Giải pháp nào thúc đẩy mua sắm công xanh trong hoạt động đầu tư công?
Sáng 10/10, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) tổ chức Hội thảo về “Giải pháp thúc đẩy mua sắm công xanh trong hoạt động đầu tư công”.
Phát biểu tại hội thảo, ông Đặng Đức Anh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển bền vững, tăng trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn đang là một giải pháp tất yếu trước những tác động ngày càng hiện hữu của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên... Cùng với việc đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển bền vững/tăng trưởng xanh, carbon thấp, Việt Nam đã liên tục cập nhật các chiến lược, kế hoạch và chương trình hướng tới một nền kinh tế xanh, carbon thấp, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu tại Quyết định số 888/QĐ-TTg, ngày 25/7/2022; Chiến lược và kế hoạch hành động Quốc gia tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành; Quyết định số 687/QĐ-TTg, ngày 07/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam. Đặc biệt, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang soạn đề cương sửa đổi Luật Đấu thầu 2013, theo đó sẽ bổ sung nội dung mua sắm công xanh nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, tăng trưởng xanh. Để có căn cứ khoa học và thông tin giúp Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo Luật Đấu thầu sửa đổi và các văn bản hướng dẫn, GIZ hỗ trợ CIEM thực hiện nghiên cứu “Giải pháp thúc đẩy mua sắm công xanh trong hoạt động đầu tư công”.
Phân tích kết quả báo cáo, ông Hồ Công Hòa, Phó trưởng ban, Ban nghiên cứu các vấn đề xã hội của CIEM cho biết, mua sắm công xanh có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành thị trường xanh ở nước ta.
Tổng chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2015-2020 chiếm khoảng 25,9-30,2% GDP, trong đó chi đầu tư phát triển trung bình khoảng 19,7-30,8% tổng ngân sách nhà nước; tổng gói thầu mua sắm công chiếm trung bình khoảng 12,5% GDP, trong đó giá trị mua sắm thường xuyên từ vốn nhà nước chỉ chiếm trung bình khoảng 27,4% tổng giá thầu và chi cho đầu tư phát triển chiếm tới 72,6%. “Với vị trí và vai trò đó, Việt Nam đã ban hành các chính sách về mua sắm xanh, mua sắm công xanh, từng bước hình thành được thị trường mua sắm xanh. Các yêu cầu về bảo vệ môi trường đã được đề cập trong các hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu đối với nhà đầu tư và nhà thầu”, ông Hòa cho hay. Tuy nhiên, các quy định mới chủ yếu yêu cầu giải pháp hạn chế các tác động đến môi trường của dự án, đặc biệt là giai đoạn thi công. Cùng với đó, mặc dù một số hồ sơ về mua sắm có quy định yêu cầu nhà thầu cung cấp các thông tin về môi trường. Tuy nhiên, mới nêu ra trong trường hợp có yêu cầu mua sắm bền vững, mà chưa có các tiêu chí cụ thể, cách thức lồng ghép vào các hồ sơ và đánh giá hồ sơ thầu chưa được thể hiện trong hồ sơ yêu cầu sơ tuyển cho đến hồ sơ mời thầu. Các yếu tố liên quan đến đầu vào, phân tích chi phí lợi ích mở rộng (chi phí lợi ích đối với môi trường và khí hậu) chưa được đề cập. Để có thể triển khai chính sách mua sắm công xanh vào thực tế, ông Hồ Công Hòa đề xuất, cần có quy định trực tiếp điều chỉnh hoạt động mua sắm công xanh, như bắt buộc và khuyến khích lồng ghép các tiêu chí môi trường vào quá trình mua sắm công để phân tích, đánh giá lựa chọn được đầu tư, lựa chọn nhà thầu (gọi chung là nhà thầu) tốt nhất. Tuy nhiên, để có kết quả tốt nhất trong lựa chọn nhà thầu, cần tổ chức điều tra, đánh giá doanh nghiệp xanh, khả năng cung ứng hàng hóa và dịch vụ xanh của thị trường, đặc biệt là khả năng của các doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh đó, Chính phủ cần thể chế hóa chính sách mua sắm công xanh, nhằm tạo ra những công cụ chính sách quan trọng để thúc đẩy mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững. Chính sách phải đảm bảo công khai, minh bạch và không phân biệt đối xử.Cùng với đó, Chính phủ ban hành các chính sách bắt buộc, ưu đãi, khuyến khích và tạo ra sự thay đổi từ nhận thức đến hành động của doanh nghiệp về sản xuất và tiêu dùng bền vững/xanh; đồng thời, cần có thêm các chương trình, chính sách ưu đãi cho mua sắm công xanh.
Mặt khác, đẩy mạnh sản xuất trong nước, thúc đẩy nghiên cứu đổi mới sáng tạo, đổi mới công nghệ và đổi mới sản phẩm hướng tới xanh và bền vững; thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, đặc biệt là kinh doanh tuần hoàn. Ngoài ra, các bộ, ngành và địa phương cần lồng ghép các chỉ tiêu tăng trưởng xanh và đặc biệt là các chỉ tiêu về chi tiêu công theo tiêu chuẩn xanh vào lập dự toán ngân sách hàng năm và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm. Đồng thời, tập trung phân tích, đánh giá lợi ích - chi phí tổng thể, có tính tới các yếu tố quan trọng như hiệu quả sử dụng nguồn lực, chi phí môi trường và tính bao trùm trong đề xuất các dự án đầu tư và các dự án cung cấp sản phẩm và dịch vụ công…/.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Triển khai kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh trong nông nghiệp
14:31' - 30/09/2022
Phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn, phát thải các bon thấp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng, giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng trưởng xanh sẽ góp phần nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế
13:16' - 24/09/2022
Việt Nam là một trong những quốc gia trong khu vực sớm tiếp cận với mô hình tăng trưởng xanh và tiềm năng thu hút vốn cho tăng trưởng xanh cho Việt Nam là rất lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Đức thúc đẩy kết nối khởi nghiệp và đầu tư cho tăng trưởng xanh
09:32' - 15/09/2022
Đức là một trong những đối tác quan trọng nhất của Việt Nam tại Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam là thành đối tác thương mại lớn nhất của Đức trong ASEAN.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV: Vốn FDI là cơ hội nhưng không phải động lực chính cho kỷ nguyên vươn mình
10:18'
Sáng 5/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước
07:56'
Sáng 5/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương.
-
Kinh tế Việt Nam
Vinh danh 190 doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
22:42' - 04/11/2024
Tối 4/11, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia diễn ra Lễ Công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên xanh”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xử lý dứt điểm tàu cá "03 không" trước ngày 20/11
20:55' - 04/11/2024
Trong tháng 11 mở đợt cao điểm đồng loạt triển khai lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát xử lý tàu cá "3 không", tàu cá không đủ điều kiện tham gia hoạt động khai thác thủy sản trái phép...
-
Kinh tế Việt Nam
Ra mắt Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Bỉ
20:41' - 04/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, tối 3/11, tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam ở Brussels, Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Bỉ (VBAB) đã chính thức được thành lập.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Đà Nẵng tạo đà tăng trưởng trong những tháng cuối năm
20:29' - 04/11/2024
Tình hình xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố 10 tháng năm 2024 có những chuyển biến tích cực và đạt được nhiều kết quả khả quan.
-
Kinh tế Việt Nam
Bà Nguyễn Hải Trâm giữ chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Tiền Giang
20:04' - 04/11/2024
Bà Nguyễn Hải Trâm, Phó Viện trưởng Thường trực Viện Kiểm sát nhân dân tối cao được điều động giữ chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Tiền Giang nhiệm kỳ 2020-2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Ninh Bình có Giám đốc Công an tỉnh mới
18:59' - 04/11/2024
Chiều 4/11, Công an tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho các dự án quan trọng quốc gia
17:40' - 04/11/2024
Chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là một trong những nội dung quan trọng được các đại biểu bàn thảo.