Giải pháp nào tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm?
Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng, cần quyết liệt thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 ngay từ đầu năm để tạo động lực, bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt và vượt mục tiêu đề ra.
Theo đó, cần thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, gắn trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị với kết quả giải ngân; kiên quyết cắt giảm, điều chuyển vốn của các bộ, ngành, địa phương và các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp sang các bộ, ngành, địa phương và các dự án có khả năng tốt hơn.
Xác định việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị, trọng tâm trong năm 2021, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, Bộ Tài chính đang xây dựng Chương trình công tác với nhiều giải pháp cụ thể. Trước hết, về xây dựng chế độ, chính sách, Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ ban hành trong quý I/2021 Nghị định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công nhằm tạo khung khổ pháp lý đồng bộ về quản lý, thanh toán, quyết toán các dự án đầu tư công theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đầu tư công và pháp luật liên quan.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính tiếp tục minh bạch hóa quy trình thanh toán, quyết toán, quy định rõ trách nhiệm giữa chủ đầu tư, các đơn vị liên quan và cơ quan thanh toán trong quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư.
Về các chính sách khác, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết sẽ tích cực phối hợp với các bộ, ngành, địa phương rà soát các khó khăn, vướng mắc liên quan đến pháp luật về Ngân sách nhà nước, đầu tư công, xây dựng, quy hoạch,..., kiến nghị hướng dẫn rõ hoặc sửa đổi, bổ sung bảo đảm đồng bộ, tránh chồng chéo, thuận lợi cho quá trình triển khai các chương trình, dự án đầu tư công.
Cơ quan tài chính cũng thực hiện kịp thời việc kiểm tra phân bổ vốn của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương nhằm đảm bảo việc giao kế hoạch vốn theo đúng Nghị quyết của Quốc hội, quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, kịp thời đôn đốc các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện việc phân bổ chi tiết đến từng chủ đầu tư, từng dự án và nhập dự toán trên hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (Tabmis) để đảm bảo nguồn vốn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu giải ngân của các dự án.
Ngành tài chính chủ động theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện và giải ngân nguồn vốn đầu tư công để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền hoặc báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phục vụ kịp thời công tác chỉ đạo điều hành đẩy nhanh tiến độ giải ngân, nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư công.
Người đứng đầu ngành tài chính cũng khẳng định, đầu tư công có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương cũng như của cả nước. Với vai trò là cơ quan tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư công, Bộ Tài chính đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp để góp phần thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.
Đó là, chủ động rà soát sửa đổi cơ chế kiểm soát thanh toán vốn đầu tư để phù hợp với yêu cầu cải cách thủ tục hành chính và quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công; đơn giản hóa thủ tục kiểm soát chi với nguyên tắc thanh toán trước, kiểm soát sau; rút ngắn thời gian kiểm soát thanh toán từ 7 ngày xuống còn 1 đến 3 ngày làm việc; rút ngắn thời gian rút vốn nước ngoài chỉ còn 1 ngày; tăng cường thực hiện kiểm soát chi, rút vốn và giải ngân qua hệ thống công nghệ thông tin,…
Bộ Tài chính cũng ban hành các văn bản gửi các Bộ, ngành, địa phương triển khai việc phân bổ kế hoạch vốn đầu tư cho các dự án; nhập hết kế hoạch vốn đầu tư lên hệ thống Tabmis để làm cơ sở kiểm soát, thanh toán vốn. Đồng thời, hướng dẫn công tác kéo dài thời gian thực hiện và thanh toán kế hoạch vốn đầu tư bổ sung từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2018 sang năm 2020; có các văn bản hướng dẫn tháo gỡ vướng mắc về giải ngân các dự án ODA chuyển từ cơ chế ghi thu ghi chi sang giải ngân theo cơ chế trong nước theo Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 14/7/2020 của Chính phủ.
