Giải quyết điểm nghẽn về hạ tầng giao thông vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, ngày 10/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội và dự án đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; Chủ trương đầu tư các dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (giai đoạn 1); Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1); Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1); dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa.
Tờ trình Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hai dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội và đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh nêu rõ: Đây là hai dự án có vai trò liên kết vùng, thúc đẩy phát triển đô thị hóa, có ý nghĩa rất lớn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.Việc đầu tư hoàn thành hai dự án này sẽ góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tăng khả năng kết nối giao thông giữa các tỉnh trong vùng, phù hợp với Quy hoạch giao thông quốc gia, giúp mở rộng không gian phát triển, kéo giãn mật độ dân cư khu vực nội thị, giảm áp lực cho giao thông nội đô và các tuyến đường hiện hữu.
Theo đề xuất của Chính phủ, dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội có chiều dài 112,8 km, gồm 103,1 km đường Vành đai 4 và 9,7 km tuyến nối theo hướng cao tốc Nội Bài - Hạ Long, đi qua địa phận thành phố Hà Nội (58,2 km); Hưng Yên (19,3 km); Bắc Ninh (dài 25,6 km).Dự án đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh dài 76,34 km, đi qua địa phận Thành phố Hồ Chí Minh (47,51 km); Đồng Nai (11,26km); Bình Dương (10,76 km); Long An (6,81 km).
Đối với dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, sơ bộ tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 85.813 tỷ đồng, sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước và vốn BOT của nhà đầu tư, trong đó vốn BOT 29.447 tỷ đồng. Dự án đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, sơ bộ tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 75.378 tỷ đồng, sử dụng toàn bộ vốn ngân sách nhà nước, trong đó ngân sách Trung ương là 38.741 tỷ đồng. Trình bày trước Quốc hội tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể đã nêu rõ sự cần thiết đầu tư các dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (giai đoạn 1); Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1); Biên Hòa -Vũng Tàu (giai đoạn 1).Theo đó, việc sớm đầu tư ba dự án nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và nghị quyết, thông báo của Bộ Chính trị; đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao, giải quyết điểm nghẽn về hạ tầng giao thông vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phát huy tiềm năng, khai thác lợi thế của vùng Tây Nguyên, vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Bên cạnh đó, cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia nói chung và các vùng Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long nói riêng; tạo tiền đề, động lực, không gian mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, xóa đói giảm nghèo...
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu dài 53,7 km, qua hai tỉnh, kết nối thành phố Biên Hòa với cảng biển Cái Mép - Thị Vải; đầu tư giai đoạn 1 với quy mô 4 - 6 làn xe. Dự án đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột dài 117,5 km, qua hai tỉnh, kết nối thành phố Buôn Ma Thuột với cảng biển Nam Vân Phong; đầu tư giai đoạn 1 với quy mô 4 làn xe. Dự án đường cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng dài 188,2 km, qua 4 tỉnh/thành phố, kết nối thành phố Châu Đốc với cảng biển Trần Đề; đầu tư giai đoạn 1 với quy mô 4 làn xe. Về hình thức đầu tư, đối với dự án Biên Hòa - Vũng Tàu, Chính phủ kiến nghị đầu tư Dự án theo hình thức đầu tư công; sau khi đưa vào khai thác sẽ thu phí để hoàn trả vốn ngân sách nhà nước. Hình thức này bảo đảm tiến độ dự án và vẫn phù hợp với định hướng huy động nguồn lực xã hội. Dự án Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột và Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, mặc dù mang lại lợi ích kinh tế - xã hội rất lớn nhưng phương án tài chính hoàn vốn từ thu phí không khả thi, tỷ lệ vốn nhà nước tham gia vượt quá quy định của pháp luật. Do vậy, Chính phủ lựa chọn hình thức đầu tư công; sau khi hoàn thành sẽ thu phí để hoàn trả vốn ngân sách nhà nước. Việc xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa nhằm tạo công cụ pháp lý hữu hiệu để phát huy mọi tiềm năng, lợi thế tạo đột phá về phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 như mục tiêu Bộ Chính trị đã đề ra. Dự thảo Nghị quyết gồm 10 chính sách, quy định về Quản lý tài chính, ngân sách nhà nước (gồm 4 chính sách ); về quản lý quy hoạch; về quản lý đất đai (gồm 02 chính sách); tách dự án giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư công; thu hút đầu tư trong Khu Kinh tế Vân Phong; về phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển tại tỉnh Khánh Hòa./.