Giải pháp nào khắc phục đứt gãy chuỗi cung ứng?
Đứt gãy nguồn cung nguyên liệu trong sản xuất, kinh doanh không còn là chuyện mới đối với nhiều doanh nghiệp kể từ khi đại dịch COVID-19 diễn ra cho tới thời điểm này. Tình trạng giảm công suất, nguy cơ kéo dài thời gian sản xuất; thậm chí là chậm giao hàng đang ảnh hưởng đáng kể tới nền kinh tế đòi hỏi những giải pháp thích ứng kịp thời.
Theo Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI 2021) vừa được công bố gần đây cho thấy có tới 92% doanh nghiệp, cụ thể, 94% doanh nghiệp tư nhân trong nước và 86% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) đã xác nhận hoạt động của họ trong năm 2021 và những tháng đầu năm 2022 bị tác động tiêu cực bởi dịch COVID-19.
Giáo sư Edmund Malesky, Trưởng Nhóm nghiên cứu bộ Chỉ số PCI cho biết các doanh nghiệp xuất khẩu gặp nhiều khó khăn hơn trong việc quản lý và tham gia vào chuỗi cung ứng cũng như tiếp cận khách hàng quốc tế. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đều phản ánh, đạt mức doanh thu thấp nhất trong năm 2021 do những tác động của tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng. Các doanh nghiệp FDI xuất khẩu chịu thiệt hại lớn nhất với khoảng 56% báo lỗ. Các doanh nghiệp FDI định hướng thị trường nội địa cũng hoạt động kém hiệu quả hơn, với gần một nửa doanh nghiệp nhóm này báo lỗ. Các doanh nghiệp tư nhân trong nước cũng đang rất khó khăn. Gần 40% cả hai nhóm doanh nghiệp tư nhân trong nước xuất khẩu và định hướng thị trường nội địa báo cáo thua lỗ trong năm qua, cao hơn một chút so với năm 2020. Theo bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso), nhiều đối tác phía Trung Quốc đang thiếu container rỗng để chuyển hàng về, cộng thêm với nguồn cung khan hiếm do các nhà máy sản xuất phải tạm dừng hoạt động vì dịch COVID-19. Không có nguyên phụ liệu để sản xuất nên tiến độ giao hàng của các doanh nghiệp đang bị chậm lại. Khảo sát nhanh của Lefaso với các thành viên trong hiệp hội cho thấy, khoảng 70-80% doanh nghiệp vẫn còn nguyên liệu sản xuất trong vài tuần nữa. Hiện nay, với ngành da giày, các doanh nghiệp trong nước đã chủ động được khoảng 50% nguyên phụ liệu các loại; trong đó, ở phân khúc cao cấp, ước ảnh hưởng khoảng 20%. Sau COVID-19, thiệt hại nặng nhất là các doanh nghiệp sản xuất hàng thấp cấp, hoặc chuyên xuất qua khu vực biên mậu vì phải phụ thuộc 100% nguồn cung từ Trung Quốc do chi phí rẻ, bà Xuân phân tích. Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng dự báo ngành dệt may Việt Nam nói chung có thể đạt kim ngạch xuất khẩu 43 tỷ USD trong năm 2022.Vì thế giới dự báo tổng cầu dệt may năm 2022 tăng khoảng 3%. Cùng với đó, sau thời gian dịch bệnh vừa qua, việc giữ vị trí của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu cũng là một lợi thế. Việt Nam là điểm đến ưu tiên khi khách hàng lớn, đơn hàng lớn trên thế giới quay trở lại đặt hàng. Đây là 2 tiền đề khách quan do nội lực của ngành dệt may Việt Nam, sức hấp dẫn và việc cải thiện thị phần của dệt may Việt Nam trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, Chủ tịch HĐQT Vinatex cũng cho rằng còn rất nhiều thách thức liên quan tới việc thiếu hụt nguồn cung nguyên vật liệu sản xuất do bị đứt gãy chuỗi cung ứng. "Có rất nhiều yếu tố có thể làm thay đổi hoạch định, theo dự báo giá dầu trên thế giới có nhóm lên tới 140-150 USD/thùng thì kinh tế thế giới sẽ không có tăng trưởng- đây là kịch bản xấu với các ngành sản xuất, xuất khẩu phụ thuộc tổng cầu thế giới. Cũng có nhóm dự báo giá dầu ở mức 82-85 USD/thùng, thì có thể kinh tế thế giới tăng trưởng 4,1% so với 5,7% của năm trước. Mục tiêu Việt Nam đạt hơn 43 tỷ USD xuất khẩu dệt may là tương đối khả thi ở kịch bản này", ông Trường phân tích. Ngược lại, ở kịch bản xấu, đại diện Vinatex cho rằng, một trong những khâu tiết giảm chi tiêu đầu tiên là hàng hóa thời trang. Bài học năm 2020, khi thế giới bùng phát dịch COVID-19 và đóng cửa toàn cầu thì ngành dệt may thời trang giảm rất lớn. Mặc dù Việt Nam giảm không nhiều, khoảng 8-9% nhưng nhiều quốc gia đã có mức giảm sâu, như: Ấn Độ, Bangladesh giảm khoảng 20%, tổng cầu thế giới cũng giảm mạnh."Đây là những bất định chúng tôi vẫn đang theo dõi sát và tìm giải pháp xử lý phù hợp. Mặc dù hiện nay đơn hàng ký đến tháng 6, nhiều đơn hàng có đến hết năm nhưng chưa thể khẳng định kết quả năm nay sẽ hoàn thành tốt với mục tiêu đặt ra, bởi rủi ro và biến động thị trường đang diễn ra rất nhanh và phức tạp", Chủ tịch Vinatex chia sẻ.
Theo ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ Kỹ thuật Thương mại Nhất Tinh, cho tới thời điểm này dù doanh nghiệp đã phục hồi được 80% sản xuất nhưng Nhất Tinh vẫn đang loay hoay xoay xở với bài toán về chuỗi cung ứng.
“Chúng tôi đã từng bước khắc phục và vượt qua bằng nhiều cách khác nhau, như trao đổi, đàm phán với khách hàng để đa dạng hóa nguồn cung và xuất xứ nguyên vật liệu, nhà cung cấp. Hiện chúng tôi tạm thời giữ vững mức giá đầu ra để giữ chân khách hàng". Với nhiều doanh nghiệp, mục tiêu chính trong bối cảnh dịch bệnh gây đứt gãy chuỗi cung ứng không phải là lợi nhuận mà ưu tiên phục hồi sản xuất, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Trước thực tiễn của doanh nghiệp, ông Tuấn cho hay, để mua trước lượng lớn nguyên vật liệu và máy móc, linh kiện trong 6 tháng đòi hỏi lượng vốn không nhỏ.Do đó, doanh nghiệp đang rất mong mỏi nhận được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước thông qua cơ chế cho vay ưu đãi lãi suất để tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo đà cho giai đoạn phát triển sắp tới.
Theo ông Tuấn, trong bối cảnh này, các doanh nghiệp cần sự chủ động đàm phán, thu xếp vốn với ngân hàng. Song song đó, rất cần có gói cho vay ưu đãi lãi suất thấp để doanh nghiệp có vốn vay đặt hàng trước nguyên liệu với số lượng lớn nhằm giúp kéo giảm giá xuống, đồng thời có thể đa dạng hóa nguồn cung để hạn chế rủi ro./.- Từ khóa :
- doanh nghiệp
- chuỗi cung ứng
- vitatex
- dệt may
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Tình trạng phong tỏa tại Thượng Hải gây căng thẳng chuỗi cung ứng toàn cầu
06:30' - 17/05/2022
Tác động mạnh mẽ từ sự gián đoạn ở Trung Quốc có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến các cảng ở châu Âu và Mỹ khi tuyến hàng hóa đường biển bắt đầu hoạt động trở lại.
-
Kinh tế Thế giới
Xây dựng chuỗi cung ứng bền vững trong tương lai
07:52' - 15/05/2022
Bao giờ thì chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ phục hồi hoàn toàn sau những “cú sốc” của đại dịch và bất ổn địa chính trị?
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố vị thế chuỗi cung ứng của Việt Nam
07:51' - 15/05/2022
Trong bối cảnh dịch COVID-19 phức tạp, các doanh nghiệp Việt Nam đã rất linh hoạt trong tìm kiếm thị trường xuất khẩu thay thế cũng như trong đa dạng hóa nguồn cung nguyên vật liệu.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Walmart tiếp tục thống trị thị trường Mỹ
14:02'
Theo dữ liệu từ công ty phân tích người tiêu dùng Numerator, đây là năm thứ ba liên tiếp, cứ 5 USD người Mỹ chi tiêu cho hàng tạp hóa thì có hơn 1 USD được tiêu tại Walmart.
-
Doanh nghiệp
M&S thiệt hại hơn 900 triệu USD do bị tấn công mạng
13:19'
Một cuộc tấn công mạng đã gây thiệt hại gần 700 triệu bảng Anh (940 triệu USD) cho hãng bán lẻ Marks & Spencer (M&S) nổi tiếng của Anh.
-
Doanh nghiệp
5 năm liền EVNNPT được Fitch Ratings xếp hạng tín nhiệm BB+
13:19'
Theo Tổng giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT), trong 5 năm liên tiếp (2020-2025), EVNNPT được tổ chức Fitch Ratings xếp hạng tín nhiệm BB+.
-
Doanh nghiệp
Tập đoàn CMC dự kiến doanh thu từ thị trường Nhật Bản đến năm 2028 đạt 200 - 250 triệu USD
10:47'
Theo lãnh đạo Tập đoàn Công nghệ CMC, trong hành trình toàn cầu hóa, Nhật Bản luôn là thị trường chiến lược của CMC.
-
Doanh nghiệp
Phục vụ tốt nhất nhu cầu liên lạc của người dân trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
10:24'
Các Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội và Tổng công ty Viễn thông MobiFone đã chuẩn bị lỹ lưỡng, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt dịp lễ 30/4-1/5.
-
Doanh nghiệp
Đóng điện dự án đường dây 220kV Huội Quảng – Nghĩa Lộ và dự án Trạm biến áp 220kV Nghĩa Lộ
08:17'
Hai dự án sau khi hoàn thành giúp giải phóng công suất từ các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ khu vực Tây Bắc.
-
Doanh nghiệp
BIC đẩy mạnh số hóa dịch vụ bảo hiểm
11:44' - 28/04/2025
Từ 26/4/2025, ứng dụng bảo hiểm số MyBIC với giao diện hoàn toàn mới, thân thiện, dễ sử dụng sẽ chính thức ra mắt hướng tới các khách hàng quan tâm và sử dụng các dịch vụ của BIC.
-
Doanh nghiệp
Shein Group của Trung Quốc tăng giá nhiều sản phẩm tại Mỹ
08:06' - 28/04/2025
Công ty thời trang nhanh Shein Group Ltd. của Trung Quốc vừa tăng giá nhiều sản phẩm tại Mỹ, từ váy áo đến đồ dùng nhà bếp, trước khi các mức thuế mới nhập khẩu giá trị nhỏ chính thức có hiệu lực.
-
Doanh nghiệp
Hưng Yên mạnh dạn chuyển đổi phương thức tiếp thị, giới thiệu sản phẩm nông sản
08:00' - 28/04/2025
Tận dụng các nền tảng mạng xã hội, thời gian qua, nhiều nông dân Hưng Yên đã mạnh dạn chuyển đổi phương thức tiếp thị, giới thiệu sản phẩm nông sản.