Nhờ đó, tốc độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 đã có sự chuyển biến tích cực so với năm 2019. Ước tính đến ngày 31/12/2020, chi đầu tư phát triển đạt 82,8% dự toán (cùng kỳ đạt 62,9%)./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội: Giải ngân vốn đầu tư công sẽ ở Top khá của cả nước
22:14' - 20/01/2021
Thành phố Hà Nội phấn đấu đến ngày 31/1 sẽ giải ngân được 93% vốn đầu tư công năm 2020 trên địa bàn ở Top khá so với cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Chạy đua giải ngân vốn đầu tư công
16:07' - 14/01/2021
Giải ngân vốn đầu tư công được xem là một trong những giải pháp căn cơ trong thúc đẩy nền kinh tế phát triển trong bối cảnh dịch COVID-19.
-
Tài chính
Giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài tại địa phương đã tăng
19:24' - 07/12/2020
Tính đến hết ngày 30/11, tình hình giải ngân nguồn đầu tư công của ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương đạt tỷ lệ 41% so với dự toán (điều chỉnh).
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Hàn Quốc bổ sung 62.000 tỷ won hỗ trợ tiểu thương bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
15:48'
Đây là khoản ngân sách bổ sung đầu tiên dưới thời Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol và là khoản ngân sách thứ 8 và lớn nhất kể từ khi đại dịch bùng phát.
-
Tài chính
Mỹ ngừng đánh thuế thép nhập khẩu từ Ukraine trong một năm
11:45'
Theo hãng tin Sputnik ngày 28/5, Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa thông báo tạm ngừng áp thuế ở mức 25% dành cho thép và các sản phẩm từ thép nhập khẩu từ Ukraine trong vòng một năm.
-
Tài chính
Cyprus giảm thuế VAT với điện và tăng lương hưu
08:20'
Với gói hỗ trợ có chi phí ước tính ở mức 103 triệu euro (tương đương khoảng 110 triệu USD), thuế VAT đối với các hóa đơn điện sẽ được giảm từ mức tiêu chuẩn 19% xuống còn 10% cho đến ngày 31/8.
-
Tài chính
Kế hoạch đánh thuế xa xỉ phẩm của Chính phủ Canada gây nhiều tranh cãi
08:02'
Thuế đánh vào hàng xa xỉ theo kế hoạch của chính phủ liên bang sẽ khiến doanh số bán ô tô, tàu thuyền và máy bay giảm tổng cộng hơn 600 triệu CAD (khoảng 471 triệu USD) mỗi năm.
-
Tài chính
Các hiệp hội Mỹ hối thúc hạn chế thuế quan với hàng hóa Trung Quốc
09:55' - 28/05/2022
Các nhà sản xuất khẳng định, trong bối cảnh các chi phí đầu vào đều đang tăng đột biến, thị trường toàn cầu thiếu sự ổn định, việc loại bỏ các biện pháp thuế sẽ ngay lâp tức giảm bớt gánh nặng.
-
Tài chính
Nỗ lực mới của Anh để kiềm chế lạm phát
07:36' - 27/05/2022
Bộ trưởng Tài chính Vương quốc Anh Rishi Sunak ngày 26/5 thông báo gói hỗ trợ cho người tiêu dùng bị ảnh hưởng của chi phí năng lượng tăng, với một loại thuế tạm thời đánh vào các tập đoàn dầu lửa.
-
Tài chính
Thâm hụt ngân sách của Mỹ dự kiến giảm xuống mức 1.000 tỷ USD
12:50' - 26/05/2022
Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ ngày 26/5 cho biết thâm hụt ngân sách của Chính phủ Mỹ trong tài khóa hiện tại (kết thúc vào ngày 30/9) được dự báo sẽ giảm mạnh nhưng vẫn ở mức cao là 1.000 tỷ USD.
-
Tài chính
Dự thảo ngân sách bổ sung của Hàn Quốc vẫn chưa "ngã ngũ"
08:49' - 26/05/2022
Các đảng phái tại Hàn Quốc đã thất bại trong việc đạt được thỏa thuận về dự thảo ngân sách bổ sung do chính phủ đề xuất nhằm hỗ trợ các tiểu thương chịu ảnh hưởng nặng bởi đại dịch COVID-19.
-
Tài chính
Các quỹ vĩ mô toàn cầu “tỏa sáng” trong ngành đầu tư rủi ro toàn cầu
22:08' - 25/05/2022
Các quỹ đầu cơ rủi ro đặt cược vào trái phiếu, tiền tệ, cổ phiếu và hàng hóa nằm trong số những người hưởng lợi nhất kể từ đầu năm nay.