>>>Xử lý dứt điểm vướng mắc tại các dự án BOT ngay trong năm 2022
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cử tri bày tỏ ý kiến về phiên chất vấn liên quan đến giao thông vận tải
18:27' - 09/06/2022
Chiều 9/6, Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV tiếp tục nội dung chất vấn và trả lời chất vấn liên quan đến nhóm vấn đề về lĩnh vực giao thông vận tải.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV: Lĩnh vực giao thông vận tải rất khó kêu gọi đầu tư PPP
16:25' - 09/06/2022
Đối với ngành giao thông có những dự án lớn lên tới 7.000 tỷ đồng, do vậy, việc huy động PPP sẽ rất lớn, rất khó. Do đó, đầu tư PPP trong lĩnh vực giao thông cần rà soát để tiếp tục tháo gỡ vướng mắc.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV: Có thể dùng cát biển cho các công trình giao thông trọng điểm
12:15' - 09/06/2022
Bộ Giao thông Vận tải đang phối hợp với Bộ Tài nguyên Môi trường khảo sát, đồng thời tập trung đánh giá tác động môi trường và có thể dùng cát biển trải phía dưới công trình, lớp mặt dùng cát sông.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đã dừng tàu liên vận quốc tế Hà Nội - Nam Ninh (MR1)
09:44'
Theo báo cáo của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, ngành đường sắt đã dừng tàu liên vận quốc tế Hà Nội - Nam Ninh (MR1). Các tuyến tàu khác đang được khai thác bình thường.
-
Kinh tế Việt Nam
Hàng không điều chỉnh lịch khai thác tại sân bay Vân Đồn, Cát Bi, Thọ Xuân ngày 22/7
09:35'
Cảng Hàng không quốc tế Vân Đồn từ 23 giờ ngày 21/7/2025 đến 12 giờ ngày 22/7/2025; Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi từ 23 giờ ngày 21/7/2025 đến 12 giờ ngày 22/7/2025
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng ban hành kế hoạch nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội
08:51'
Thủ tướng vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế và Khu công nghiệp tỉnh Khánh Hòa
22:13' - 21/07/2025
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1570/QĐ-TTg ngày 21/7/2025 về việc thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế và Khu công nghiệp tỉnh Khánh Hòa.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội chỉ đạo đảm bảo an toàn các công trình xây dựng, nhà ở, công sở
21:59' - 21/07/2025
Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố chỉ đạo các nhà thầu thực hiện phương án phòng chống thiên tai, lụt, bão theo phương châm 4 tại chỗ.
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Ninh tạo thuận lợi cho Samsung Việt Nam phát triển kinh doanh
21:49' - 21/07/2025
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn khẳng định, Bắc Ninh cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho Samsung Việt Nam trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh tại địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoa Kỳ rà soát thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp một số sản phẩm từ Việt Nam
21:04' - 21/07/2025
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã đăng thông báo về việc rà soát hành chính đối với một số sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đang bị áp thuế chống bán phá giá /chống trợ cấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạm đóng cửa sân bay Vân Đồn và Cát Bi từ 23 giờ ngày 21/7
20:56' - 21/07/2025
Để ứng phó với bão số 3, Cảng Hàng không quốc tế Vân Đồn tạm đóng cửa từ 23 giờ ngày 21/7 đến 12 giờ ngày 22/7; Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi từ 23 giờ ngày 21/7 đến 12 giờ ngày 22/7.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhu cầu sử dụng xe đưa rước cán bộ tại TP. Hồ Chí Minh có xu hướng tăng
20:49' - 21/07/2025
Nhu cầu sử dụng xe đưa rước cán bộ tại Thành phố Hồ Chí Minh có xu hướng tăng sau hợp nhất Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu.