Giải pháp xuất khẩu thủy sản thông qua áp dụng tiêu chuẩn quốc tế
Đây là nhận định của các chuyên gia tại “Hội thảo quy định và tiêu chuẩn quốc tế áp dụng đối với mặt hàng nông sản, thủy sản, thủ công mỹ nghệ và nội thất” do Bộ Công Thương tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh, ngày 28/9.
Ông Trần Ngọc Quân, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ, Bộ Công Thương cho biết, nông lâm thủy sản đang là những mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng khá cao, đặc biệt là thủy sản. Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam hiện nay là Trung Quốc, EU, Hoa kỳ, ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Theo ông Quân, sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam hiện đang có nhiều lợi thế cạnh tranh về mặt giá cả do được hưởng ưu đãi thuế quan trong các Hiệp định thương mại tự do đã tham gia.
Tuy nhiên lại đối mặt với không ít khó khăn về mặt tiêu chuẩn kỹ thuật mà các nước phát triển đưa ra; trong đó có nhiều chỉ tiêu về dư lượng mang tính lý thuyết và rất khó thực hiện trên thực tế.
Về nguyên tắc, các quốc gia được quyền đề ra các tiêu chuẩn, chứng nhận cho sản phẩm nhập khẩu để đảm bảo chất lượng sản phẩm và bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.
Nhưng trong thực tế, nhiều quốc gia đã tận dụng điều này để thiết lập các hàng rào kỹ thuật và thực hiện các giải pháp phòng vệ thương mại nhằm hạn chế hoặc ngăn chặn việc nhập khẩu mặt hàng nào đó.
Bên cạnh đó, ngành thủy sản cũng đang đứng trước giai đoạn thị trường có nhiều biến động, các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc liên tục thay đổi chính sách thương mại theo xu hướng bảo hộ như dựng hàng rào thuế quan, rút khỏi các Hiệp định thương mại tự do, gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại.
Sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước xuất khẩu có nguồn cung tương tự cũng như xu hướng tiêu dùng có nhiều biến động.
Trong khi phần lớn sản phẩm thủy sản của Việt Nam vẫn đang xuất khẩu ở dạng thô hoặc sơ chế dẫn đến năng lực xuất khẩu rất bấp bênh.
Ông Đinh Xuân Lập, Phó Giám đốc Trung tâm hợp tác quốc tế Nuôi trồng và Khai thác thủy sản bền vững (ICAfis) cho biết, với chủ trương thúc đẩy phát triển thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, hoạt động nuôi trồng thủy sản đang có những bước phát triển mạnh; trong đó tôm nước lợ và các tra là hai sản phẩm xuất khẩu chủ lực với sản lượng liên tục tăng cao, trung bình gần 13%/năm.
Tôm và cá tra cũng là hai sản phẩm quan trọng đóng góp đáng kể vào việc đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đứng đầu về nuôi trồng thủy sản toàn cầu.
Song song đó, ngành thủy sản Việt Nam cũng đang phải đương đầu với không ít khó khăn về cạnh tranh trên thị trường quốc tế, những rào cản kỹ thuật về vệ sinh an toàn thực phẩm và những thách thức từ nội tại của hệ thống quản lý nhà nước về thủy sản.
Theo ông Đinh Xuân Lập, theo yêu cầu của các nhà mua hàng quốc tế, nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam đang áp dụng khá nhiều và đa dạng các hệ thống chứng nhận như GAP, GlobalGAP, FOS, ASC, NATURALLAND…
Đặc điểm chung của các tiêu chuẩn này là đều tập trung vào các tiêu chí đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường, an toàn xã hội và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.
Tuy nhiên các hệ thống này mới chỉ được áp dụng nhiều ở các trại nuôi quy mô lớn (trại nuôi công ty) còn các trại nuôi quy mô nhỏ của hộ gia đình có số lượng áp dụng chưa nhiều.
Đây là nguyên nhân khiến chất lượng thủy sản Việt Nam không đồng đều, dẫn đến khó mở rộng thị phần ở các thị trường lớn cũng như tiếp cận các thị trường mới.
Các chuyên gia cho rằng, xu hướng kiểm soát nhập khẩu phổ biến của các thị trường lớn trên thế giới là truy xuất nguồn gốc theo chuỗi từ con giống đến thức ăn, vùng nuôi, nhà máy chế biến và khâu phân phối ra thị trường. Các chứng nhận hướng tới sự bền vững cũng được người tiêu dùng ưa chuộng nên sẽ phát triển mạnh.
Bên cạnh đó, các nhà mua hàng quốc tế sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh theo chuỗi có trách nhiệm. Vì vậy, để phát triển bền vững, ngành thủy sản cần gắn kết chuỗi sản xuất theo hướng bền vững về mặt môi trường, xã hội và tăng cường gắn kết người sản xuất quy mô nhỏ với toàn bộ chuỗi giá trị sản phẩm.
Ông Phạm Minh Luận, Công ty Chứng nhận KNA cho biết, mỗi thị trường có các tiêu chí ưu tiên khác nhau trong việc đánh giá chất lượng sản phẩm, sản phẩm đã xuất khẩu vào Mỹ chưa chắc đã phù hợp để tiếp cận thị trường EU và ngược lại.
Do đó, muốn đẩy mạnh xuất khẩu, Việt Nam phải quy hoạch, tổ chức các chuỗi nuôi trồng, chế biến theo yêu cầu, chứng nhận của từng thị trường đích cụ thể.
Đối với các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi sản xuất thủy sản, cần thường xuyên đào tạo, nâng cao nhận thức cho công nhân, người lao động trong việc thực hành quy trình quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm.
Đồng thời cần chủ động tham gia các hoạt động chia sẻ thông tin, cập nhật các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng mới, nắm bắt nhu cầu thị trường để có chiến lược phát triển phù hợp./.
- Từ khóa :
- xuất khẩu thủy sản
- thủy sản việt nam
- cá tra
- giá cá tra
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Xuất khẩu cá tra sang Mỹ: Doanh nghiệp vẫn "đối mặt" với trở ngại
19:00' - 18/09/2018
Theo VASEP, chỉ khi nào phía Mỹ bãi bỏ việc thực hiện Chương trình Thanh tra cá da trơn và xoá thuế chống bán phá giá thì mới thúc đẩy xuất khẩu hơn nữa ở thị trường này.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủy sản Việt Nam theo xu hướng tiêu dùng thế giới
15:55' - 14/09/2018
Để nắm bắt tốt cơ hội từ sự thay đổi xu hướng tiêu dùng, thủy sản Việt Nam phải tập trung giải quyết vấn đề căn bản từ sản xuất, chế biến cho tới tiếp thị và xây dựng thương hiệu sản phẩm.
-
Kinh tế & Xã hội
Xuất khẩu cá tra sang EU có dấu hiệu "ấm dần"
17:26' - 16/08/2018
Ngay từ đầu năm 2018, các doanh nghiệp trong ngành cá tra đã xác định vấn đề truyền thông “bôi xấu” sẽ tiếp tục là một trong những thách thức lớn nhất của ngành hàng này ở thị trường EU.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.