu lưu thông, phân phối hàng hóa, nhất là trong việc ưu tiên, tạo “luồng xanh” cho lưu thông hàng hóa thiết yếu.
Ngoài ra, Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn cũng đề xuất phối hợp cùng hỗ trợ, đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử; thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn; phối hợp thông tin, tuyên truyền để có những chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt, chính xác và kịp thời.
Lắng nghe những đề xuất của Bộ Thông tin và Truyền thông, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho hay, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị liên quan của Bộ phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp đảm bảo việc cung ứng hàng hóa nhất là hàng hóa thiết yếu cho nhu cầu của người dân và đẩy mạnh hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa nông sản.
Đối với việc tạo “luồng xanh” ưu tiên cho lưu thông hàng hóa thiết yếu, Thứ trưởng cho hay, ngay từ làn sóng COVID-19 lần thứ tư xuất hiện, Bộ Công Thương đã ban hành nhiều văn bản nhằm tháo gỡ cho khâu lưu thông.
Không chỉ Bộ Công Thương, mới đây Bộ Y tế, Bộ Giao thông cũng liên tiếp ra văn bản, chỉ đạo tạo luồng ưu tiên cho xe vận chuyển hàng hóa thiết yếu.
Gần đây nhất ngày 8/7, Bộ Công Thương cũng ra văn bản, đề nghị tạo luồng “ưu tiên đặc biệt” cho các phương tiện vận tải hàng hóa thiết yếu phục vụ chống dịch…
Tuy nhiên, tại một số địa phương, việc áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg vẫn chưa thống nhất, chưa đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, chưa đúng với nội dung tinh thần của Chỉ thị.
Do đó, Bộ Công Thương đã có văn bản báo cáo, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục "hàng hóa cấm lưu thông" thay vì Danh mục "hàng hóa thiết yếu”.
Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, Bộ Công Thương nhất trí cao với đề xuất duy trì đội ngũ giao hàng (shipper). Thế nhưng, để duy trì đội ngũ này, cần sự chung tay của các sàn thương mại điện tử, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong việc thống kê nhân lực giao hàng của từng đơn vị. Từ đó, tập trung ưu tiên tiêm vaccine cho đội ngũ này, đảm bảo tuân thủ các quy định về phòng chống dịch.
Ngoài ra, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng đánh giá cao hiệu quả hoạt động của VnPost (Tổng công ty Bưu điện Việt Nam), Viettel post (Tổng Công ty Bưu chính Viettel post) trong việc triển khai các điểm bán hàng bình ổn giá, vận chuyển hàng hóa... tại các địa phương có dịch.
Ngay từ đầu, hai đơn vị này đã vào cuộc và nhanh chóng đưa các chuyến xe lưu động vào tâm dịch. Nhờ thế, việc cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân cũng bớt căng thẳng hơn.
Liên quan đến đề xuất “phối hợp cùng hỗ trợ, đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng, việc tăng cường mua - bán hàng trực tuyến là giải pháp hiệu quả nhất trong bối cảnh dịch bệnh, góp phẩn đảm bảo nguồn cung hàng hóa.
Vì vậy, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số làm đầu mối, phối hợp với các Cục, Vụ chức năng làm việc với các đơn vị của Bộ Thông tin và Truyền thông để thống nhất các phương án cung ứng hàng hóa cho các địa phương vùng dịch, hỗ trợ các hộ nông dân phân phối hàng hóa lên sàn thương mại điện tử.
Bộ Công Thương sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông và các Bộ ngành, địa phương khác nhằm thúc đẩy việc này.
Bà Nguyễn Thị Minh Huyền - Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) khẳng định: Các sàn thương mại điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông đã có sự phối hợp rất tích cực với Bộ Công Thương trong việc đưa các sản phẩm nông sản của các địa phương lên sàn và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Tuy nhiên, việc tổ chức hỗ trợ tiêu thụ nông sản, hỗ trợ các hộ nông dân tổ chức phân phối nông sản, hàng hoá đặc sản địa phương trên thương mại điện tử là một quá trình liên quan tới các nội dung, phạm vi như nguồn cung hàng hóa các địa phương, quản lý chất lượng hàng hoá, phương án logistic cho hàng hóa trên thương mại điện tử…
Bên cạnh đó, việc đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử cần sự vào cuộc của các bộ ngành liên quan.
Từ ý kiến này, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải giao Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tiếp tục làm đầu mối phối hợp với các đơn vị của Bộ và Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thống nhất phương án hỗ trợ các hộ nông dân tổ chức phân phối nông sản, đặc sản địa phương trên các sàn thương mại điện tử cũng như từng bước tổ chức các hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá qua thương mại điện tử xuyên biên giới.
Bên cạnh đó, Cục phải phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tạo “luồng xanh” để các sàn thương mại điện tử cũng được đưa hàng hóa ngay vào tâm dịch, các địa phương đang triển khai Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với việc phối hợp trong thông tin truyền thông, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng, đây là một nội dung hết sức quan trọng và cần thiết.
Bộ Thông tin và Truyền thông cần định hướng các cơ quan báo chí, truyền thông xác định, thời điểm hiện tại là tình huống “không bình thường” nên việc một vài nơi xảy ra tình trạng thiếu hàng cục bộ, một số mặt hàng có thể tăng giá so với thời điểm bình thường là điều khó tránh khỏi.
Nhất trí với những giải pháp từ phía Bộ Công Thương, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Anh Tuấn cam kết các đơn vị chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương với nỗ lực cao nhất để triển khai hiệu quả các giải pháp vừa nêu./.
>>Phối hợp cùng doanh nghiệp lên phương án thu hoạch, tiêu thụ nông sản
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương đề xuất tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa thiết yếu
16:05' - 28/07/2021
Bộ Công Thương đề nghị Sở Công Thương các địa phương rà soát, tham mưu cho UBND tỉnh cho phép lưu thông khi thực hiện theo Chỉ thị số 16/CT-TTg đối với một số nhóm hàng hóa thiết yếu.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội dừng hoạt động với xe mô tô hai bánh kinh doanh vận tải hành khách và hàng hóa
21:56' - 27/07/2021
Ngày 27/7, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã ban hành văn bản về việc dừng hoạt động đối với xe mô tô hai bánh kinh doanh vận tải hành khách và hàng hóa để tăng cường việc phòng, chống dịch COVID- 19.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá gạo tại Nhật Bản tăng vọt thúc đẩy lạm phát leo thang
14:37'
Giá gạo tại Nhật Bản trong tháng 3/2025 đã tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, giữa bối cảnh lạm phát cơ bản tại nền kinh tế lớn thứ tư thế giới đang gia tăng.
-
Hàng hoá
Đưa cơ sở giết mổ nhỏ lẻ vào tập trung có kiểm soát
09:26'
Theo số liệu của UBND thành phố Hà Nội, hiện trên địa bàn có 718 cơ sở giết mổ, nhưng chỉ có 140 cơ sở được chính quyền địa phương cho phép hoạt động hoặc tạm thời cho phép hoạt động.
-
Hàng hoá
Giá dầu tiếp đà tăng khi nông sản sụt giảm
08:53'
Lực bán đang tăng mạnh trên thị trường năng lượng thế giới trước phản ứng tích cực về triển vọng thỏa thuận thương mại mới giữa Mỹ và EU thì nông sản lại có phiên giao dịch trầm lắng.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng hơn 3% nhờ hy vọng về thỏa thuận thương mại Mỹ-châu Âu
08:05'
Giá dầu chốt phiên 17/4 tăng hơn 3% nhờ những hy vọng về một thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).
-
Hàng hoá
Giá dầu nối dài đà tăng do lệnh trừng phạt Iran và OPEC siết nguồn cung
15:55' - 17/04/2025
Ông Sycamore cho rằng giá dầu WTI có thể tăng trở lại mức 65-67 USD/thùng nhưng sẽ khó để tăng cao hơn nữa.
-
Hàng hoá
Hàng chục nghìn đôi tất giả mạo thương hiệu nổi tiếng bị thu giữ tại Hà Nội
15:50' - 17/04/2025
Thời điểm kiểm tra, lực lượng quản lý thị trường phát hiện số lượng lớn sản phẩm dệt kim có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Adidas, Nike, Tommy Hilfiger, Asics, Yonex, NY và LA của công ty MLB.
-
Hàng hoá
Giá xăng dầu tiếp tục giảm 2 phiên liên tiếp
14:52' - 17/04/2025
Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4. Theo đó, giá các loại nhiên liệu gồm xăng RON95, E5RON92, dầu điêzen, dầu hoả tiếp tục giảm.
-
Hàng hoá
Xây dựng hệ sinh thái để sản phẩm Việt tiếp cận thị trường Halal
12:45' - 17/04/2025
Ngành kinh tế Halal đã trở thành phân khúc phát triển nhanh nhất trên thế giới với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 5,2%, có lợi nhuận và sức ảnh hưởng nhất trong kinh doanh thực phẩm toàn cầu hiện nay.
-
Hàng hoá
Giá hàng hóa đồng loạt tăng, chỉ số MXV-Index hồi phục
10:01' - 17/04/2025
Trên thị trường năng lượng, giá các mặt hàng năng lượng cũng như kim loại đồng loạt tăng mạnh. Động lực tăng giá đến từ các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ nhắm đến mặt hàng dầu thô Iran.